daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Hội thảo khoa học quốc tế "Hợp tác phát triển Việt Nam - Ấn Độ: Tiếp cận từ góc độ văn hoá, xã hội, giáo dục, đào tạo", Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chí Minh, 30/6/2015.

Võ Minh Tập
Ấn Độ và Việt Nam vốn có quan hệ lịch sử, văn minh từ nhiều thế kỉ trước. Bước sang thế kỉ XXI, quan hệ hai nước ngày càng phát triển toàn diện trên nhiều lĩnh vực như: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, đào tạo… Việt Nam và Ấn Độ đã thiết lập quan hệ đối tác chiến lược từ năm 2007, kể từ đó mối quan hệ giữa hai nước đã có nhiều nét đột phá nhưng thực tế vẫn chưa tương xứng với tiềm năng của nhau. Vì vậy, chúng ta cần thiết phải đánh giá lại thực trạng quan hệ hai nước trong hơn hai thập niên qua và dự báo triển vọng mối quan hệ giữa hai nước trong những năm sắp tới.
1. Trên lĩnh vực chính trị, ngoại giao
Quan hệ Ấn Độ - Việt Nam được thiết lập và phát triển tốt đẹp trên cơ sở hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt. Từ năm 1991, Ấn Độ tiến hành điều chỉnh chính sách đối nội và đường lối đối ngoại một cách mạnh mẽ và toàn diện. Trong đường lối đối ngoại nổi bật của Ấn Độ từ năm 1992 là triển khai và thực hiện “Chính sách hướng Đông”(Look East Policy), trọng tâm chính sách là hướng đên khu vực châu Á – Thái Bình Dương với tâm điểm là Đông Á (trong đó Đông Nam Á là trụ cột). Trong chính sách này, Ấn Độ coi trọng và ưu tiên phát triển quan hệ truyền thống và đã qua thử thách mà Việt Nam là một đối tác quan trọng. Ấn Độ cho rằng một Việt Nam lớn mạnh, đóng vai trò quan trọng ở Đông Nam Á, cân bằng lực lượng lành mạnh ở khu vực là có lợi cho Ấn Độ . Từ năm 1991 đến 2014, Ấn Độ và Việt Nam đã tăng cường trao đổi nhiều đoàn cấp cao (xem bảng 1) nhằm tăng cường sự hiểu biết, chia sẻ lợi ích chung và thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển lên tầm cao mới phù hợp với quan hệ đối tác chiến lược.
Bảng 1: Ấn Độ và Việt Nam trao đổi nhiều đoàn cấp cao (1991 – 2014)
Phía Ấn Độ thăm Việt Nam Phía Việt Nam thăm Ấn Độ
1. Tổng thống R. Venkatraman (4/1991)
2. Phó Tổng thống K.R. Narayanan (9/1993)
3. Thủ tướng P.V. Narasimha Rao (9/1994)
4. Thủ tướng A.B. Vajpayee (1/2001)
5. Chủ tịch Quốc hội Somnath Chatterjee (3/2007)
6. Tổng thống Pratibha Devisingh Patil (11/2008)
7. Phó Tổng thống Mohammad Hamid Ansari (1/2013).
8. Tổng thống Pranab Mukherjee (9/2014) 1. Tổng Bí thư Đỗ Mười (9/1992)
2. Chủ tịch Quốc hội Nông Đức Mạnh (4/1994)
3. Thủ tướng Võ Văn Kiệt (3/1997)
4. Chủ tịch nước Trần Đức Lương (12/1999)
5. Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (5/2003)
6. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (7/2007)
7. Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan (9/2009)
8. Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Phú Trọng (2/2010)
9. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang (11/2011)
10. Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân (3/2012)
11. Phó Thủ tướng Nguyễn Văn Ninh (1/2013)
12. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (11/2013)
13. Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng (10/2014)
Trong gần 24 năm qua, quan hệ Ấn Độ - Việt Nam không ngừng thay đổi tư duy phát triển mối quan hệ giữa hai nước. Trong số những chuyến thăm cấp Nhà nước giữa Việt Nam - Ấn Độ, chuyến thăm Việt Nam của Thủ tướng Ấn Độ N. Rao (4-1994) được đánh giá là sự kiện quan trọng, đánh dấu một bước tiến trong quan hệ hai nước. Hai bên đã chỉ ra những trở ngại trong hợp tác, đồng thời trao đổi về những phương hướng mới và những biện pháp cụ thể nhằm đẩy mạnh hơn nữa sự hợp tác nhiều mặt giữa hai quốc gia về kinh tế, thương mại, văn hoá và khoa học - kỹ thuật nhằm đưa mối quan hệ đó lên ngang tầm với quan hệ chính trị tốt đẹp. Trong chuyến thăm chính thức Việt Nam, Thủ tướng Rao đã khẳng định “Ấn Độ ủng hộ công cuộc đổi mới của Việt Nam, coi Việt Nam là đối tác đặc biệt. Vì vậy, Ấn Độ mong muốn tăng cường hợp tác với Việt Nam trong tất cả các lĩnh vực mà hai bên có tiềm năng” . Từ giữa năm 1995, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ có dấu hiệu chững lại. Đầu năm 1997, với mong muốn thắt chặt quan hệ hữu nghị với Ấn Độ, Thủ tướng Võ Văn Kiệt đã có chuyến thăm đến Ấn Độ (3/1997). Đây là sự kiện quan trọng, mang lại nguồn sinh lực mới cho quan hệ giữa hai nước, đánh dấu một bước phát triển mới trong lịch sử bang giao Việt Nam - Ấn Độ. Ấn Độ đánh giá cao Việt Nam đối với việc ủng hộ tích cực Ấn Độ trở thành thành viên đối thoại đầy đủ của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như việc Ấn Độ tham gia Diễn đàn hợp tác Á - Âu (ASEM),...Với thành tích này, Ấn Độ cho rằng “tầm quan trọng của Việt Nam ở Đông Nam Á đã tăng lên mạnh mẽ về tầm chiến lược cũng như kinh tế, Ấn Độ cần khai thác mối quan hệ truyền thống của mình với Việt Nam để mở rộng quan hệ kinh tế. Một nước Việt Nam mạnh về quân sự cần là một quốc gia mạnh về kinh tế. Ấn Độ là nhân tố phù hợp có thể giúp đỡ Việt Nam trên cả hai lĩnh vực” . Năm 1999, Chủ tịch nước Trần Đức Lương thăm Ấn Độ - đây là chuyến thăm cấp Nhà nước đầu tiên kể từ khi Việt Nam thống nhất (1975) và từ khi hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao cấp đại sứ. Trong các cuộc hội đàm, hai bên đã trao đổi ý kiến về việc củng cố và tăng cường mối quan hệ hữu nghị truyền thống và sự hợp tác nhiều mặt giữa Chính phủ và nhân dân hai nước, cũng như các vấn đề khu vực và quốc tế mà hai bên cùng quan tâm. Việt Nam cũng tái khẳng định việc ủng hộ Ấn Độ trở thành Uỷ viên Thường trực Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc,....
