daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................................................... 4
1.

Lý do chọn đề tài .................................................................................................................... 4

2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 5

3.

Phương pháp nghiên cứu........................................................................................................ 6

4.

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 7

5.

Nguồn tư liệu nghiên cứu ....................................................................................................... 7

6.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề ..................................................................................................... 7

7.

Đóng góp của luận văn......................................................................................................... 10

8.

Cấu trúc của luận văn ........................................................................................................... 11

CHƢƠNG 1: ĐẠI VIỆT TRONG BỐI CẢNH ĐÔNG NAM Á, THẾ KỶ X – XV ............ Error!
Bookmark not defined.
1.1.

Bối cảnh Đông Nam Á, thế kỷ X – XV ............................... Error! Bookmark not defined.

1.2. Vài nét về quan hệ giữa các quốc gia Đông Nam Á, thế kỷ X – XV . Error! Bookmark not
defined.
1.3. Khái quát về bối cảnh chính trị, kinh tế - xã hội của Đại Việt, thế kỷ X – XV........... Error!
Bookmark not defined.

CHƢƠNG 2: QUAN HỆ ĐẠI VIỆT – CHAMPA, THẾ KỶ X – XV........... Error! Bookmark not
defined.
2.1. Quan hệ Đại Việt – Champa nhìn từ dòng chảy lịch sử ............ Error! Bookmark not defined.
2.2. Champa thế kỷ X – XV ............................................................. Error! Bookmark not defined.
2.3. Quan hệ Đại Việt – Champa thế kỷ X – XV ............................. Error! Bookmark not defined.
2.3.1. Mối quan hệ hòa hiếu giữa Đại Việt và Champa thế kỷ X – XV ...... Error! Bookmark not
defined.
2.3.2. Xung đột và cạnh tranh giữa hai quốc gia ......................... Error! Bookmark not defined.
CHƢƠNG 3. QUAN HỆ ĐẠI VIỆT – CÁC QUỐC GIA INDONESIA THẾ KỶ X – XV Error!
Bookmark not defined.
3.1. Quan hệ Đại Việt – Các quốc gia ở Indonesia thời kỳ tiền Thăng Long Error! Bookmark not
defined.
3.2. Indonesia thế kỷ X – XV........................................................... Error! Bookmark not defined.
3.3. Quan hệ bang giao – thương mại giữa Đại Việt và các quốc gia ở Indonesia thế kỷ X – XV
.......................................................................................................... Error! Bookmark not defined.


CHƢƠNG 4. QUAN HỆ CỦA ĐẠI VIỆT VỚI MỘT SỐ QUỐC GIA ĐÔNG NAM Á KHÁC
............................................................................................................... Error! Bookmark not defined.
4.1. Quan hệ Đại Việt – Chân Lạp thế kỷ X – XV........................... Error! Bookmark not defined.
4.1.1. Quan hệ hai nước trước thế kỷ X ....................................... Error! Bookmark not defined.
4.1.2. Quan hệ Đại Việt – Chân Lạp thế kỷ X – XV ..................... Error! Bookmark not defined.
4.2. Quan hệ của Đại Việt và một số quốc gia Đông Nam Á khác .. Error! Bookmark not defined.
KẾT LUẬN .......................................................................................... Error! Bookmark not defined.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 12
PHỤ LỤC ............................................................................................. Error! Bookmark not defined.



MỞ ĐẦU

1.

