Turner

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
PHẦN MỞ ĐẦU
PHẦN NỘI DUNG
Chương 1: Bản chất của văn học và điện ảnh
1. Bản chất của văn học
1.1. Thuật ngữ Việt Nam
1.2. Đặc trưng ngôn ngữ văn học
2. Bản chất của điện ảnh
2.1. Thuật ngữ điện ảnh
2.2. Đặc trưng ngôn ngữ điện ảnh
3. Vài nét so sánh giữa văn học và điện ảnh
Chương 2: Mối quan hệ sâu sắc giữa văn học và điện ảnh
1. Văn học - nguồn nguyên liệu dồi dào của điện ảnh
2. Kịch bản điện ảnh - sản phẩm của sự giao thoa giữa văn học và điện ảnh
2.1. Kịch bản điện ảnh và những quan niệm
2.2. Vấn đề chuyển thể từ tác phẩm văn học sang kịch bản điện ảnh
Chương 3: Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản phim truyện trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo.
1. Những điểm tương đồng giữa hai thể loại
2. Từ truyện ngắn đến kịch bản điện ảnh - một bước biến thể độc đáo.
2.1. Về hình thức trình bày
2.2. Về nội dung biểu hiện
PHẦN KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO

Tuy nhiên, thoại không bao giờ đứng hàng đầu về tầm quan trọng. Hiệu quả âm thanh luôn luôn là trung tâm cho các trường đoạn hành động. Hiệu quả âm thanh là kết quả của những rung ngân trong không khí. Biên độ hay chiều rộng của những rung ngân khiến chúng ta cảm nhận được sự ồn ào hay âm lượng. Tiếng động bao gồm loại có quan hệ với thiên nhiên (như tiếng gió thổi, mưa rơi, tiếng chim hót…) hay tiếng động do con người tạo ra (tiếng vó ngựa, tiếng giày dép đi trên sàn nhà…).
Trong các phương pháp biểu hiện bằng âm thanh thì âm nhạc góp phần thi vị nhất. Âm nhạc phụ trợ cho hành động phim, mạnh hơn loại điển hình nhất của âm thành ngoài truyện phim. Nó có khả năng làm tăng ấn tượng của người xem lên gấp nhiều lần và gợi lên ở anh ta một cảm giác nhất định. “Bằng việc xếp đặt lại trật tự và thay đổi các motif âm nhạc, nhà làm phim có thể so sánh một cách tinh tế các cảnh, truy tìm các mẫu hình phát triển và khơi gợi những ý nghĩa ẩn tàng” [ 2 ; 513 ].
Âm thanh đã đem lại cho nghệ thuật điện ảnh một khả năng hoàn thiện tuyệt vời. Nó có chức năng tương tác bởi các kỹ thuật khác và với cả hình thức tự sự. Đồng thời âm thanh còn tích cực giúp chúng ta tiếp nhận và diễn giải các hình ảnh trên màn hình, tạo tiết tấu nhanh hay chậm và thể hiện không gian, thời gian của bộ phim.
2.2.3. Montage (dựng phim):
Tác phẩm điện ảnh gồm nhiều cảnh phim được quay. Nhưng thực chất của nghệ thuật điện ảnh không phải chỉ có vậy, cái quan trọng không chỉ là những yếu tố tạo thành tác phẩm mà còn ở cách phối hợp các yếu tố ấy lại với nhau thành một thể thống nhất hoàn chỉnh. Đó chính là montage - dựng phim.
Trong điện ảnh, phương pháp dựng phim là sự kết hợp các cảnh phim lại với nhau, là sự sắp xếp những khuôn hình của phim trong một trật tự nhất định và nối tiếp nhau. Nếu với thơ ca, đề tài chung kết hợp những hình tượng ngôn ngữ rời rạc (những yếu tố của tác phẩm thơ ca) lại với nhau thì trong điện ảnh, việc dựng phim không phải chỉ là biện pháp liên kết các cảnh phim riêng lẻ lại với nhau, nó còn là một biện pháp mạnh mẽ nhất nhằm lý giải cuộc sống theo quan điểm cách tân trong nghệ thuật điện ảnh. Nhà lý thuyết và đạo diễn vĩ đại Liên Xô, V. Puđopkin đã nói: việc dựng phim tạo khả năng “biến mối liên hệ ẩn dấu bên trong các hành động thực tế thành mối liên hệ dường như bộc lộ rõ ra ngoài, có thể nhìn thấy được, có thể trực tiếp cảm thụ được mà không cần giải thích. Khi trên màn ảnh ta thấy cảnh hàng đụn lúa mì cao vút đang bị đốt cháy chỉ vì những nguyên nhân buôn bán cạnh tranh nhau bên cạnh những đứa bé của các nông dân nông trường bần cùng mệt lả vì đói khát, thì đó là dựng phim” [ 19; 175]. Nhưng khả năng kỳ diệu của thuật dựng phim lại chính ở chỗ nó có thể vạch ra một cách rất mạnh mẽ và rõ rệt sự phát triển của cuộc sống, khiến cho sự cảm thụ của chúng ta, ý nghĩ của chúng ta cũng phát triển.
