tamtinh20082003

New Member

Download miễn phí Tiểu luận Sự cần thiết phải tổ chức lại bộ máy Dân số, Gia đình và Trẻ em cấp huyện ở tỉnh Thái Nguyên





MỤC LỤC
Trang
I. Đặt vấn đề 2
II. Nội dung 4
1. Tình hình đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương 4
2. Hệ thống tổ chức bộ máy Dân số – Gia đình - Trẻ em 6
3. Phân tích nguyên nhân và hậu quả 12
III. Xây dựng và lựa chịn phương án giải quyết và kế hoạch tổ chức thực hiện 18
1. Xây dựng phương án 18
2. Lựa chọn phương án 19
3. Giải pháp tổ chức thực hiện 19
IV. Những kết luật và kiến nghị 22
 
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

g Công 670 người/ Km2, huyện Phồ Yên, Phú Bình 550-560 người /Km2. Trong khi đó các huyện vùng cao và miền núi dân cư thưa thớt. Võ Nhai 72 người/ Km2, Đồng Hoá 194 người/ Km2. Định cư trên địa bàn gồm 16 dân tộc, nhưng có 5 dân tộc chính là: Dân tộc Kinh 76,42%, dân tộc Tày 11,21%, dân tộc Nùng 5,1%, dân tộc Sắn Dìu 2,45%, dân tộc Dao 2,03% và còn lại là các dân tộc khác 2,76%.
Năm 2003 dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của tỉnh uỷ, HĐND vằ UBND tỉnh, các ngành, các cấp và nhân dân các dân tộc trong tỉnh đã đoàn kết, nỗ lực vượt qua khó khăn, thách thức, phấn đấu vươn lên giành bước phát triển mới. Nền kinh tế tỉnh tiếp tục duy trì được nhịp độ phát triển với mức tăng trưởng khá. Tổng sản phẩm trong tỉnh (GDP) đạt trên 3.272 tỷ đồng. Trong đó sản xuất công nghiệp có tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 14,3%, cơ cấu kinh tế của tỉnh tiếp tục được chuyển dịch theo hướng tích cực. Tỷ trọng giá trị sản xuất công nghiệp trong GDP tăng từ 31,34% năm 2002 lên 33,37% năm 2003. Các chính sách của tỉnh ban hành đã từng bước phát huy nội lực cho công cuộc phát triển.
Nhiều lĩnh vực đã đạt được những thắng lợi cụ thể:
* Sản xuất nông lâm nghiệp, thuỷ sản:
Các loại cây trồng đều đạt diện gieo trồng và năng suất so với năm 2002, năng suất lúa bình quân đạt 43,93 tạ /ha, sản lượng thóc đạt 309,86 ngàn tấn. Diện tích rừng trồng mới tập trung đạt 2.006 ha, phát triển đàn gia súc, gia cầm đều tăng mạnh đảm bảo nhu cầu tiêu dùng của địa phương.
* Sản xuất công nghiệp – XDCB.
Tiếp tục duy trì được nhịp độ sản xuất, tốc độ tăng trưởng nhanh, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 3.325 tỷ đồng và giá trị xây lắp đạt 362 tỷ đồng.
* Văn hoá - xã hội:
Các hoạt động văn hoá, thông tin đã tổ chức hoạt động thiết thực, nhằm tuyên truyền chủ trương, pháp luật của Đảng và Nhà nước, nhiệm vụ chính trị ở địa phương tới đông đảo quần chúng nhân dân, tạo ra môi trường văn hoá lành mạnh, góp phần ổn định tình hình chính trị, xã hội trên địa bàn tỉnh, toàn tỉnh có 52% gia đình đạt tiêu chuẩn văn hoá, 32,2% làng, phố văn hoá...
* Công tác xã hội:
Đã triển khai toàn diện các chương trình xã hội có mục tiêu trên địa bàn tỉnh, chương trình giải quyết việc làm, xoá đói giảm cùng kiệt tập trung vào hoàn thiện đề án chi tiết quy hoạch mạng lưới các trường dạy nghề giai đoạn 2001- 2010. Tổng số hộ cùng kiệt toàn tỉnh còn 12,83%, ngoài ra triển khai mạnh mẽ công tác phòng chống tệ nạn xã hội...
* Về giáo dục, đào tạo:
UBND tỉnh đẩy mạnh việc triển khai thực hiện đồng bộ các nội dung của đề án phát triển giáo dục, đổi mới chương trình giáo dục phổ thông... Đào tạo bồi dưỡng giáo viên có nhiều tiến bộ, xây dựng xóa phòng học tạm, xây phòng học thiếu tại 36 xã đặc biệt khó khăn và ATK, để từng bước nâng cao cơ sở vật chất phục vụ công tác giáo dục đào tạo. Tỉnh Thái Nguyên đã được Bộ Giáo dục - Đào tạo quyết định công nhận là tỉnh đạt tiêu chuẩn phổ cập tiểu học đúng độ tuổi.
* Về y tế:
Là một trong 10 tỉnh dẫn đầu cả nước thực hiện tốt các chương trình y tế cơ sở. Năm 2003 khám sức khoẻ cho trẻ em dưới 15 tuổi cho 804.943 lượt người. Số phụ nữ có thai và các cháu sơ sinh được tiêm chủng đạt 98%. Công tác khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế Nhà nước thực hiện tốt theo đúng các quy chế chuyên môn. Đến nay đã có trên 94% số xã, phường trong tỉnh có nhà trạm y tế, bình quân mỗi trạm y tế có 4,78 cán bộ và hầu hết các trạm y tế xã phường có bác sỹ. Trên đây là những kết quả đã đạt được nhưng tình hình kinh tế xã hội của tỉnh chưa vững chắc cần có nhiều giải pháp đồng bộ và tiên quyết hơn. Muốn phát triển kinh tế – xã hội thì phải dựa vào nguồn nhân lực có chất lượng, mà nguồn nhân lực gắn liền với tình hình biến động Dân số và chất lượng Dân số mà mục đích cuối cùng của chiến lược phát triển kinh tế – xã hội là không ngoài việc nâng cao chất lượng cuộc sống của mỗi người dân.
