daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN A. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI.
Năm học 2005 – 2006 là năm đầu tiên BGD chính thức đưa vào áp dụng
đại trà sách giáo khoa sinh học 9 nói riêng và bộ SGK lớp 9 nói chung theo
chương trình đổi mới. Trong chương trình SGK sinh học 9 có đưa vào các kiến
thức về Di truyền và Biến dị. Do đó đòi hỏi học sinh phải nắm được các kiến thức
cơ bản về lai một cặp và hai cặp tính trạng của Menđen; nhiễm sắc thể; ADN và
gen; ARN…, đồng thời biết vận dụng lý thuyết vào giải các dạng bài tập này. Tuy
nhiên do phân phối chương trình quy định thời gian dành cho việc vận dụng vào
giải bài tập rất ít hay thậm chí không có nên giáo viên và học sinh không có đủ
thời gian để thực hành giải các dạng bài tập này trên lớp cũng như trong việc dạy
bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong khi đó đề thi học sinh giỏi Sinh lớp 9, thi tuyển
sinh vào lớp 10… luôn đòi hỏi học sinh phải biết giải các dạng toán này. Mặt khác
đây cũng chính là các dạng toán cơ bản để giúp học sinh có đủ cơ sở khi lên học
cấp THPT. Chính vì thế, tui làm đề tài này nhằm giúp giáo viên có thêm thông tin
về các dạng toán cơ bản trong chương trình Sinh học ở bậc THCS để vận dụng vào
việc dạy trên lớp, dạy học tự chọn cũng như dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trong các
nhà trường.Sáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
2
PHẦN B. NỘI DUNG ĐỀ TÀI
PHẦN 1. DI TRUYỀN PHÂN TỬ.
A. CẤU TẠO ADN:
I. TÓM TÁT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
- Phân tử ADN (axit đêôxiribônuclêic) có kích thước và khối lượng lớn; có cấu tạo
đa phân, tức do nhiều dơn phân hợp lại.
- Mỗi đơn phân là một nuclêôtit có chiều dài 3,4A0 và có khối lượng trung bình là
300đvC. Có 4 loại nuclêôtit là A (ađênin), T (timin), G (guanin) và X ( xitôzin).
- Các nuclêôtit liên kết nhau tạo thành 2 mạch pôlinuclêôtit. Các nuclêôtit trên hai
mạch của ADN liên kết theo từng cặp, gọi là nguyên tắc bổ sung:
A liên kết với T bằng 2 liên kết hyđrô
G liên kết với X bằng 3 liên kết hyđrô.
- Bốn loại nuclêôtit sắp xếp với thành phần, số lượng và trật tự khác nhau tạo cho
ADN vừa có tính đa dạng vừa có tính đặc thù.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI:
DẠNG 1. Tính chiều dài, số lượng nuclêôtit và khối lượng của phân tử ADN.
1. Hướng dẫn và công thức:
Hai mạch pôlinuclêôtit của ADN xếp song song nhau nên chiều dài của ADN bằng
chiều dài của một mạch.
Ký hiệu: N: số nuclêôtit của ADN
N2
: số nuclêôtit của 1 mạch
L: chiều dài của ADN
M: khối lượng của ADN.
Mỗi nuclêôtit dài 3,4A0 và có khối lượng trung bình là 300đvC, nên:
L =
N2
. 3,4A0 N = 0
2
3,4A
L
M= N . 300đvC
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
3
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1. Có hai đoạn ADN:
- Đoạn thứ nhất có khối lượng là 900.000đvC.
- Đoạn thứ hai có 2400 nuclêôtit.
Cho biết đọan ADN nào dài hơn và dài hơn bao nhiêu?
GIẢI
- Xét đoạn ADN thứ nhất:
Số lượng nuclêôtit của đoạn:
N =
300
M
=
900.000
300 = 3000(nu).
Chiều dài của đoạn ADN:
L =
N2
. 3,4A0 =
3000
2 . 3,4A0 = 5100A0
- Xét đoạn ADN thứ hai:
Chiều dài của đoạn ADN:
L =
N2
. 3,4A0 =
2400
2 . 3,4A0 = 4080A0
Vậy đoạn ADN thứ nhất dài hơn đoạn AND thứ hai:
5100A0 - 4080A0 = 1020A0.
