Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết nối
Luận văn ThS. Lý luận và phương pháp dạy học lịch sử -- Trường Đại học Giáo dục. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2012
Tìm hiểu qua các nguồn tài liệu tâm lý, giáo dục, giáo dục Lịch sử để xác định những căn cứ khoa học giúp cho việc rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 THPT (chương trình chuẩn). Điều tra, đánh giá thực trạng việc hướng dẫn học sinh sử dụng sách giáo khoa của giáo viên và thực trạng học sinh sử dụng sách giáo khoa. Tìm hiểu chương trình và SGK Lịch sử lớp 10 – phần Lịch sử thế giới Cận đại, từ đó xác định nội dung các kĩ năng sử dụng sách giáo khoa cơ bản của học sinh trong học tập lich sử. Đề xuất một số biện pháp rèn luyện kĩ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh THPT trong dạy học lịch sử thế giới cận đại lớp 10 (chương trình chuẩn). Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm chứng các biện pháp sư phạm đã đề xuất, trên cơ sở đó rút ra kết luận về tính khả thi của các biện pháp sư phạm đưa ra
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1. Đất nước ta đang từng bước chuyển mình trên con đường thực hiện
công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, Đảng và Nhà nước đã xác
định: Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời là chủ thể
phát triển. Trong Cương lĩnh xây dựng đất nước thời kì quá độ lên Chủ nghĩa
xã hội của Đại hội Đảng khóa XI đã nhấn mạnh: “Xây dựng con người Việt
Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ trách nhiệm công dân, có tri thức,
sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân
chính” [8, tr. 6].
Thực tế cho thấy trong xu thế hội nhập, toàn cầu hóa hiện nay nếu
không giữ được bản sắc văn hóa dân tộc thì rất có thể bị “hòa tan”. Một dân
tộc không biết dựa vào lịch sử, xem nhẹ lịch sử thì không thể định hướng và
càng không thể tìm đâu là điểm tựa cho mình. Dù trong quá trình hội nhập,
khoa học kỹ thuật dần trở thành lực lượng sản xuất vật chất trực tiếp, song đất
nước muốn "hóa rồng" phải có điểm tựa văn hóa và lịch sử. Chính lịch sử và
văn hóa là kết cấu vững chắc, trở thành nội lực cho sự tồn tại và phát triển của
một dân tộc. Phải thấy, phải biết, phải thấu hiểu được những giá trị của lịch sử
thì dân tộc đó mới xây dựng được một chiến lược phát triển trong tương lai.
Như vậy lịch sử có tác dụng to lớn trong việc hun đúc cho thế hệ trẻ - những
chủ nhân tương lai của đất nước lòng tự tôn, tự hào dân tộc từ đó có thêm tinh
thần trách nhiệm trong sự nghiệp xây dựng, phát triển và bảo vệ đất nước.
Để góp phần thực hiện mục tiêu chung của đất nước, bộ môn Lịch sử ở
trường phổ thông đã xác định mục tiêu cơ bản của mình là “cung cấp kiến
thức cơ bản, có hệ thống về lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã
hội loài người, rèn luyện kĩ năng tư duy và thực hành qua học tập bộ môn.
Trên cơ sở đó giáo dục thái độ, tình cảm đúng với các sự kiện, nhân vật lịch sử, bồi dưỡng lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ
nghĩa xã hội” [23, tr. 69].
2. Lịch sử là những sự việc đã diễn ra, có thật và tồn tại khách quan
trong quá khứ. Vì vậy không thể phán đoán, suy luận hay tưởng tượng để
nhận thức lịch sử. Trong dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, sách giáo khoa
có ý nghĩa vô cùng quan trọng vì nó được xem là tài liệu học tập cơ bản giúp
HS nhận thức lịch sử. Sách giáo khoa Lịch sử cũng được coi là một công trình
nghiên cứu khoa học “Sách giáo khoa Lịch sử cũng như các Sách giáo khoa
của các môn học khác ở trường phổ thông là sự kết hợp của khoa học giáo
dục và khoa học cơ bản (sử học). Nó phải cung cấp cho HS những kiến thức
khoa học đạt được trình độ hiện đại nhất của việc nghiên cứu,… thể hiện
được mục tiêu, tính chất giáo dục” [11,tr. 25]. Do đó Chương trình giáo dục
phổ thông cấp THPT đã quy định phương pháp dạy học bộ môn phải “Tăng
cường năng lực làm việc với sách giáo khoa và tài liệu tham khảo, rèn luyện
năng lực tự học” [5, tr.541] .