Bước sang thế kỷ XXI, trong bối cảnh quốc tế và khu vực có nhiều thay đổi, đặc biệt xu thế quốc tế hoá và khu vực hoá ngày càng diễn ra mạnh mẽ, mối quan hệ Việt Nam - Ấn Độ nói chung và trong lĩnh vực chính trị, ngoại giao nói riêng cũng được duy trì và có những bước phát triển mới. Đầu năm 2001, Thủ tướng Ấn Độ A.B.Vajpayee thăm chính thức Việt Nam (1-2001). Chuyến thăm diễn ra vào đầu năm mới và cũng là Thiên niên kỷ mới cho thấy Ấn Độ rất coi trọng quan hệ với Việt Nam. Chuyến thăm nhằm khẳng định mối quan hệ truyền thống, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Ấn Độ; mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác, đặc biệt thúc đẩy hơn nữa quan hệ thương mại đầu tư, khoa học công nghệ cho tuơng xứng với quan hệ chính trị hai nước.
Năm 2003, quan hệ song phương giữa hai nước được nâng lên tầm cao mới, đánh dấu bằng chuyến thăm Ấn Độ của Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh (4-2003). Hai bên đã ký Tuyên bố chung về khuôn khổ hợp tác toàn diện giữa nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hoà Ấn Độ bước vào thế kỷ XXI. Tuyên bố khẳng định: “Bước vào thế kỷ XXI, hai bên quyết tâm phát huy mối quan hệ hữu nghị truyền thống và nâng quan hệ hợp tác giữa hai nước lên tầm cao mới nhằm ứng phó với các thách thức mới của toàn cầu hoá, mối đe doạ của khủng bố quốc tế và những thách thức to lớn đối với hệ thống quan hệ quốc tế. Hai bên phấn đấu phát triển khía cạnh chiến lược trong quan hệ đối tác vì lợi ích chung của nhân dân hai nước, góp phần hoà bình, ổn định, hợp tác và sự thịnh vượng của khu vực châu Á - Thái Bình Dương và trên thế giới. Hai bên sẽ tiến hành thường xuyên các cuộc gặp gỡ cấp cao nhằm củng cố quan hệ chính trị tốt đẹp vốn có và tạo động lực mới cho sự hợp tác về mọi mặt giữa hai nước. Trên cơ sở quán triệt tầm quan trọng chiến lược mới của mối quan hệ hợp tác giữa hai nước . Hai bên đã thoả thuận thực hiện một Chương trình hợp tác toàn diện bao gồm 9 điểm được ký kết tại New Delhi ngày 1/5/2003.
Năm 2007, sau 35 năm thiết lập quan hệ ngoại giao đầy đủ, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng đã thăm chính thức Ấn Độ, đánh dấu một bước tiến lớn trong quan hệ giữa hai nước đầu thế kỷ XXI bằng việc ký Tuyên bố chung về quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam - Ấn Độ , Việt Nam là nước thứ ba ở Đông Á thiết lập quan hệ đối tác chiến lược với Ấn Độ, sau Nhật Bản và Indonesia. Để hiện thực hoá quan hệ đối tác chiến lược, hai bên nhất trí tăng cường quan hệ hợp tác theo hướng ngày càng gắn bó và tin cậy thông qua tăng cường trao đổi các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao, của các bộ, ngành và địa phương hai nước; nâng cao hơn nữa hiệu quả của các cơ chế hợp tác hiện có, đồng thời nhất trí thiết lập cơ chế đối thoại chiến lược cấp Thứ trưởng ngoại giao giữa hai quốc gia và 8 văn kiện hợp tác quan trọng giữa hai nước đã được ký kết .
Trên cơ sở thiết lập quan hệ đối tác chiến lược, Việt Nam và Ấn Độ đã tiến hành triển khai các cơ chế đối thoại giữa hai nước như 6 lần tổ chức Hội nghị tham khảo chính trị Việt - Ấn lần thứ nhất (2006) và thứ 6 (2014) tại New Delhi, 3 lần tổ chức Hội nghị đối thoại chiến lược Việt - Ấn, lần 1 (2009), lần thứ 3 (2014) tại New Delhi và chưa kể

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top