daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN i
MỤC LỤC ii
BẢNG TỪ VIẾT TẮT iv
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO 3
1.1.Khái niệm quy tắc xuất xứ hàng hóa. 3
1.1.1. Xuất xứ hàng hóa 3
1.1.2. Quy tắc xuất xứ hàng hóa 5
1.2.Quy tắc xuất xứ hàng hóa theo WTO 8
1.2.1.Thời gian quá độ. 8
1.2.2. Giai đoạn sau quá độ. 11
CHƯƠNG 2: PHÁP LUẬT VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA THEO TPP VÀ PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA. 13
2.1.Quy tắc xuất xứ trong TPP 13
2.1.1. Hàng hóa có xuất xứ thuần túy. 14
2.1.2. Hàng hóa có xuất xứ không thuần túy. 15
2.2.Quy định của pháp luật Việt Nam về quy tắc xuất xứ hàng hóa. 25
2.2.1. Luật áp dụng. 25
2.2.2. Nội dung các quy định của pháp luật 26
2.2.3. Đặc điểm chính về quy tắc xuất xứ theo các FTA của Việt Nam 26
2.3.Thực tiễn áp dụng pháp luật Việt Nam về quy tắc xuất xứ hàng hóa. 28
CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA CỦA TPP TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP. 34
3.1.Ảnh hưởng của quy tắc xuất xứ của TPP đến Việt Nam 34
3.1.1. Thuận lợi 34
3.1.2. Khó khăn 36
3.2.Giải pháp. 39
3.2.1. Nâng cao hiểu biết thực tế về TPP và quy tắc xuất xứ trong TPP. 39
3.2.2.Cải cách quy trình sản xuất hàng hóa, đáp ứng yêu cầu của quy tắc xuất xứ. 40
3.2.3.Xây dựng ngành công nghiệp phụ trợ cho các ngành hàng sản xuất xuất khẩu. 41
3.2.4.Nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hóa trong nước. 41
3.2.5.Đối với Nhà nước. 42
KẾT LUẬN 44
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 45



BẢNG TỪ VIẾT TẮT

ASEAN(Association of Southeast Asian Nations): Hiệp hội các Quốc gia Đông Nam Á
C/O (certificate of origin): Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa
FTA (Free Trade Agreement): Hiệp định thương mại tự do
NĐ: Nghị định
RVC (regional value content): Hàm lượng giá trị khu vực
TPP (Trans – Pacific Partnership): Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương
WTO (World Trade Organization): Tổ chức Thương mại Quốc tế

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài.
Hiệp định Hợp tác Kinh tế chiến lược Xuyên Thái Bình Dương (Trans-Pacific Strategic Economic Partnership Agreement – TPP) là một trong những chủ đề kinh tế đang được cácdoanh nghiệp Việt Nam rất quan tâm.Đây là đàm phán thương mại tự do quan trọng nhất của Việt Nam trong thời điểm hiện tại, với phạm vi đàm phán rộng, mức độ cam kết sâu và dự kiến sẽ có tác động rất lớn đến triển vọng hoạt động kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp cũng như đời sống xã hội nói chung.
Một câu hỏi đặt ra là liệu Hiệp định TPP sẽ mang lại những cơ hội và thách thức gì trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang có nhiều khó khăn và doanh nghiệp Việt Nam còn gặp rất nhiều trở ngại trong việc đẩy mạnh xuất khẩu và nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường thế giới như hiện nay. Đặc biệt, TPP đặt ra một số vấn đề khá mới, tác động sâu rộng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động thương mại quốc tế của các doanh nghiệp nói riêng. Một trong các vấn đề đáng quan tâm là quy định về quy tắc xuất xứ hàng hóa.