Hiệu quả của việc dạy học lịch sử phụ thuộc rất nhiều vào việc học sinh
biết làm việc với sách giáo khoa và nắm vững kiến thức chứa đựng trong nó.
Bởi lẽ sách giáo khoa có vai trò trong việc hình thành kiến thức mới, củng cố
ôn tập, và rèn luyện các kĩ năng, kĩ xảo cho học sinh. Sách giáo khoa nói
chung, sách giáo khoa Lịch sử nói riêng là một nguồn kiến thức quan trọng
đối với học sinh trong học tập bộ môn.
3. Tuy nhiên thực trạng hiện nay cho thấy học sinh còn chưa biết cách
làm việc với sách giáo khoa một cách khoa học và hiệu quả. Các em còn lúng
túng trong việc sử dụng những kiến thức lịch sử được cung cấp trong sách
giáo khoa để khai thác kiến thức mới, củng cố ôn tập kiến thức cũ và tận dụng
sách giáo khoa làm nguồn tài liệu hỗ trợ trong kiểm tra đánh giá. Bên cạnh đó
giáo viên vẫn chưa chú ý rèn luyện cho học sinh các kĩ năng sử dụng sách
giáo khoa trên lớp và ở nhà, do đó học sinh chưa nhận thức được tầm quan
trọng của sách giáo khoa lịch sử.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tui lựa chọn vấn đề: “Rèn luyện kĩ
năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông
(Vận dụng qua khóa trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình
chuẩn)” làm đề tài nghiên cứu của mình.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Do SGK có vai trò, ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong hệ thống giáo dục
quốc dân nên từ lâu nó đã trở thành mối quan tâm của các nhà lý luận dạy
học, các nhà giáo dục và nhiều giáo viên. Cho tới nay đã có khá nhiều công
trình nghiên cứu về sách giáo khoa nói chung và sách giáo khoa Lịch sử nói
riêng liên quan đến đề tài:
2.1 Tài liệu nước ngoài viết về sách giáo khoa và phương pháp sử dụng
sách giáo khoa.
Phương pháp sử dụng sách giáo khoa đã được các nhà nghiên cứu giáo
dục tiến hành từ những năm 20 của thế kỉ XX. Đi đầu là những nghiên cứu
của các nhà giáo dục người Nga, Anh, Mĩ… Thông qua nguồn tài liệu dịch
thuật, chúng tui đã tiếp cận được các công trình sau:
Có thể kể đến đầu tiên là M.N Xcatkin (1980) [29, tr. 28] cho rằng:
“Công việc với sách giáo khoa có thể là phương pháp giải thích minh họa
khi mà học sinh đọc sách giáo khoa, là phương tiện tái hiện khi mà học
sinh luyện tập theo một đoạn nào đó, là phương pháp nghiên cứu nếu học
sinh giải quyết theo sách giáo khoa những nhiệm vụ không phải là mẫu
quen biết đối với chúng”.
hay T.A Ilina trong giáo trình “Giáo dục học” đã đề cập và đánh giá
phương pháp làm việc với sách giáo khoa. Tác giả cho rằng đây là phương
pháp dạy học có nhiều ưu điểm: “Vấn đề mở rộng phạm vi học tập của học
sinh theo sách và tài liệu tham khảo xem như là phương tiện để học sinh độc
lập thu nhận các kiến thức trong nhà trường và để chuẩn bị cho họ tự bồi
dưỡng và học tập ở các trường đại học và chuyên nghiệp là vấn đề rất bức
thiết” [36,tr. 80]. Tác giả đã khái quát quá trình làm việc của học sinh với
sách giáo khoa thành quy tắc: xem qua những gì ghi chép, đồng thời nhớ lại
những điều giảng giải của giáo viên, nếu tài liệu không giảng trong lớp thì
đọc tất cả tài liệu cần đọc trong sách giáo khoa nhằm mục đích nắm toàn bộ
nội dung, để phân tích những chỗ khó... Sau khi nắm vững tài liệu lý thuyết
học sinh bắt tay vào làm bài tập viết. [36, tr. 83].