Lý do chọn đề tài

Thế kỷ X – XV đánh dấu một bước ngoặt quan trọng đối với lịch sử Đông
Nam Á, đặc biệt là với Việt Nam. Vượt qua những thách thức cam go từ môi trường
chính trị khu vực, các vương triều Lý, Trần, Hồ đã nỗ lực xây dựng quốc gia, củng
cố sức mạnh dân tộc, mở rộng lãnh thổ và không ngừng khẳng định vị thế của Đại
Việt ở Đông Nam Á. Bên cạnh việc duy trì mối quan hệ truyền thống với triều đình
Trung Hoa, Đại Việt cũng đồng thời gia sức mở rộng và phát triển mối quan hệ với
các nước láng giềng như: Champa, Chân Lạp, Srivijaya, Java...
Các hoạt động bang giao của Đại Việt và các quốc gia Đông Nam Á, thế kỷ X
– XV, không chỉ diễn ra một chiều, đơn tuyến mà ngược lại, là các hoạt động đối
ngoại đa chiều và phức tạp. Trong 5 thế kỷ, Đại Việt và các nước láng giềng vừa
duy trì mối quan hệ bang giao, hòa hiếu lại vừa tồn tại những xung đột, nghi kỵ
nhằm cạnh tranh ảnh hưởng và vị thế chính trị trong khu vực. Điều này đưa đến cả
những kết quả tích cực và tiêu cực. Đầu tiên, nó tăng cường sự liên kết giữa các
chính thể trong khu vực. Thứ hai, các mối quan hệ được thiết lập trên cơ sở của hệ
thống bang giao – triều cống trong đó mỗi đế chế đều thu nhận về những lợi ích
thương mại đồng thời góp phần nâng cao vai trò cũng như ảnh hưởng trên phương
diện chính trị của mỗi nước đối với khu vực. Thứ ba, mặc dù trong suốt năm thế kỷ
mối quan hệ giữa Đại Việt và các nước Đông Nam Á không phải lúc nào cũng diễn
ra trong trạng thái hòa bình, nhưng xu hướng giao lưu, hợp tác vẫn là chủ đạo và và
kết quả của quá trình giao lưu hợp tác ấy đã để lại những dấu ấn độc đáo và đậm nét
ở mỗi nước.
Mặc khác, các cuộc xung đột xảy ra giữa các quốc gia đã đưa đến những hệ
quả nghiêm trọng cho cả Đại Việt và các nước trong khu vực. Đến giữa thế kỷ XV,
mặc dù Đại Việt vẫn duy trì vai trò chính trị của mình, nhưng những dấu hiệu của
cuộc khủng hoảng đã bắt đầu lộ diện. Trong khi đó, một số đế chế khác lại dần đánh
mất vị thế và tầm ảnh hưởng của họ trước những biến chuyển đầy phức tạp ở Đông

Nam Á. Bên cạnh những thay đổi lớn lao ấy, vào giữa thế kỷ XV cũng chứng kiến

5


sự vươn lên của một số quốc gia Hồi giáo, mở đầu cho Kỷ nguyên thương mại (Age
of commerce) (1450-1860) ở khu vực.1
Luận văn nghiên cứu về mối quan hệ giữa Đại Việt và các quốc gia Đông
Nam Á thế kỷ X – XV. Đặc biệt, Luận văn tập trung vào các mối quan hệ kinh tế chính trị với quan điểm cho rằng bất chấp sự cạnh tranh về vị thế chính trị giữa các
chính thể trong khu vực, Đại Việt và các nước vẫn duy trì mối quan hệ giao thương
chặt chẽ với nhau. Tác giả áp dụng lý thuyết về “Kỷ nguyên thương mại sớm ở
Đông Nam Á” của Geoff Wade và lý thuyết về quan hệ thương mại – triều cống của
Wang Gungwu làm cơ sở lý luận của Luận văn: “Quan hệ Đại Việt – Đông Nam Á,
thế kỷ X – XV”.
2.

Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu

2.1.

Mục đích nghiên cứu

Thu thập tài liệu từ thành văn đến phi thành văn (nguồn sử liệu điền dã thực
địa) để tổng hợp và cho một cái nhìn tổng thể, khái quát về mối quan hệ giữa Đại
Việt – Đông Nam Á thế kỷ X – XV và ảnh hưởng của nó đối với quốc gia Đại Việt.
Trình bày và đánh gia mối quan hệ giữa Đại Việt – Đông Nam Á diễn ra trong
bối cảnh lịch sử thế kỷ X – XV. Từ đây, cho thấy những tác động của mối quan hệ
này đến xã hội Đại Việt.
Đưa ra những luận điểm khoa học để lý giải và nhận thấy rằng, bên cạnh mối
quan hệ giữa Đại Việt với Trung Hoa, Thăng Long còn thiết lập và duy trì quan hệ

với nhiều quốc gia lân bang/láng giềng khác. Từ những chứng cứ qua nguồn sử liệu
thành văn (chủ yếu là nguồn chính sử của Đại Việt) và tư liệu diền dã (Vân Đồn –
Quảng Ninh), chúng tui có thể đưa ra kết luận quan hệ Đại Việt – Đông Nam Á thế
kỷ X – XV đã diễn ra rất sôi động và phức tạp.

