nhnoyb

New Member

Download miễn phí Đề tài Sự cần thiết phải cổ phần hoá doanh nghiệp nhà nước





Quán triệt chủ trương cổ phần hoá, coi đó là một trong những nhiệm vụ trọng tâm phải thực hiện. Phát huy vai trò của tổ chức Đảng và đoàn thể trong doanh nghiệp.

 + Tổ chức nhiều hình thức khác nhau trong việc định giá doanh nghiệp, trong đó chủ yếu thuê công ty kiểm toán, tư vấn có chức năng để tăng tính công khai, minh bạch trong công tác định giá.

 + Chủ động xử lý các khoản nợ và tài sản tồn đọng trong quá trình sản xuất kinh doanh, gắn với việc xác định rõ trách nhiệm cá nhân, tập thể.

 + Các Tổng công ty cần xây dựng chính sách hỗ trợ cho các đơn vị thành viên về vốn, lao động, thiết bị, công nghệ, thanh toán các khoản nợ nhằm lành mạnh tài chính các doanh nghiệp thành viên.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


2 phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước khi cổ phần hoá :
* Phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp Nhà nước theo tài sản : là phương pháp xác định giá trị của 1 doanh nghiệp dựa trên cơ sở giá trị thực tế của toàn bộ tài sản hữu hình, vô hình của doanh nghiệp tại thời điểm định giá.
* Phương pháp dòng tiền chiết khấu( DCF): là phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp dựa trên khả năng sinh lợi của doanh nghiệp trong tương lai, không phụ thuộc vào giá trị tài sản của doanh nghiệp.
+ Bước 6: Xây dựng phương án bán cổ phần ưu đãi và sắp xếp lại lao động.
+ Bước 7: Lập phương án cổ phần hoá doanh nghiệp và dự thảo điều lệ tổ chức, hoạt động của công ty cổ phần .
+ Bước 8: Thẩm định và phê duyệt phướng án cổ phần hoá.
+ Bước 9: Thực hiện phương án cổ phần hoá.
+ Bước 10: Ra mắt công ty cổ phần và đăng ký kinh doanh.
7. Tác dụng của cổ phần hoá :
Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước làm thay đổi căn bản trên ba mặt đối với doanh nghiệp Nhà nước.
+Thứ nhất: chuyển hoá từ đơn sở hữu sang đa sở hữu doanh nghiệp, đảm bảo quyền làm chủ thực sự của những người góp vốn và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+Thứ hai: thay đổi căn bản về tổ chức các quan hệ quản lý nội bộ doanh nghiệp. Với cơ cấu tổ chức mới, có sự phân công, phân cấp và giám sát lẫn nhau chặt chẽ
+Thứ ba: thay đổi căn bản về quan hệ quản lý giữa Nhà nước và doanh nghiệp. Từ chỗ doanh nghiệp bị chi phối toàn diện trong quá trình sản xuất kinh doanh bởi Nhà nước với tư cách là chủ sở hữu duy nhất, sang quyền tự chủ kinh doanh được mở rộng và tính chịu trách nhiệm được đề cao.
8.Người lao động được hưởng các lợi ích gì từ cổ phần hoá DNNN:
Cổ phần hoá DNNN tạo ra loại hình doanh nghiệp có nhiều chủ sở hữu trong đó có đông đảo người lao động, phát huy vai trò làm chủ thực sự của người lao động:
+Người lao động được ưu tiên mua cổ phần của doanh nghiệp được cổ phần hoá với giá ưu đãi, được tiếp tục tham gia và hưởng quyền về bảo hiểm xã hội và được cấp sổ bảo hiểm xã hội nếu là lao động mới. Người lao động được đào tạo lại nghề nếu cần thiết để tiếp tục làm việc ở công ty cổ phần. Người lao động cùng kiệt được hưởng các ưu đãi khi mua cổ phần như mua chịu, mua với giá ưu đãi...
+Những người lao động dôi dư do cổ phần hoá được hưởng các chính sách hỗ trợ đối với lao động dôi dư theo quy định của Nghị định số 41/2002/NĐ-CP ngày 11/4/2002 của Chính phủ.
III.Tình hình cổ phần hoá DNNN tại Việt Nam:
Ngay từ đầu thập niên 90, cùng với việc đổi mới cơ chế chính sách kinh tế-xã hội, Đảng ta đã sớm có chủ trương chuyển đổi sở hữu một số DNNN nhằm huy động vốn của toàn xã hội để đầu tư đổi mới công nghệ, phát triển doanh nghiệp, tạo điều kiện để những người góp vốn, nhất là CBCNV trong doanh nghiệp có cổ phần nâng cao vai trò làm chủ thực sự, tạo động lực thúc đẩy doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, tăng cường sự giám sát của xã hội đối với doanh nghiệp, bảo đảm hài hoà lợi ích của Nhà nước, doanh nghiệp và người lao động.
Để thực hiện thành công chủ trương trên, Chính phủ đã ban hành nhiều Nghị định, Quyết định nhằm tạo một hành lang pháp lý, tạo điều kiện đẩy nhanh tiến trình cổ phần hoá DNNN tại Việt Nam.
1.Giai đoạn thí điểm ( 1992- 5/1996):
Ngày 8/6/1992, Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) ban hành Quyết định số 202/CT về thí điểm chuyển một số DNNN thành công ty cổ phần. Theo quyết định này, có 7 doanh nghiệp được chọn tổ chức triển khai thí điểm nhưng đã xin rút khỏi danh sách. Rút kinh nghiệm, sau đó chọn doanh nghiệp tự nguyện, có đủ điều kiện nhằm đẩy nhanh công tác thí điểm cổ phần hoá, Thủ tướng Chính phủ cũng đã ban hành Chỉ thị 84/TTg ngày 4/8/1993 về xúc tiến thực hiện cổ phần hoá DNNN. Kết quả đã có 5 DNNN thuộc 2 bộ, 2 địa phương và 1 Tổng công ty chuyển thành Công ty cổ phần. Tổng vốn điều lệ tại thời điểm cổ phần hoá là 38,393 tỷ đồng.