Quy tắc xuất xứ hàng hóa trong TPP được hiểu là: Để được miễn giảm thuế nhập khẩu, hàng hóa trao đổi giữa các nền kinh tế thành viên TPP phải được sản xuất hay lắp ráp từ linh kiện do các nước TPP sản xuất, không sử dụng linh kiện từ các nước bên ngoài TPP. Như vậy, những ngành nào, sản phẩm nào, sử dụng các nguyên liệu của các nước thứ ba, ngoài thành viên TPP đều không được hưởng các ưu đãi thuế suất 0%.Có thể thấy các quy tắc xuất xứ có tác dụng như một công cụ chính sách, góp phần làm giảm lợi thế cạnh tranh của các nước nằm ngoài TPP, tăng cường thương mại vào giữa các nước thành viên TPP và thúc đẩy thương mại song phương giữa nước cho hưởng và nước được hưởng ưu đãi.
Theo thống kê, hơn 50% Doanh nghiệp Việt Nam hiện đã đáp ứng được nguyên tắc này. Tuy nhiên, trong hiệp định TPP này lại có thêm quy định về hàm lượng giá trị khu vực; nghĩa là sản phẩm phải đạt tỷ lệ nội địa hóa từ 55% tổng giá trị trở lên. Doanh nghiệp chỉ được phép nhập tối đa 45% nguyên vật liệu từ các nước ngoài khối để sản xuất ra một sản phẩm, kể cả chi phí gia công.
Đối với Việt Nam, mục tiêu lớn nhất khi tham gia TPP là tăng cường lợi thế xuất khẩu sang các nước TPP, thông qua việc các nước này miễn hay giảm thuế cho hàng hóa VN. Tuy nhiên, điều này chỉ đạt được nếu hàng hóa của VN đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cao và phức tạp về quy tắc xuất xứ, bắt buộc phải có nguyên liệu hay giá trị chủ yếu từ các nước thành viên.
Để đạt được những ưu đãi thuế quan khi tham gia TPP đòi hỏi hàng hóa phải đảm bảo những tiêu chuẩn vô cùng khắt khe. Việc nghiên cứu quy tắc xuất xứ hàng hóa quy định tại Hiệp định này có ý nghĩa vô cùng to lớn trong việc đưa ra giải pháp, thúc đẩy hoạt động sản xuất và xuất nhập khẩu hàng hóa, đúng như mong đợi của Việt Nam khi ký kết hiệp định này.
2. Mục tiêu nghiên cứu.
Mục tiêu chung của bài nghiên cứu: Phân tích quy tắc xuất xứ hàng hóa được quy định trong hiệp định TPP, từ đó đưa ra giải pháp cho Việt Nam để tận dụng các thuận lợi, hạn chế khó khăn, phát triển thương mại Quốc tế.
Các mục tiêu cụ thể:
 Từ góc độ lý luận, phân tích quy tắc xuất xứ hàng hóa nói chung và quy tắc xuất xứ hàng hóa cụ thể được quy định trong hiệp định TPP
 So sánh, đối chiếu với thực tiễn Việt Nam, từ đó đưa ra các thuận lợi và khó khăn của Việt nam liên quan đến quy định này.
 Xác định Việt Nam cần làm gì để tận dụng lợi thế cũng như hạn chế khó khăn, phát triển thương mại quốc tế.
3. Đối tượng nghiên cứu.
- Quy tắc xuất xứ hàng hóa nói chung và quy tắc xuất xứ hàng hóa được quy định trong hiệp định TPP.
- Thực trạng áp dụng pháp luật về quy tắc xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam hiện nay.
4. Phương pháp nghiên cứu.
 Phương pháp nghiên cứu tài liệu.
 Phương pháp so sánh: so sánh với quy tắc xuất xứ hàng hóa trong các hiệp định thương mại tự do khác, so sánh thực tiễn Việt Nam và các quốc gia khác...
 Phương pháp phân tích, tổng hợp: phân tích điều luật, phân tích các nghiên cứu sẵn có từ đó tổng hợp thành kết luận chung.