1

Theo Anthony Reid, giai đoạn 1450-1860 là Kỷ nghuyên thương mại (Age of Commerce) ở Đông Nam Á.
Sự hưng thịnh của thương mại ở Đông Nam Á gắn liền với sự vươn lên của hàng loạt các vương quốc Hồi
giáo ở khu vực và việc nhà Minh ở Trung Quốc ban hành cách chính sách hạn chế thương mại. Xem:
Anthony Reid, Southeast Asia in the age of commerce, 1450-1680, 2 vol. New Haven and London: Yale
University Press, 1988.

6


2.2.

Nhiệm vụ nghiên cứu

Làm rõ những tiền đề lịch sử dẫn đến mối quan hệ giữa Đại Việt – Đông Nam
Á thế kỷ X – XV.
Bằng những nguồn tư liệu khai thác được từ các công trình nghiên cứu (Luận
văn, luận án, sách chuyên khảo, giáo trình...), tạp chí và tài liệu điền dã thực
địa,...luận văn tập trung làm rõ mối quan hệ giữa Đại Việt và một số quốc gia Đông
Nam Á thế kỷ X – XV trên các phương diện: bang giao – triều cống, xung đột, tị
hiềm và những giao lưu văn hóa. Từ đó, Luận văn rút ra những đặc điểm của các
mối quan hệ này và phân tích ảnh hưởng của chúng đến những chuyển biến của Đại
Việt trong 5 thế kỷ.
3.


Phƣơng pháp nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, chúng tui sử dụng các phương pháp sau:
Phương pháp logic của sử học: Phương pháp này, cho phép chúng tui dựa trên
những nguồn tài liệu/sử liệu để kết nói, xâu chuỗi và diễn giải về quan hệ Đại Việt –
Đông Nam Á thế kỷ X – XV trong bối cảnh khu vực nói chung và Đại Việt nói
riêng.
Phương pháp nghiên cứu đa ngành: Phương pháp này, cho phép chúng tui tận
dụng được kết quả nghiên cứu của các ngành khoa học khác như: Khảo cổ học, Dân
tộc học, Văn hóa học,... ; từ đó, chúng tui có thể thu thập, đánh giá xử lý và diễn
giải tài liệu.
Ngoài ra, chúng tui còn sử dụng các phương pháp phân tích, điền dã, so sánh,
đối chiếu... để thực hiện Luận văn. Chúng tui sử dụng các phương pháp này nhằm
phân tích, tổng hợp các giai đoạn lịch sử và trình bày luận văn theo phương pháp
lịch đại cũng như có thể tiến hành trình bày tho phương pháp đồng đại để từ đó, có
thể nhận diện rõ ràng mối quan hệ giữa Đại Việt với một số quốc gia Đông Nam Á
thế kỷ X – XV.
Về hướng tiếp cận: nghiên cứu về quan hệ Đại Việt – Đông Nam Á thế kỷ X
– XV, đề tài xác định các phương pháp tiếp cận dưới góc nhìn lịch sử, lịch sử văn

7


hóa, quan hệ quốc tế... các hướng tiếp cận này phù hợp với tên đề tài cũng như mục
đích nghiên cứu đặt ra.
4.

Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu

4.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu chính của đề tài là mối quan hệ giữa Đại Việt và một số
quốc gia Đông Nam Á thế kỷ X – XV không chỉ trên phương diện chính trị, ngoại
giao mà còn trên phương diện kinh tế - thương mại.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
Về thời gian, đề tài chủ yếu nghiên cứu mối quan hệ giữa Đại Việt với một số
quốc gia Đông Nam Á từ sau khi đất nước hoàn toàn thoát khỏi ách đô hộ phương
Bắc, cụ thể là từ khi họ Khúc giành được quyền tự cho cho đất nước năm 905 (đầu
thế kỷ X) đến trước khi vương triều Lê sơ được thành lập (đầu thế kỷ XV).
Về không gian nghiên cứu chính bao gồm Đại Việt và một số quốc gia ở khu
vực Đông Nam Á duy trì mối quan hệ với Đại Việt như: Champa, Chân Lạp,
Srivijaya, Java và một số tiểu quốc ở vùng Đông Nam Á bản đảo như Ai Lao, La
Hộc, Xiêm La…
5.