Nhìn chung các DNNN tiến hành cổ phần hoá trong giai đoạn này thuộc diện vừa và nhỏ, vốn ít (dưới 10 tỷ đồng), phần lớn mang tính dịch vụ, kinh doanh hiệu quả và không thuộc diện Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, tập thể CBCNV tự nguyện tham gia thí điểm cổ phần hoá. Tuy nhiên, do còn nhiều vướng mắc nên cần tiếp tục nghiên cứu bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế từ việc chọn doanh nghiệp đến xác định giá trị doanh nghiệp, trách nhiệm quyền hạn của các Bộ, ngành, địa phương.
2. Giai đoạn mở rộng thí điểm ( từ cuối năm 1996 đến 6/1998):
Trên cơ sở đánh giá kết quả thí điểm, ngày 7/5/1996, Chính phủ đã ban hành Nghị định 28/CP. Nghị định này ra đời đã tạo điều kiện thúc đẩy cổ phần hoá. Đối tượng, mục tiêu cổ phần hoá, nguyên tắc xác định giá trị doanh nghiệp, chế độ ưu đãi doanh nghiệp và người lao động được quyết định cụ thể hơn. Kết quả sau hơn 2 năm thực hiện đã có 25 DNNN thuộc 2 bộ, 11 địa phương và 2 Tổng công ty 91 tiến hành cổ phần hoá thành công với tổng số vốn điều lệ tại thời điểm cổ phần hoá là 243,042 tỷ đồng. Trong đó có 6 doanh nghiệp trên 10 tỷ đồng ( chiếm 20,8%). Tuy nhiên kết quả này vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu đổi mới doanh nghiệp, cần có Nghị định mới thay thế cho phù hợp.
3.Giai đoạn triển khai ( từ 7/1998 đến nay):
Chương trình cổ phần hoá chỉ thực sự có chuyển biến rõ rệt và thu được những kết quả đáng khích lệ từ khi có Nghị định 44/NĐ-CP ngày 29/06/1998, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho các DNNN thực hiện cổ phần hoá. Bởi ngoài kế thừa nhiều mặt tích cực của Nghị định 28/CP, Nghị định này có nhiều bổ sung, sửa đổi và phát triển thêm nhiều điểm mới để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Theo đó, Chính phủ quy định rõ ràng hơn danh mục các loại hình doanh nghiệp Nhà nước cần nắm giữ 100% vốn, doanh nghiệp Nhà nước có cổ phần chi phối ,cổ phần đặc biệt và các DNNN khác được chuyển đổi sở hữu. Đồng thời, các chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với doanh nghiệp và người lao động trong doanh nghiệp cổ phần hoá cũng rõ ràng và chi tiết hơn. Ngoài ra, Chính phủ còn tiến hành phân cấp cụ thể và mạnh mẽ đối với các cấp quản lý trong quá trình triển khai thực hiện cổ phần hoá. Văn phòng Chính phủ, Bộ Tài chính, Bộ Lao động thương binh và xã hội, Tổng liên đoàn lao động Việt Nam đã ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể thực hiện Nghị định 44/NĐ-CP, giao và tạo quyền chủ động cho các ngành, địa phương và các Tổng công ty 91 lựa chọn, tổ chức triển khai thực hiện quy trình, kế hoạch cổ phần hoá. Phương pháp định giá doanh nghiệp được xây dựng có tính khả thi cao.
Việc mua cổ phần của người lao động trong doanh nghiệp được ưu đãi hơn trước ( giảm giá 30%), đặc biệt người lao động cùng kiệt trong doanh nghiệp được vay trong 10 năm không phải trả lãi suất, tạo điều kiện cho người lao động sở hữu cổ phần sau khi trả lãi tiền vay có thể tự do chuyển nhượng, thừa kế. Công tác hướng dẫn, phổ biến, tuyên truyền các chủ trương chính sách của Đảng và...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Sự cần thiết khách quan phát triển kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam Môn đại cương 0
D Sự cần thiết để phát triển du lịch văn hóa trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa hiện đại hóa Công nghệ thông tin 0
R Vốn đầu tư một yếu tố cần thiết để thúc đẩy sự tăng trưởng ở xí nghiệp vật tư chế biến hàng xuất khẩ Luận văn Kinh tế 0
N Sự cần thiết khách quan và vai trò của bảo hiểm y tế Luận văn Kinh tế 0
T Vốn cố định và sự cần thiết phải nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cố định của các doanh nghiệp trong đi Luận văn Kinh tế 0
B Phân tích sự cần thiết của việc ứng dụng Marketing trong hoạt động kinh doanh Ngân hàng tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Sự cần thiết của marketing địa phương trong việc thu hút đầu tư tại các địa phương ở Việt Nam hiện n Luận văn Kinh tế 0
B Sự cần thiết phải hoàn thiện công tác kế toán chi phí SX và giá thành sản phẩm nói chung và ở chi nh Luận văn Kinh tế 0
P Sự cần thiết ban hành Luật thuế thu nhập cá nhân Luận văn Kinh tế 0
D Giải quyết việc làm, sự cần thiết của chương trình cho vay tài trợ giải quyết việc làm (cvttgqvl) Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top