Đặc biệt phải kể đến cuốn “Phát huy tính tích cực của học sinh như thế
nào” của I.F.Kharlamov đã đưa ra những chỉ dẫn cụ thể và đề xuất “nhiều
phương án trong công tác tự lực với sách giáo khoa”. Trong đó ông đã lí giải
những vấn đề quan trọng như: giáo viên ít chú ý dạy cho học sinh kĩ xảo làm
việc với sách giáo khoa thì sẽ dẫn tới hiện tượng học sinh học vẹt ít chuẩn bị
bài ở nhà, không biết nêu những vấn đề chủ yếu của bài học trong sách giáo
khoa [34, tr. 39-40]; hay tại sao đọc sách giáo khoa sau khi nghe giáo viên
giảng bài lại là phương tiện quan trọng để phát huy tính tích cực hoạt động tư
duy của học sinh để hiểu và lĩnh hội sâu sắc hơn đề tài mới; hay đưa ra các
phương pháp có thể áp dụng được khi học sinh nghiên cứu sách giáo khoa
trong giờ lên lớp. Ngoài ra trong tác phẩm của mình ông cũng nhấn mạnh vai
trò của việc nghiên cứu sách giáo khoa trong giờ lên lớp của học sinh và nhấn
mạnh việc giáo viên tổ chức đúng đắn cho học sinh làm việc với sách giáo
khoa trong tiếp thu kiến thức mới và ôn tập kiến thức cũ: “Việc tổ chức một
cách đúng đắn cho học sinh nghiên cứu sách giáo khoa có ý nghĩa to lớn trong
việc lĩnh hội những kiến thức vững chắc và sâu sắc và vận dụng chúng trong
thực tiễn. Dưới dạng này hay dạng khác việc học sinh nghiên cứu sách giáo
khoa phải có một vị trí trong mỗi giờ lên lớp…” [34, tr. 63]. Như vậy có thể
thấy I.F.Kharlamov rất đề cao vai trò của giáo viên trong tổ chức cho học sinh
các hoạt động học tập với sách giáo khoa.
Giáo sư tiến sĩ giáo dục học B.P.Exipốp trong giáo trình “Những cơ sở
lí luận dạy học tập II” cũng đã đề cập đến ý nghĩa của việc đọc sách ngoài giờ
lên lớp, ý nghĩa của việc làm việc với tranh ảnh minh họa trong sách: “giúp
học sinh hiểu sâu hơn và lĩnh hội rành mạch, vững chắc nội dung của lời văn
vì tranh minh họa tạo ra ở học sinh những biểu tượng nhất định….” [4,
tr.180], trong đó tác giả cũng nhấn mạnh: “đòi hỏi một sự kết hợp đúng đắn
giữa sự chỉ đạo của giáo viên và tính tự lập của học sinh” [4, tr.182].
Đặc biệt trong cuốn “Chuẩn bị giờ học Lịch sử như thế nào” [28] của tiến
sĩ N.G.Đairi, cuốn sách này được xuất bản năm 1969 ở Mát-xcơ-va đã có một
tiếng vang rất lớn, được các cán bộ giáo viên Lịch sử Liên Xô ưa thích và được
xuất bản ở Hà Nội vào năm 1973. Trong đó N.G.Đairi đã trình bày với độc giả
một vấn đề rất quan trọng của việc dạy và học bộ môn Lịch sử: vấn đề giờ học
lịch sử. Cái mới của cuốn sách này ở chỗ tác giả đã đề ra cách giải quyết
giờ học lịch sử theo hướng mới của lý luận dạy học Xô Viết: chuẩn bị giờ học
nhằm phát huy óc suy nghĩ độc lập và tính tích cực trong hoạt động nhận thức
của học sinh. Đặc biệt để một giờ học có hiệu quả và phát huy được suy nghĩ
độc lập của học sinh, tác giả đã quan tâm đến vị trí, vai trò của sách giáo khoa và
sử dụng sách giáo khoa như thế nào cho có hiệu quả trong giờ học lịch sử. Trên
cơ sở đó ông đưa ra sơ đồ xác định vị trí của sách giáo khoa với tài liệu khác,
giữa vị trí của bài giảng và bài viết của sách giáo khoa để có thể khai thác tốt nội
dung sách giáo khoa trong một giờ học của giáo viên và học sinh.
Tóm lại, nhiều tác giả đã khẳng định tầm quan trọng của sách giáo
khoa và tầm quan trọng của việc sử dụng sách giáo khoa trong dạy học lịch sử
sao cho có hiệu quả trong việc tiếp thu kiến thức mới hay ôn tập kiến thức
cũ.
2.2 Tài liệu trong nước viết về sách giáo khoa và phương pháp sử dụng
sách giáo khoa.