Nguồn tƣ liệu nghiên cứu

Để thực hiện luận văn, bên cạnh việc tham khảo, kế thừa những công trình
nghiên cứu của các học giả đi trước, chúng tui chủ yếu dựa vào các nguồn tư liệu
sau: Những ghi chép trong chính sử của Đại Việt, Trung Quốc... và những hiện vật
khảo cổ đã được khai quật ở các di tích có niên đại tương ứng với thời gian nghiên
cứu của luận văn.
6.

Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Trong các nguồn tư liệu viết về lịch sử Việt Nam nói chung và quan hệ của
Đại Việt với các quốc gia trong khu vực nói riêng, Đại Việt sử ký toàn thư là một bộ
sử có giá trị. Những ghi chép trong Toàn thư cho thấy mối liến hệ giữa cộng đồng
người Việt với bộ phận dân cư còn lại ở Đông Nam Á đã có từ rất sớm. Mặc dù là

sử biên niên, không phản ánh được đầy đủ diện mạo và tính chất của các mối quan
hệ giữa Đại Việt và các nước láng giềng khu vực nhưng Toàn thư vẫn cung cấp

8


nhiều thông tin quan trọng, là cơ sở chính yếu để nghiên cứu về các hoạt động bang
giao – thương mại của Đại Việt và các quốc gia Đông Nam Á thế kỷ X – XV.
Vân đài loại ngữ của Lê Qúy Đôn cũng cung cấp nhiều thông tin có liên quan
đến sự giao lưu, buôn bán giữa các quốc gia với Đại Việt, đặc biệt là những ghi
chép về vật phẩm trao đổi mà các nước có địa vực gần gũi với Đại Việt dâng cống
lên Thăng Long, dù rằng những ghi chép ấy không nhiều và cần kiểm chứng.
Khâm định Việt sử thông giám cương mục cũng là một bộ sử giá trị. Tuy nội dung
có nhiều điểm tương đồng với Toàn thư nhưng, các bình luận, đánh giá được đưa ra
bởi các sử gia triều Nguyễn lại góp phần thể hiện một góc nhìn đầy mới mẻ và thú
vị về các nước Đông Nam Á cũng như về mối quan hệ đối ngoại giữa Đại Việt với
các quốc gia ấy trong thế kỷ X – XV.
Cùng với các nguồn tư liệu Việt Nam, một số tư liệu Trung Quốc qua các
thời đại như Lương thư, Hán thư, Man sử... hay các bộ sử của các triều đại như:
Tống sử, Nguyên sử, Minh sử... đều có những trang tư liệu giá trị, góp phần phác
dựng lại mối quan hệ của Đại Việt với các quốc gia láng giềng. Trong khi sử cũ của
Việt Nam không viết rõ về điều kiện tự nhiên, phong tục, đất nước, con người, văn
hóa của các nước Đông Nam Á thì chính sử Trung Hoa lại có những ghi chép khá
chi tiết và tỉ mỉ. Bên cạnh đó, Lĩnh ngoại đại đáp của Chu Khứ Phi cũng chứa đựng
nhiều thông tin và nội dung mô tả về đời sống kinh tế - xã hội, quan hệ bang giao
của Đại Việt với Trung Quốc cũng như các quốc gia khu vực.
Trong một số giáo trình, chuyên khảo như: Một số trận quyết chiến chiến
lược trong lịch sử dân tộc, Chiến thắng Vân Đồn 1288, Cuộc kháng chiến chống
quân xâm lược thế kỷ XIII, Quân thủy trong lịch sử chống ngoại xâm... cũng có
nhiều giá trị tham khảo cho Luận văn. Bên cạnh đó, các công trình như: Đông Á –

Đông Nam Á: những vấn đề lịch sử và hiện tại, Đông Nam Á: Truyền thống và hội
nhập, Việt Nam trong hệ thống thương mại châu Á thế kỷ XVI – XVII, Việt Nam
trong Thế giới Đông Á – Một cách tiếp cận liên ngành và khu vực học và Người
Việt với biển... là những công trình, chuyên khảo giá trị về truyền thống khai thác,