CHƯƠNG 1: PHÁP LUẬT VỀ QUY TẮC
XUẤT XỨ HÀNG HÓA VÀ QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA
THEO QUY ĐỊNH CỦA WTO

1.1. Khái niệm quy tắc xuất xứ hàng hóa.
1.1.1. Xuất xứ hàng hóa
1.1.1.1. Khái niệm
Ngày nay, rất nhiều các sản phẩm được sản xuất theo các công đoạn khác nhau, mỗi công đoạn thực hiện ở một nước nhằm tận dụng những lợi thế liên quan của nước đó (ví dụ nhân công, nguồn nguyên liệu, kỹ thuật…). Vì vậy nếu không có các quy tắc xuất xứ thì không thể xác định được xuất xứ chính thức của các hàng hóa này để từ đó áp dụng quy chế đặc biệt liên quan, nếu có.
Xuất xứ hàng hóa là nước hay vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hay nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hay vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó.
Công đoạn chế biến hàng hóa là quá trình sản xuất chính tạo ra những đặc điểm cơ bản của hàng hóa.
Sản xuất là các cách để tạo ra hàng hóa bao gồm trồng trọt, khai thác, thu hoạch, chăn nuôi, chiết khấu, thu lượm, thu nhặt, đánh bắt, đánh bẫy, sắn bắn, chế tạo, chế biến, gia công hay lắp ráp.
Trong thương mại quốc tế, việc xác định xuất xứ hàng hóa có ý nghĩa hết sức quan trọng bởi lẽ xuất xứ hàng hóa là cơ sở để áp dụng các công cụ chính sách thương mại đối với hàng hóa xuất, nhập khẩu. Hàng hóa có xuất xứ từ các quốc gia, vùng lãnh thổ khác nhau sẽ được đối xứ khác nhau trong xuất nhập khẩu, mà phổ biến nhất là ưu đãi về thuế quan.
Theo Điều 3(b) Hiệp định về quy tắc xuất xứ của WTO, “một nước được xác định là nước xuất xứ của một hàng hóa cụ thể nếu như hàng hóa được hoàn toàn sản xuất ra ở nước đó hay khi nhiều nước cùng tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó, thì nước Xuất xứ hàng hóa là nước thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng.”
Trong pháp luật Việt Nam, khái niệm về xuất xứ hàng hóa cũng được quy định có sự tương đồng: “Xuất xứ hàng hóa là nước hoặc vùng lãnh thổ nơi sản xuất ra toàn bộ hàng hóa hoặc nơi thực hiện công đoạn chế biến cơ bản cuối cùng đối với hàng hóa trong trường hợp có nhiều nước hoặc vùng lãnh thổ tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa đó” [khoản 14, điều 3, Luật Thương mại 2005].
Từ khái niệm trên, có thể thấy, hàng hóa có xuất xứ được phân loại thành: hàng hóa có xuất xứ thuần túy và hàng hóa có xuất xứ không thuần túy. Hàng hóa được coi là có xuất xứ thuần túy khi nó hoàn toàn được sản xuất ra tại một quốc gia. Hầu hết các hàng hóa có xuất xứ thuần túy, theo quy định trên thế giới đều giống nhau, và chủ yếu liên quan tới các mặt hàng nông lâm thủy hải sản và khoáng sản. Ngược lại, hàng hóa có xuất xứ không thuần túy là các loại hàng hóa có thành phần nhập khẩu. Trường hợp này xảy ra khi có nhiều hơn một quốc gia tham gia vào quá trình sản xuất ra hàng hóa [6]
Xuất xứ hàng hóa được thể hiện qua giấy chứng nhận xuất xứ (C/O - certificate of origin). C/O được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước xuất khẩu cho hàng hóa xuất khẩu được sản xuất tại nước đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của cả nước, vùng lãnh thổ xuất khẩu và nhập khẩu, chính vì vậy có nhiều loại CO (miễn thuế, ưu đãi thuế quan, có hạn ngạch,…). Mục đích của C/O là chứng minh hàng hóa có xuất xứ rõ ràng, hợp pháp về thuế quan và các quy định khác của pháp luật về xuất nhập khẩu.

CHƯƠNG 3: ÁP DỤNG QUY TẮC XUẤT XỨ HÀNG HÓA
CỦA TPP TẠI VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP.