Việc dựng phim tạo ra các mối liên hệ mật thiết về đồ hoạ, nhịp điệu, không gian và thời gian giữa cảnh quay A và cảnh quay B. Một cảnh quay như là một đoạn thời gian, không gian của các cấu hình đồ hoạ liên tục trên màn ảnh. Các biểu hiện mờ chìm, mờ chồng, tối dần, hiện hình… được cảm nhận như là sự gián đoạn dần dần một cảnh quay này sẽ được thay thế bằng một cảnh quay khác.
Âydanhstanh đã đưa ra một bảng montage mà theo Macxen Mactanh là hơn cả, bao gồm: montage âm học, montage tiết tấu, montage thanh điệu, montage hoà đồng và montage trí tuệ.
Montage chính là đặc trưng cơ bản nhất của ngôn ngữ điện ảnh, nó góp phần phát triển câu chuyện và đồng thời lại có ý nghĩa biểu hiện riêng. Ví dụ trong phim Đình công, Ây danhstanh đã dùng thủ pháp montage nổi tiếng, đối lập đoạn những người công nhân bị cảnh sát đàn áp với những đoạn giết súc vật trong lò mổ.
Với vai trò vô cùng quan trọng cuả montage mà người ta đã khẳng định rằng: “điện ảnh là nghệ thuật dựng những hình ảnh hành động, dựng những cảnh phim để tạo nên hình tượng nghệ thuật”.
Bàn về ngôn ngữ điện ảnh đòi hỏi phải hết sức công phu, ở đây chúng tui chỉ đưa ra và phân tích khái quát ba ngôn ngữ đặc trưng cơ bản nhất của nghệ thuật điện ảnh, đó là ngôn ngữ thị giác (hình ảnh), ngôn ngữ thính giác (âm thanh) và montage (dựng phim). Mỗi loại ngôn ngữ đóng một vai trò khác nhau trong việc tạo nên một tác phẩm điện ảnh và cũng chính những đặc trưng về ngôn ngữ này đã giúp chúng ta phân biệt được điện ảnh với các loại hình nghệ thuật khác.
3. Vài nét so sánh văn học và điện ảnh.
Cùng trong gia đình nghệ thuật, kế thừa và học hỏi lẫn nhau nên văn học và điện ảnh đã có những điểm tương đồng: đều lấy con người với những biến động từ cuộc sống và thế giới xung quanh làm đối tượng thẩm mỹ, có khả năng phong phú trong việc xử lý không gian và thời gian, vận dụng các thủ pháp nghệ thuật…. Nhưng do chất liệu khác nhau mà văn học và điện ảnh cũng có những điểm khác nhau.
Lấy ngôn từ làm chất liệu văn học có thế mạnh trong việc xây dựng các hình tượng “phi vật thể” với những phương pháp nghệ thuật miêu tả, so sánh, ẩn dụ… mà các loại hình nghệ thuật khác khó có thể thực hiện được. Và với khả năng vô tận của ngôn từ, văn học có thể thâm nhập vào ngõ ngách của thế giới nội tâm con người, diễn tả những ý niệm mơ hồ nhất. Đây vừa là thế mạnh và cũng vừa là hạn chế của nghệ thuật ngôn từ. Văn học xây dựng hình tượng nghệ thuật mà ta không thể trực tiếp trông thấy, nghe thấy, nó chỉ hiện lên trong trí tưởng tượng của chúng ta, nó như một “ảo giác” Secnưsepxki đã nhận xét rằng vì các hình tượng cùng kiệt hơn và yếu hơn so với các tri giác cảm tính trực tiếp mà thơ ca tỏ ra thua kém rõ rệt các nghệ thuật khác về sức mạnh và độ sáng rõ của các ấn tượng chủ quan.
Nhường bước các loại hình nghệ thuật khác về khả năng gây tác động có tính chất tập trung đối với giác quan, thơ ca lại nổi bật hẳn lên về độ sâu sắc và tính tích cực của tư duy. Bởi vậy, thơ ca được đánh giá là “mức quá độ giữa nghệ thuật và tư duy khoa học” [ 19; 125 ].
Còn tác phẩm điện ảnh, sản phẩm của loại hình nghệ thuật tổng hợp, bao hàm nhiều ngôn ngữ khác nhau: ngôn ngữ văn học, ngôn ngữ âm nhạc, ngôn ngữ hội hoạ… Chính khả năng này của điện ảnh đã “hấp thụ” những kiểu miêu thuật đa dạng của các loại hình nghệ thuật khác, mang đến cho chúng ta một cách toàn vẹn và sinh động hiện thực cuộc sống theo hướng tiếp xúc gần gũi nhất, tác động mạnh mẽ và trực tiếp đến thị giác, thính giác, xúc giác… của người xem. Đặc trưng này của điện ảnh gắn liền với tính tạo hình của nó.
Tuy nhiên, chúng ta có thể thấy rằng “tiềm năng tạo hình của ngôn từ văn học có thể