Bài 2. Gen thứ nhất có chiều dài 3060A0. Gen thứ hai nặng hơn gen thứ nhất
36000đvC. Xác định số lượng nuclêôtit của mỗi gen.
GIẢI
Số lượng nuclêôtit của gen thứ nhất:
N = 0
2
3,4A
L
=
2.3060
3,4 = 1800( nu).
Khối lượng của gen thứ nhất:Sáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
4
M= N . 300đvC = 1800 . 300đvC = 540000đvC.
Khối lượng của gen thứ hai:
540000đvC + 36000đvC = 576000đvC.
Số lượng nuclêôtit của gen thứ hai:
N =
300
M
=
576000
300 = 1920 ( nu).
DẠNG 2. Tính số lượng và tỉ lệ từng loại nuclêôtit của phân tử ADN.
1. Hướng dẫn và công thức:
Theo nguyên tắc bổ sung, trong phân tử ADN, số nuclêôtit loại A luôn bằng T và
G luôn bằng X: A=T G=X
- Số lượng nuclêôtit của phân tử ADN:
A + T + G + X = N
Hay 2A + 2G =N. A + G =
N2
- Suy ra tương quan tỉ lệ các loại nuclêôtit trong phân tử ADN:
A + G = 50% N T + X = 50% N.
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1. Một gen dài 0,408micrômet và có số nuclêôtit loại G bằng 15%. Xác định
số lượng và tỉ lệ từng loại nclêôtit của gen.
GIẢI
Tổng số nuclêôtit cuae gen:
N = 0
2
3,4A
L
=
2 0,408 104
3,4
x x
= 2400(nu).
Gen có: G = X = 15%. Suy ra A = T = 50% - 15% = 35%.
Vậy tỉ lệ và số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
A = T = 35% x 2400 = 840 ( nu).
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
5
G = X = 15% x 2400 = 360 ( nu).
Bài 2. Gen thứ nhất có 900G bằng 30% tổng số nuclêôtit của gen.
Gen thứ hai có khối lượng 900000đvC.
Hãy xác định gen nào dài hơn.
GIẢI
- Xét gen thứ nhất:
Số lượng nuclêôtit của gen thứ nhất:
N = 900 x
100
30 = 3000 ( nu).
Chiều dài của gen thứ nhất:
L =
N2
. 3,4A0 =
3000
2 . 3,4A0 = 5100A0
- Xét gen thứ hai:
Số lượng nuclêôtit của gen thứ hai:
N =
300
M
=
900000
300 = 3000 ( nu).
Chiều dài của gen thứ hai:
L =
N2
. 3,4A0 =
3000
2 . 3,4A0 = 5100A0
Vậy hai gen có chiều dài bằng nhau.
DẠNG 3. Xác định trình tự và số lượng các loại nuclêôtit trên mỗi mạch
pôlinuclêôtit của thân tử ADN.
1. Hướng dẫn và công thức:
- Xác định trình tự nuclêôtit trên mỗi mạch của phân tử ADN dựa và NTBS: A
trên mạch này liên kết với T trên mạch kia và G trên mạch này liên kết với X trên
mạch kia.Sáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
6
- Gọi A1, T1, G1, X1 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ nhất và A2, T2,
G2, X2 lần lượt là số nuclêôtit mỗi loại trên mạch thứ hai.
Dựa vào NTBS, ta có:
A1 = T2 T1 = A2
G1 = X2 X1 = G2
A = T = A1 + A2 G = X = G1 + G2
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1. Một đoạn của phân tử ADN có trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứ nhất
như sau:
…AAT-AXA-GGX-GXA-AAX-TAG…
a. Viết trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứ hai của đọan ADN .
b. Xác định số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của đọan ADN đã cho.
GIẢI
a. Trật tự các nuclêôtit trên mạch đơn thứ hai của đọan ADN :
…TTA-TGT-XXG-XGT-TTG-ATX...
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch và của đọan ADN.
Theo đề bài và theo NTBS, ta có số nuclêôtit trên mỗi mạch:
A1 = T2 = 8 ( nu) T1 = A2 = 2 (nu)
G1 = X2 = 4( nu) X1 = G2 = 4 ( nu).
Số lượng từng loại nuclêôtit của đọan ADN:
A = T = A1 + A2 = 8+2 = 10 (nu)
G = X = G1 + G2 = 4+4 = 8 ( nu).