3.1. Ảnh hưởng của quy tắc xuất xứ của TPP đến Việt Nam
Với phạm vi rộng và mức độ cam kết sâu, TPP được gọi là một hiệp định của thế kỷ 21(5 đặc điểm khiến TPP trở thành hiệp định mang tính bước ngoặt của thế kỷ 21:
- Tiếp cận thị trường một cách toàn diện thông qua việc cắt giảm thuế quan và các hàng rào phi thuế quan về căn bản đối với tất cả các thương mại hàng hóa và dịch vụ. Điều chỉnh toàn bộ các lĩnh vực về thương mại và đầu tư nhằm tạo ra các cơ hội và lợi ích cho doanh nghiệp và người lao động, người tiêu dùng của các nước thành viên;
- Tiếp cận mang tính khu vực trong việc đưa ra các cam kết hội nhập nhằm tạo thuận lợi cho việc phát triển sản xuất và dây chuyền cung ứng của các nước trong khu vực;
- Giải quyết các thách thức đối với thương mại thông qua việc thúc đẩy đổi mới, năng suất và tính cạnh tranh;
- Hiệp định TPP bao gồm các yếu tố mới được đưa vào để đảm bảo rằng các nền kinh tế ở tất cả các cấp độ phát triển và doanh nghiệp thuộc mọi quy mô đều có thể hưởng lợi từ thương mại;
- Là nền tảng cho hội nhập khu vực và được xây dựng để bao hàm cả những nền kinh tế khác xuyên khu vực châu Á - Thái Bình Dương.).
TPP được kỳ vọng đem lại nhiều cơ hội lớn cho Việt Nam, tuy nhiên cũng sẽ mang đến không ít thách thức đối với nền kinh tế. Đặc biệt, các quy định về quy tắc xuất xứ, vốn là mối quan tâm lớn của các doanh nghiệp trong nước, có sự ảnh hưởng to lớn đến các ưu đãi và thuế xuất – nhập khẩu. Đây là cơ hội, đồng thời cũng ẩn chứa nhiều thách thức trong quá trình vươn ra thế giới, khẳng định thương hiệu của các doanh nghiệp Việt Nam.
3.1.1. Thuận lợi
Theo kết quả nghiên cứu năm 2012, Viện Peterson ước tính rằng nếu so với thời điểm chưa có TPP, thu nhập của Việt Nam trong năm 2025 khi ký kết TPP sẽ cao hơn 13% và xuất khẩu sẽ tăng hơn 37%. Phần lớn những nguồn thu này trước mắt đến từ việc sản xuất và xuất khẩu các mặt hàng quần áo và giày dép, vốn là những mặt hàng đang tăng trưởng của Việt Nam, do việc xóa bỏ mức thuế cao của các nước TPP, đặc biệt là Mỹ.
Trong hơn hai thập kỷ qua, các đối tác thương mại với Mỹ và chính Mỹ cũng đã tiến hành những cải cách triệt để theo các hiệp định thương mại tự do tiêu chuẩn cao. Những điều chỉnh theo yêu cầu của TPP tiêu chuẩn cao cũng có thể thúc đẩy đầu tư nước ngoài, cải tiến và đổi mới công nghệ, mở rộng tham gia vào thương mại và những lĩnh vực phát triển chủ lực khác mà cùng với những cải cách bổ sung khác có thể thúc đẩy sự phát triển kinh tế mạnh hơn và rộng rãi hơn.
Theo tôi, những lợi ích lớn nhất từ quy tắc xuất xứ của TPP đối với Việt Nam gồm có:
- Cắt giảm thuế quan:
Đối với những nước có nền kinh tế hướng tới xuất khẩu như Việt Nam, lợi ích chủ yếu và trực tiếp mà Việt Nam có thể hy vọng từ việc ký FTA với các đối tác là ở việc các đối tác sẽ loại bỏ thuế quan cho hàng xuất khẩu Việt Nam.