2. Hệ thống tổ chức bộ máy Dân số - Gia đình và trẻ em của địa phương.
Hệ thống tổ chức bộ máy Dân số – GĐ - TE trước tháng 7/2001:
* Về hệ thống tổ chức bộ máy Dân số – Kế hoạch hoá gia đình:
Ngày 26/12/1961 Hội đồng chính phủ đã có nghị quyết số 216/CP về công tác sinh đẻ có kế hoạch. Thực hiện công tác này chủ yếu là các đội sinh đẻ ở cấp tỉnh và huyện, biện pháp tránh thai chủ yếu là đặt vòng. Sau hơn 20 năm tốc độ phát triển Dân số vẫn còn ở mức cao đã ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế – xã hội, nếu tính năm 1955 Dân số nước ta là 25,1 triệu người thì đến năm 1985 Dân số đã tăng lên 59,9 triệu người. Nhận thức được tầm quan trọng của công tác Dân số – Kế hoạch hoá gia đình Đảng và Nhà nước ta đã có những quyết sách đúng đắn. Năm 1984 Uỷ ban quốc gia Dân số được thành lập nhưng trực thuộc Bộ y tế, ở các tỉnh cũng thành lập Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình trực thuộc Sở y tế. Năm 1989 Uỷ ban Quốc gia Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tách khỏi Bộ y tế thành một ngành độc lập thuộc Chính phủ, cũng trong năm đó Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh Bắc Thái (cũ) tách ra khỏi Sở y tế tỉnh và trực thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh.
Năm 1993 Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp huyện được kiện toàn. Mỗi đơn vị cấp huyện có từ 3 đến 4 cán bộ, có tư cách pháp nhân riêng, có trụ sở và có tài khoản riêng tại kho bạc Nhà nước trực thuộc ngành dọc là Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh. Đến hết năm 1995 có 100% số xã trong tỉnh có Ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình. Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp huyện có chức năng chỉ đạo Ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình ở các xã, phường, thị trấn thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về Dân số – Kế hoạch hoá gia đình trên địa bàn. Đồng thời chịu sự chỉ đạo của Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình tỉnh và UBND huyện.
Hệ thống hoạt động điều hành từ trên xuống và từ dưới lên hoạt động rất nhịp nhàng và thực hiện cơ chế quản lý theo chương trình mục tiêu Quốc gia là:
+ Nâng cao năng lực quản lý (VDS – 01)
+ Thực hiện Dịch vụ – Kế hoạch hoá gia đình (VDS – 02)
+ Thông tin – giáo dục – truyền thông (VDS – 03) và các lĩnh vực khác như: xây dựng cơ bản và dự án như: Dự án dân số – sức khoẻ gia đình ....
Chính phủ
Uỷ ban Quốc gia Dân số – Kế hoạch hoá gia đình
Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp Tỉnh
Uỷ ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp Huyện
Ban Dân số – Kế hoạch hoá gia đình cấp Xã, Phường
Sơ đồ tổ chức bộ máy chuyên trách như sau
* Về hệ thống tổ chức bộ máy Uỷ ban Bảo vệ chăm sóc trẻ em:
Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Tỉnh Thái Nguyên được thành lập từ năm 1992. Cũng năm đó Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em cấp Huyện được thành lập mỗi huyện có từ 1 đến 2 cán bộ thường trực và trực thuộc Uỷ ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em Tỉnh, ở xã, phường, thị trấn có Ban bảo vệ và chăm sóc trẻ em.
Uỷ ban Dân số - Kế hoạch hoá gia đì...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Công nghệ thông tin 0
R Vốn đầu tư một yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng ở xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩ Luận văn Kinh tế 0
N Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm y tế Luận văn Kinh tế 0
T Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong đi Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Sự cần thiết của marketing địa phương trong việc thu hút đầu tư tại các địa phương ở Việt Nam hiện n Luận văn Kinh tế 0
B Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí SX và giá thành sản phẩm nói chung và ở chi nh Luận văn Kinh tế 0
P Sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Giải quyết việc làm, sự cần thiết của chương trình cho vay tài trợ giải quyết việc làm (cvttgqvl) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top