Bài 2. Một gen có chiều dài 5100A0 và có 25%A. Trên mạch thứ nhất có 300T và
trên mạch thứ hai có 250X. Xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen.
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch gen.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
7
GIẢI
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của cả gen:
Tổng số nuclêôtit của gen:
N = 0
2
3,4A
L
=
2 5100
3,4
x
= 3000( nu).
Theo đề: A =T = 25%
Suy ra G = X = 50% - 25% = 25%
Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen đều bằng nhau:
A = T = G = X = 25% x 3000 = 750 (nu).
b. Số lượng từng loại nuclêôtit của mỗi mạch gen:
Theo đề bài và theo NTBS, ta có:
T1 = A2 = 300 ( nu)
Suy ra A1 = T2 = A – A2 = 750 – 300 = 450 (nu).
G1 = X2 = 250 ( nu)
Suy ra X1 = G2 = G – G1 = 750 – 250 = 500 (nu).
DẠNG 4. Tính số liên kết hyđrô của phân tử ADN.
1. Hướng dẫn và công thức:
Trong phân tử ADN:
- A trên mạch này liên kết với T trên mạch kia bằng 2 liên kết hyđrô.
- G trên mạch này liên kết với X trên mạch kia bằng 3 liên kết hyđrô.
Gọi H là số liên kết hyđrô của phân tử ADN
H = ( 2 x số cặp A-T) + ( 3 x số cặp G-X)
Hay: H = 2A + 3G
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1. Một gen có 2700 nuclêôtit và có hiệu số giữa A với G bằng 10% số
nuclêôtit của gen.Sáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
8
a. Tính số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Tính số liên kết hyđrô của gen.
GIẢI
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
Theo đề: A – G = 10%
Theo NTBS A + G = 50%
Suy ra: 2A = 60%
Vậy A = T = 30%
Suy ra: G = X = 50% - 30% = 20%.
Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
A = T = 30% x 2700 = 810 ( nu)
G = X = 20% x 2700 = 540 ( nu).
b. Số liên kết hyđrô của gen:
H = 2A + 3G = ( 2 x 810) + ( 3 x 540) = 3240 Lkết.
Bài 2. Một gen có 2720 liên kết hyđrô và có số nuclêôtit loại X là 480. Xác định:
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen.
b. Chiều dài của gen.
GIẢI
a. Số lượng từng loại nuclêôtit của gen:
Theo đề: G = X = 480( nu).
Gen có 2720 liên kết hyđrô, nên:
H = 2A + 3G
 2720 = 2.A + ( 3 x 480)
Suy ra A =
2720 (3 480)
2
 x
= 640(nu).
Vậy số lượng từng loại nuclêôtit của gen là:
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiSáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
9
A = T = 640(nu) ; G = X = 480(nu).
a. Chiều dài của gen:
Số lượng nuclêôtit trên một mạch của gen:
N2
= A + G = 480+ 640 = 1120(nu).
Chiều dài của gen:
L =
N2
. 3,4A0 = 1120 x 3,4A0 = 3808A0
B. CƠ CHẾ NHÂN ĐÔI ADN.
I. TÓM TẮT KIẾN THỨC CƠ BẢN:
Dưới tác dụng của men, hai mạch đơn của phân tử ADN lần lượt tách các
liên kết hyđrô từ đầu này đến đầu kia. Khi ấy, các nuclêôtit tự do của môi trường
nội bào lần lượt di chuyển vào và liên kết với các nuclêôtit của hai mạch đơn theo
NTBS:
- A của mạch liên kết với T của môi trường
- T của mạch liên kết với A của môi trường
- G của mạch liên kết với X của môi trường
- X của mạch liên kết với G của môi trường
Kết quả từ một phân tử ADN mẹ hình thành 2 phân tử ADN con giống hệt
nhau và giống với ADN mẹ. Trong mỗi phân tử ADN con có một mạch đơn nhận
từ ADN mẹ và một mạch đơn còn lại được liên kết từ các nuclêôti của môi trường.
Quá trình nhân đôi của ADN còn gọi là quá trình tự sao.
II. CÁC DẠNG BÀI TẬP VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI.
DẠNG 1. Tính số lần nhân đôi của ADN và số phân tử ADN được tạo ra qua
quá trình nhân đôi.