Là một nền kinh tế định hướng xuất khẩu, việc có thể tiếp cận các thị trường lớn như Hoa Kỳ với mức thuế suất bằng 0% hay thấp, như vậy sẽ mang lại một lợi thế cạnh tranh vô cùng lớn và một triển vọng hết sức sáng sủa cho nhiều ngành hàng của chúng ta, kéo theo đó là lợi ích cho một bộ phận lớn người lao động hoạt động trong các lĩnh vực phục vụ xuất khẩu. Lợi ích này không chỉ dừng lại ở những nhóm mặt hàng mà Việt Nam đang có thế mạnh xuất khẩu (ví dụ như dệt may, giầy dép…), nó còn là động lực để nhiều nhóm mặt hàng khác hiện chưa có kim ngạch đáng kể có điều kiện để gia tăng sức cạnh tranh. Nói một cách khác, lợi thế này không chỉ nhìn từ góc độ hiện tại mà còn được nhìn thấy ở cả tiềm năng trong tương lai.
Tại thị trường nội địa, lợi ích từ việc giảm thuế hàng nhập khẩu từ các nước TPP, người tiêu dùng và các ngành sản xuất sử dụng nguyên liệu nhập khẩu từ các nước này làm nguyên liệu đầu vào sẽ được hưởng lợi từ hàng hóa, nguyên liệu giá rẻ, giúp giảm chi phí sinh hoạt và sản xuất, từ đó có thể giúp nâng cao năng lực cạnh tranh của những ngành này. Quy tắc xuất xứ nội khối là cơ hội tốt cho Việt Nam phát triển công nghiệp hỗ trợ, đẩy mạnh sản xuất hàng hóa từ nguyên liệu trong nước hay nguyên liệu nhập khẩu từ các nước thành viên TPP.
- Thu hút đầu tư nước ngoài:
TPP nói riêng và các hiệp định FTA có thể đóng một vai trò sống còn trong việc thu hút đầu tư nước ngoài (FDI). Để chọn đúng nơi đầu tư, các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm những quốc gia có môi trường đầu tư ổn định và những qui định chặt chẽ để đảm bảo tính minh bạch, thương mại tự do hơn, và những thị trường tài chính mở - Việt Nam sẽ chứng kiến mức gia tăng về FDI khi gia nhập TPP. Lịch sử cho thấy một hiệp định mới cùng với sự cam kết một môi trường đầu tư thuận lợi có thể đảm bảo tăng trưởng của đầu tư liên tục.
Ngoài ra, quy tắc xuất xứ với các ưu đãi của nó dành cho các nước nội khối là động lực cho các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư và sử dụng các tài nguyên sẵn có của Việt Nam vào quá trình sản xuất.
- Thúc đẩy thương mại các doanh nghiệp vừa và nhỏ:
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ là những động lực chính cho sự tăng trưởng và việc làm tốt tại các quốc gia trên khắp thế giới. Nhưng ở nhiều nước – kể cả Mỹ - chỉ có một tỉ lệ nhỏ các doanh nghiệp vừa và nhỏ thực hiện xuất khẩu. Nguyên nhân chính là các rào cản thương mại như thuế cao, những qui định phức tạp và tình trạng quan liêu thường tạo ra những thách thức lớn cho các doanh nghiệp nhỏ với kinh nghiệm và nguồn lực còn hạn chế.
Là một quốc gia với một môi trường kinh doanh năng động và số lượng lớn các doanh nghiệp vừa và nhỏ, Việt Nam và nhiều các doanh nghiệp nhỏ có thể hưởng lợi đáng kể từ TPP. Đặc biệt, với các ưu đãi về thuế quan theo quy định xuất xứ sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp mở rộng thương mại Quốc tế.
3.1.2. Khó khăn
Tuy TPP mang lại nhiều lợi ích, nhưng cũng mang lại không ít những bất lợi, là thách thức không hề nhỏ đối với thương mại Việt Nam.
3.1.2.1. Bất lợi từ việc cắt giảm thuế quan.
Từ việc giảm thuế quan đối với hàng hóa từ các nước đối tác TPP, dự kiến sẽ gây ra 2 bất lợi trực tiếp, bao gồm:


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top