9


phát triển kinh tế biển Việt Nam, mối quan hệ của Đại Việt với các nước ở Đông
Nam Á dưới thời Lý – Trần. Đặc biệt, công trình Vân Đồn – Thương cảng quốc tế
của Việt Nam của tác giả Nguyễn Văn Kim đã nghiên cứu một cách hệ thống và sâu
sắc về thương cảng vùng biển Đông Bắc qua từng thời đại đặt trong mối quan hệ
vùng, liên vùng và quốc tế... Thương cảng Vân Đồn thời Trần đã được tác giả
nghiên cứu một cách chuyên sâu, cung cấp nguồn tri thức phong phú đồng thời đem
lại nhiều thông tin khoa học, gợi mở những cách tiếp cận mới cho nhiều nội dung
của đề tài Luận văn.
Nghiên cứu sâu về mối quan hệ giữa Đại Việt và các quốc gia Đông Nam Á
phải kể đến các tác giả Nguyễn Thị Phương Chi, Nguyễn Tiến Dũng, Nguyễn
Trường Giang... Trong một số bài viết, các tác giả đã khảo cứu mối quan hệ của Đại
Việt với Java, Champa và Chân Lạp trong thế kỷ XI – XIV. Đây là những nguồn tài
liệu rất hữu ích cho Luận văn. Từ việc khai thác thêm các nguồn tư liệu, nhất là tư
liệu chính sử và điền dã, Luận văn sẽ bổ sung và làm phong phú thêm những nhận
định về mối quan hệ giữa Đại Việt với Java, Chiêm Thành và Chân Lạp. Hơn nữa,
tác giả sẽ nghiên cứu mối quan hệ giữa Đại Việt với các quốc gia này trong tổng thế
các mối quan hệ của Đại Việt với các quốc gia ở Đông Nam Á trong khoảng thời
gian lớn hơn, trải dài năm thế kỷ (từ thế kỷ X đến thế kỷ XV)
Ở góc độ quốc tế, bên cạnh các chuyên khảo của Geoff Wade và Wang
Gungwu được Luận văn áp dụng làm cơ sở lý thuyết của đề tài, có khá nhiều công
trình đã nghiên cứu về hệ thống hải thương châu Á và mối giao lưu quốc tế Đông –
Tây. Một số công trình nghiên cứu một cách hệ thống về thương mại châu Á thời cổ

đại có thể kể đến chuyên khảo của Victor Lieberman: Maritime influences in
Southeast Asia, c. 900–1300: Some further thoughts, Momoki Shiro với bài viết:
Dai Viet and the South China Sea Trade, from the 10th to the 15th Century, tác giả
Li Tana: A View From The Sea: Perspectives On The Northern And Central
Vietnamese Coast, đặc biệt là bài nghiên cứu: The Disappearance of Van Don:
Trade and State in Fiftheenth Century Dai Viet của học giả John K. Whitmore,
cùng các nhà nghiên cứu khác là Johannes Widodo: The Boat and The City, Chinese

10


Diaspora and the Architecture of Southeast Asian Coastal Cities, Hok – Lam Chan:
Chinese Refugees In Annam And Champa At The End Of The Sung Dynasty,
Anthony Reid: Southeast Asia in the Age of Commerce 1450 – 1680... đã làm sáng
tỏ nhiều mối quan hệ đa dạng, đa chiều giữa các quốc gia khu vực Đông Á, Đông
Nam Á với Đại Việt và thương cảng Vân Đồn, các cảng thị vùng Nghệ - Tĩnh được
nhắc tới với vai trò là những thương cảng quan trọng.
Tựu chung lại, các nghiên cứu, chuyên khảo, công trình khoa học, khảo cổ
học... của nhiều học giả trong và ngoài nước đã làm gợi mở nhiều vấn đề có liên
quan tới việc thiết lập và sự phát triển của các mối quan hệ của Đại Việt với các
nước trong khu vực. Nhìn chung, các tài liệu nghiên cứu trên chính là cơ sở lý luận
và nguồn tư liệu quan trọng trong quá trình thực hiện đề tài Luận văn: “Quan hệ Đại
Việt – Đông Nam Á thế kỷ X – XV”.
7.
7.1.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top