Trong cuốn “Giáo dục học tập I” của Hà Thế Ngữ - Đặng Vũ Hoạt đã
trình bày ý nghĩa của việc sử dụng sách giáo khoa: “Nếu sử dụng đúng
phương pháp, sách sẽ có tác dụng lớn như: mở rộng, đào sâu vốn hiểu biết
của mình một cách có hệ thống và sinh động, rèn luyện kĩ năng thói quen sử
dụng sách giáo khoa, bồi dưỡng vốn ngữ pháp, kinh nghiệm viết văn, óc nhận
xét, phê phán bồi dưỡng hứng thú học tập, tình cảm và tư tưởng”. [30, tr. 32]
Bên cạnh đó một số tác giả như Nguyễn Ngọc Bảo, Hà Thị Đức trong
cuốn “Hoạt động dạy học ở trường THCS” [12]; “Giáo dục học đại cương”
của tác giả Phạm Viết Vượng [39],… không chỉ đề cập đến vị trí vai trò của
sách giáo khoa mà còn đề cập các kĩ năng làm việc với sách giáo khoa như kĩ
năng đọc, kĩ năng ghi chép, kĩ năng phân tích hình vẽ, biểu đồ,…
Giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử” dùng cho các trường sư
phạm xuất bản vào các năm 1966, 1976, 1992, 1998, 2002 đã đề cập đến vấn
đề sử dụng sách giáo khoa để phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy
học lịch sử. Tuy nhiên trong những lần xuất bản đầu các tác giả mới đề cập
khái quát qua về vị trí của sách giáo khoa lịch sử và phương pháp sử dụng
trong đó chủ yếu là các phương pháp giáo viên chú ý khi sử dụng sách giáo
khoa dựa theo sơ đồ Đai-ri. Đặc biệt trong lần xuất bản gần đây nhất vào năm
2002 và tái bản có sửa chữa bổ sung năm 2009, các tác giả mới trình bày rõ
hơn về vị trí, ý nghĩa của sách giáo khoa trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông, về cấu tạo của sách giáo khoa Lịch sử và phương pháp sử dụng cho
giáo viên và học sinh, đồng thời nhấn mạnh đến việc tự học của học sinh
thông qua làm việc với sách giáo khoa.
Cuốn “Hệ thống các phương pháp dạy học lịch sử ở trường THCS” do
PGS.TS Trịnh Đình Tùng làm chủ biên, cũng đã quy phương pháp sử dụng
sách giáo khoa vào nhóm các phương pháp phát triển năng lực nhận thức,
trong đó tác giả đã giành một chương của cuốn sách để nói về vị trí, ý nghĩa
và phương pháp sử dụng sách giáo khoa trong đó tác giả xác định sách giáo

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

nghiencuu

Member
Re: Rèn kỹ năng sử dụng sách giáo khoa lịch sử cho học sinh trung học phổ thông (vận dụng qua quá trình lịch sử thế giới cận đại lớp 10 chương trình chuẩn) : Luận văn ThS. Giáo dục học: 60 14 10

bạn ơi link hỏng rồi
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện cho học sinh kỹ năng giải quyết các tình huống thực tiễn trong dạy học sinh học 8 Nông Lâm Thủy sản 0
D Một số biện pháp rèn kỹ năng viết văn tả người cho học sinh lớp 5 Luận văn Sư phạm 0
D Rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề cho học sinh trong dạy học bài tập toán ở trường trung học phổ t Luận văn Sư phạm 0
D rèn kỹ năng nghe nói cho học sinh trong phân môn tập làm văn lớp 3 Luận văn Sư phạm 0
T Quy trình và nội dung rèn luyện kỹ năng nghiệp vụ sư phạm cho sinh viên khoa sư phạm- ĐHQG Hà Nội Luận văn Sư phạm 2
T một số biện pháp rèn kỹ năng giao tiếp cho học sinh tiểu học Luận văn Sư phạm 0
D một số biện pháp rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh trung bình, yếu môn hóa lớp 10 trung họ Luận văn Sư phạm 0
M Rèn luyện kỹ năng hệ thống hóa kiến thức cho học sinh lớp 11 trung học phổ thông trong dạy học sinh Luận văn Sư phạm 0
K Biện pháp rèn luyện kỹ năng tự học vật lý cho học sinh chương Dao động cơ Vật lý 12 Cơ bản Luận văn Sư phạm 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top