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

tranlamhp7

New Member
Re: [Free] Sự chuyển thể từ truyện ngắn sang kịch bản phim truyện trong một số tác phẩm của nhà văn Võ Thị Hảo

Gửi cho m vào [email protected] nhé
Thanks!
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
C Sự chuyển biến tư tưởng chính thể của Phan Bội Châu trước năm 1917 Kinh tế chính trị 0
T Vận dụng phối hợp các phương pháp nhận thức vật lý với dạy học chất rắn và chất lỏng sự chuyển thể v Luận văn Sư phạm 0
B Vấn đề chuyển thể tác phẩm văn học sang tác phẩm điện ảnh (Từ góc nhìn từ sự) Văn học 1
T Chuyển tác và sự thể hiện của nó trong truyện ngắn "The nightingale and the rose" của Oscar Wilde dư Ngoại ngữ 0
A Giáo án vật lý - Sự chuyển thể, sự nóng chảy và đông đặc Tài liệu chưa phân loại 0
H Tổ chức dạy học dự án một sô kiến thức chương Chất rắn và chất lỏng, sự chuyển thể – SGK vật lí 10 c Tài liệu chưa phân loại 0
A Thiết kế tiến trình hoạt động dạy học các kiến thức phần Sự chuyển thể của các chất (SGK Vật li ́1 Tài liệu chưa phân loại 0
D Đánh giá mật độ xương và sự thay đổi chất chỉ dấu chuyển hóa xương osteocalcin, s-ctx trên bệnh nhân cường giáp Y dược 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về dịch vụ chuyển phát nhanh của Bưu điện thành phố Buôn Ma Thuột Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu sự hài lòng của khách hàng về chất lượng dịch vụ chuyển phát nhanh tại bưu điện huyện Phong Điền Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top