daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
SKKN bước đầu sử DỤNG CÔNG cụ MẠNG xã hội để hỗ TRỢ dạy học dự án một số bài TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH học PHỔ THÔNG
Trang

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ..................................................................................... 1
II. CƠ SỞ LÍ LUẬN .............................................................................................. 1
II.1. Dạy học theo dự án ............................................................................... 1
II.1.1. Dạy học theo dự án là gì? ........................................................................ 1
II.1.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án ............................. 2
II.2. Công cụ mạng xã hội ............................................................................. 3
II.2.1 .

Facebook ...................................................................................... 3

II.2.2. Proprofs ............................................................................................... 4
II.3. Một số bài học dự kiến dạy học dự án trong chương trình sinh học phổ
thông ....................................................................................................................... 4
III. TỔ CH C THỰC HIỆN ĐỀ TÀI................................................................. 4
III.1. Tiến hành tổ chức dự án. ............................................................ 4
III.1.1. Lập kế hoạch giới thiệu về dự án ................................................... 4
III.1.2. Xây dựng kế hoạch bài học ........................................................... 5
III.1.3. Xây dựng kế hoạch đánh giá........................................................... 7
III.1.3.1. Phiếu giao nhiệm vụ ................................................................. 7
III.1.3. 2. Phiếu đánh giá hoạt động nhóm ............................................. 8
III.1.3. 3. Phiếu đánh giá bài báo cáo của từng nhóm........................... 9
III.1.4. Xây dựng nhóm “Sức khoẻ tim mạch” trên trang cá nhân facebook

.................................................................................................................................
III.2. Tổ chức tiết dạy và báo cáo bài 19 .....................................................
III.3. Phản hồi trên Proprofs sau buổi báo cáo .............................................
III.3.1. GV tạo một tài khoản trên Proprofs ............................................
III.3.2. Học sinh tham gia bài kiểm tra trực tuyến mà GV đưa ra ............. 23
GVTH: Khổng Thị Thu Hà


Trường THPT Ngô Sĩ Liên

Sáng kiến kinh nghiệm

IV. HIỆU QUẢ ĐỀ TÀI ........................................................................................ 26
IV.1. Kết quả đề tài ........................................................................................... 26
IV.2. Tích cực ..................................................................................................... 27
IV.3. Hạn chế ..................................................................................................... 27
V.ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG .................................. 28
VI.TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 28

GVTH: Khổng Thị Thu Hà


Trường THPT Ngô Sĩ Liên

Sáng kiến kinh nghiệm

Đề tài:
“BƯỚC ĐẦU SỬ DỤNG CÔNG CỤ MẠNG XÃ HỘI
ĐỂ HỖ TRỢ DẠY HỌC DỰ ÁN
MỘT SỐ BÀI TRONG CHƯƠNG TRÌNH SINH HỌC PHỔ THÔNG”

I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Nền kinh tế đất nước ngày càng phát triển đòi hỏi con người không chỉ giỏi về kiến
thức, lí luận mà bên cạnh đó cần có những kĩ năng cần thiết như kĩ năng thực hành, kĩ năng
làm việc nhóm, kĩ năng biện luận. Theo đó, kiến thức giáo khoa THPT hiện hành được
tăng cường khá nhiều bài gắn liền với các vấn đề trong cuộc sống, đặc biệt đối với môn Sinh
học – một bộ môn gắn liền với những hiện tượng thực tiễn. Xu hướng này cũng được HS
hưởng ứng nhiệt tình, thích thú vì qua kiến thức học trên lớp các em có thể áp dụng
nó vào trong cuộc sống của mình, chính vì thế các em chủ động học một cách hiệu
quả hơn.
Cùng với sự thay đổi liên tục của khoa học, lượng kiến thức ngày càng nhiều, GV không
thể truyền tải hết những kiến thức cho em trong thời gian trên lớp. Vì vậy GV cần dạy cho HS
cách học sao cho các em có thể tự lĩnh hội các kiến thức cần cho cuôc sống của mình. Một
trong những phương pháp dạy học mà hiện nay được nhiều nước trên thế giới áp dụng là
phương pháp dạy học theo dự án, phương pháp lấy HS làm trung tâm, giúp các em có cơ hội
thể hiện thế mạnh của mình khi tham gia hoạt động trong một nhóm.
Tuy nhiên, đây là phương pháp dạy học còn mới mẻ với HS Việt Nam nên các em còn
nhiều bỡ ngỡ, khi nhận được nhiệm vụ các em chưa biết phải bắt đầu làm từ đâu, cần làm gì để
hoàn thiện nhiệm vụ được giao … Vì vậy, GV cần thường xuyên kiểm tra, đôn đốc và chia sẻ
với HS khi các em thực hiện dự án; nhưng thời gian trên lớp của GV không đủ để vừa hoàn tất
bài dạy vừa hỗ trợ HS hoàn thiện dự án. Để có thể phần nào giúp GV đồng hành cùng các em
trong dự án tui đã mạnh dạn áp dụng phương pháp dạy học theo dự án cho một số bài trong
chương trình sinh học phổ thông, với sự hỗ trợ đặc biệt của mạng xã hội facebook, Proprofs
và bước đầu đã thu được những kết quả rất khả quan, duy trì được hứng thú của tất cả các
HS khi tham gia dự án.