1. Hướng dẫn và công thức:
Phân tử ADN thực hiện nhân đôi:Sáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
10
Số lần nhân đôi Số ADN con
1 2 = 21
2 4 = 22
3 8 = 23
Gọi x là số lần nhân đôi của ADN thì số phân tử ADN được tạo ra là: 2x
2. Bài tập và hướng dẫn giải:
Bài 1. Một gen nhân đôi một số lần và đã tạo được 32 gen con. Xác định số lần
nhân đôi của gen.
GIẢI
Gọi x là số lần nhân đôi của gen, ta có số gen con tạo ra là:
2x = 32 = 25
Suy ra x = 5
Vậy gen đã nhân đôi 5 lần.
Bài 2. Một đoạn phân tử ADN có trật tự các nuclêôtit trên một mạch đơn như sau:
-A-T-X-A-G-X-G-T-Aa. Xác định trật tự các nuclêôtit của môi trường đến bổ sung với đoạn mạch
trên.
b. Viết hai đoạn phân tử ADN mới hình thành từ quá trình nhân đôi của
đoạn ADN nói trên.
GIẢI
a. Trật tự các nuclêôtit của môi trường:
-T-A-G-T-X-G-X-A-Tb. Hai đoạn ADN mới:
Theo đề và theo NTBS, đọan ADN đã cho có trật tự các cặp nuclêôtit như
sau:
-A-T-X-A-G-X-G-T-A
Sáng kiến kinh nghiệm - Người thực hiện : Mai Xuân Dung - Trường THCS TT Ba Tơ
Bài 2. Ở một thứ bí, xét hai cặp tính trạng về hình dạng quả và về màu hoa,
người ta lập qui ước như sau:
- Về dạng quả:
AA : quả tròn; Aa : quả dẹt; aa : quả dài
- Về màu hoa:
B_ : hoa vàng; bb: hoa trắng.
a. Hãy nêu đặc điểm di truyền của mỗi cặp tính trạng nói trên.
b. Cho giao phấn giữa cây bí quả tròn, hoa trắng với cây bí thuần chủng có
quả dài, hoa vàng được F1, và tiếp tục co F1 giao phấn với nhau.
Hãy lập sơ đồ lai để xác định tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình của F2.
c. Nếu cho F1 lai phân tích thì kết quả thu được sẽ như thé nào?
Biết 2 cặp tính trạng nói trên di truyền độc lập với nhau.
GIẢI
a. Đặc điểm di truyền của mỗi cặp tính trạng:
- Về tính trạng hình dạng quả: biểu hiện bằng 3 kiểu hình khác nhau.
Vậy, hình dạng quả di truyền theo hiện tượng tính trội không hoàn toàn.
- Về cặp tính trạng màu hoa: biểu hiện bằng 2 kiểu hình khác nhau.
Vậy, màu hoa di truyền theo hiện tượng tính trội hoàn toàn.
b. Tỉ lệ kiểu gen, kiểu hình ở F2.
Cây P quả tròn, hoa trắng có kiểu gen: AAbb
Cây P quả dài, hoa vàng thuần chủng có kiểu gen: aaBB
Sơ đồ lai:
P. AAbb ( tròn, trắng) x aaBB ( dài, vàng)
GP Ab aB
F1 AaBb ( 100% dẹt, vàng).
F1xF1 AaBb x AaBb
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D sáng kiến kinh nghiệm phương pháp xác định nhanh số đồng phân hợp chất hữu cơ Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm vận dụng phương pháp dự án vào dạy học địa lý 9 Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Tích hợp nội dung giáo dục bảo vệ môi trường trong môn Sinh học 7 Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Xây dựng và sử dụng bộ câu hỏi định hướng bài học phần dẫn xuất Hidrocacbon Hó Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Khai thác phần mềm Crocodile Physics vào thiết kế thí nghiệm mô phỏng “Giao th Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Rèn kĩ năng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 3 Luận văn Sư phạm 0
R SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM TÍCH HỢP CÂU HỎI VÀ BÀI TẬP GẮN VỚI ĐỜI SỐNG THỰC TIỄN TRONG CÁC ĐỀ KIỂM TRA C Luận văn Sư phạm 0
H Xây dựng tiêu chí đánh giá các báo cáo sáng kiến kinh nghiệm trong ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Bạ Kinh tế quốc tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top