II. CƠ SỞ LÍ LUẬN
II.1. Dạy học theo dự án
II.1.1. Dạy học theo dự án là gì?
GVTH: Khổng Thị Thu Hà


Trường THPT Ngô Sĩ Liên

Sáng kiến kinh nghiệm

Dạy học theo dự án (Project – Based Learning): là một mô hình dạy học lấy HS làm
trung tâm. Nó giúp HS phát triển kiến thức và các kĩ năng liên quan thông qua những nhiệm
vụ mang tính mở, khuyến khích HS tìm tòi, hiện thực hoá những kiến thức đã học trong
quá trình thực hiện và tạo ra những sản phẩm của chính mình.
II.1.2. Đặc điểm của phương pháp dạy học theo dự án
- Định hướng thực tiễn: Chủ đề của dự án xuất phát từ những tình huống của thực tiễn
xã hội, thực tiễn nghề nghiệp cũng như thực tiễn đời sống. Nhiệm vụ dự án cần chứa đựng
những vấn đề phù hợp với trình độ và khả năng của người học.
- Có ý nghĩa thực tiễn xã hội: Các dự án học tập góp phần gắn việc học tập trong nhà
trường với thực tiễn đời sống, xã hội. Trong những trường hợp lý tưởng, việc thực hiện các dự
án có thể mang lại những tác động xã hội tích cực.
- Định hướng hứng thú người học: HS được tham gia chọn đề tài, nội dung học tập phù
hợp với khả năng và hứng thú cá nhân. Ngoài ra, hứng thú của người học cần được tiếp tục
phát triển trong quá trình thực hiện dự án.
- Tính phức hợp: Nội dung dự án có sự kết hợp tri thức của nhiều lĩnh vực hay môn
học khác nhau nhằm giải quyết một vấn đề mang tính phức hợp.
- Định hướng hành động: Trong quá trình thực hiện dự án có sự kết hợp giữa nghiên
cứu lý thuyết và vận dung lý thuyết vào trong hoạt động thực tiễn, thực hành. Thông qua đó,
kiểm tra, củng cố, mở rộng hiểu biết lý thuyết cũng như rèn luyện kỹ năng hành động, kinh
nghiệm thực tiễn của người học.
- Tính tự lực cao của người học: Trong DHDA, người học cần tham gia tích cực và tự
lực vào các giai đoạn của quá trình dạy học. Điều đó cũng đòi hỏi và khuyến khích tính trách
nhiệm, sự sáng tạo của người học. GV chủ yếu đóng vai trò tư vấn, hướng dẫn, giúp đỡ. Tuy
nhiên mức độ tự lực cần phù hợp với kinh nghiệm, khả năng của HS và mức độ khó khăn của
nhiệm vụ.
- Cộng tác làm việc: Các dự án học tập thường được thực hiện theo nhóm, trong đó có
sự cộng tác làm việc và sự phân công công việc giữa các thành viên trong nhóm. DHDA đòi
hỏi và rèn luyện tính sẵn sàng và kỹ năng cộng tác làm việc giữa các thành viên tham gia, giữa
HS và GV cũng như với các lực lượng xã hội khác tham gia trong dự án. Đặc điểm này còn
được gọi là học tập mang tính xã hội.
- Định hướng sản phẩm: Trong quá trình thực hiện dự án, các sản phẩm được tạo ra.
GVTH: Khổng Thị Thu Hà


Trường THPT Ngô Sĩ Liên

Sáng kiến kinh nghiệm

Sản phẩm của dự án không giới hạn trong những thu hoạch lý thuyết, mà trong đa số trường
hợp các dự án học tập tạo ra những sản phẩm vật chất của hoạt động thực tiễn, thực hành.
Những sản phẩm này có thể sử dụng, công bố, giới thiệu.

II.2. Công cụ mạng xã hội
Mạng xã hội, hay gọi là xã hội ảo là dịch vụ nối kết các thành viên cùng sở thích
trên Internet lại với nhau với nhiều mục đích khác nhau không phân biệt không gian và thời
gian.
Mạng xã hội có những chức năng như trò chuyện, e-mail, phim ảnh, chia sẻ file, blog và
xã luận. Mạng xã hội liên tục có thêm nhiều công cụ mới giúp mọi người ở khắp mọi nơi liên
kết với nhau và nó trở thành một phần tất yếu của mỗi ngày cho hàng trăm triệu thành viên
khắp thế giới. Các công cụ này có nhiều chức năng để các thành viên tìm kiếm bạn bè, đối tác:
dựa theo group (ví dụ như tên trường hay tên thành phố), dựa trên thông tin cá nhân (như địa
chỉ e-mail hay screen name), hay dựa trên sở thích cá nhân (như thể thao, phim ảnh, sách
báo, hay ca nhạc), lĩnh vực quan tâm: giáo dục, kinh doanh, mua bán,
Hiện nay thế giới có hàng trăm mạng mạng xã hội khác nhau như MySpace, Facebook ,
ZingMe, Tamtay...Nhưng tùy vào cách sử dụng và mục đích mà mỗi cá nhân có thể lựa chọn
cho mình một công cụ thích hợp. Trong đề tài này, tui sử dụng loại công cụ là Face và proprofs

II.2.1 .

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top