vdc2004hoan

New Member
Link tải miễn phí Luận văn: Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay : Luận văn ThS. Triết học: 60 22 80
Nhà xuất bản: ĐHKHXH&NV
Ngày: 2008
Chủ đề: Chủ nghĩa xã hội
Triết học
Tư duy lý luận
Đảng Cộng sản Việt Nam
Miêu tả: 101 tr. + CD-ROM
Phân tích một số vấn đề về tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận - làm rõ tính tất yếu của việc đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta. Nghiên cứu quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội (CNXH) và định hướng con đường đi lên CNXH ở nước ta thông qua các Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ về đổi mới. Đưa ra một số quan điểm cơ bản: Nắm vững quan điểm và tinh thần của chủ nghĩa Mác-Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh áp dụng vào bối cảnh thực tiễn và hội nhập thế giới để tìm ra hướng phát triển cho riêng mình; quá trình đổi mới phải tuân thủ và quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng và Nhà nước quản lý; đổi mới phải dựa trên yếu tố đặc thù của dân tộc. Trình bày một số giải pháp về quá trình đổi mới như đổi mới tư duy lý luận về CNXH và con đường đi lên CNXH phải lấy thực tiễn làm gốc, làm điểm xuất phát, phải đồng bộ hóa giữa việc chỉ đạo và thực hiện quá trình triển khai hệ thống lý luận, tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới tư duy, tạo bầu không khí dân chủ trong xã hội và sinh hoạt Đảng
Luận văn ThS. Triết học -- Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Đại học Quốc gia Hà Nội, 2008
Mục lục
Mở đầu ...................................................................................................................................... 1
Chương 1. đổi mới tư duy lý luận và tính tất yếu của việc đổi mới tư duy lý luận của
đảng ta ..................................................................................................................................... 13
1.1. Một số vấn đề về tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận............ 13
1.1.1. Tư duy lý luận ............................................................................ 13
1.1.2. Đổi mới tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội 24
1.2. Tính tất yếu của việc đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và
con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ......................................................... 32
1.2.1. Nhân tố khách quan .................................................................... 32
1.2.2. Nhân tố chủ quan........................................................................ 39
Chương 2. Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội – Bước phát triển mới trong nhận thức của đảng ta ............................ 45
2.1. Nhận thức của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và xây dựng chủ nghĩa xã
hội trước thời kỳ đổi mới (trước 1986) ..................................................... 45
2.2. Tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã
hội của Đảng ta trong thời kỳ đổi mới (từ 1986 đến nay).......................... 66
Kết luận.................................................................................................................................103
Tài liệu tham khảo..............................................................................................................105
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 5
Mở đầu
1. Lý do chọn đề tài
Sự sụp đổ của mô hình chủ nghĩa xã hội ở Đông Âu và Liên xô (cũ) đã
đem đến một tổn thất to lớn cho phong trào cách mạng xã hội chủ nghĩa trên
thế giới, đánh dấu một bước “thụt lùi tạm thời” trong sự phát triển của hình
thái kinh tế – xã hội Cộng sản chủ nghĩa mà chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu.
Đồng thời, cán cân sức mạnh chính trị tạm thời nghiêng về chủ nghĩa tư bản
với đế quốc Mỹ là kẻ cầm đầu.
Chiến tranh lạnh kết thúc, từ “hai cực” chiến tuyến trở thành “một
cực”. Các nước Mỹ và Tây Âu đã “chiến thắng” nhưng cũng phải gánh chịu
không ít hậu quả do chiến tranh lạnh đem lại. Vì vậy, họ phải gấp rút phát
triển kinh tế và trang bị sức mạnh quân sự cho mình ngày càng hoàn bị hơn.
Nhờ có cuộc cách mạng khoa học và công nghệ – sức mạnh tiềm tàng này đã
và đang nâng đỡ các nước tư bản chủ nghĩa trên các lĩnh vực kinh tế, quân
sự… ngày càng phát triển mạnh. Đồng thời, đem đến những mối đe doạ lớn
đối với các nước xã hội chủ nghĩa còn lại cũng như các nước thuộc thế giới
thứ ba bởi sự can thiệp nội bộ, cũng như sự “tấn công” bằng những hình thức
biến tướng với chiến thuật “diễn biến hoà bình” vào các lĩnh vực cụ thể như
kinh tế, chính trị…của đất nước, nhằm mục đích thống trị của chủ nghĩa đế
quốc.
Điều đó làm nảy sinh do dự và hoang mang của một số nhà lãnh đạo,
nhà nghiên cứu. Họ bắt đầu nghi ngờ về tính khả thi của chủ nghĩa xã hội, họ
đòi xét lại con đường đi lên chủ nghĩa xã hội, ca tụng chủ nghĩa tư bản. Nhiều
khuynh hướng cải lương đã xuất hiện và có không ít người mộng tưởng rằng
phát triển theo tư bản chủ nghĩa sẽ đem lại một tương lai sáng lạn hơn đối với
những nước chủ nghĩa xã hội còn lại, cũng như các nước thuộc thế giới thứ
ba. Điều này đặt các nước trước những yêu cầu và thách thức lớn để tồn tại vàLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 6
phát triển với sự kiên định chọn lựa mục tiêu và định hướng cho quốc gia dân
tộc mình theo con đường xã hội chủ nghĩa.
ở Việt Nam, việc áp dụng mô hình chủ nghĩa xã hội theo Liên Xô (cũ)
trong những năm 60, 70 và đầu những năm 80 của thế kỷ XX một cách rập
khuôn, máy móc đã gây ra một cuộc khủng hoảng trên nhiều lĩnh vực của đời
sống, đặc biệt là kinh tế. Những biểu hiện cụ thể của sự khủng hoảng này thể
hiện ở sự tụt hậu về kinh tế, cùng kiệt nàn về sản phẩm tiêu dùng, lạc hậu về
khoa học – kĩ thuật và công nghệ, quan liêu trong tổ chức hành chính… dần
dần đánh mất và giảm dần lòng tin vào chế độ xã hội chủ nghĩa của một bộ
phận quần chúng nhân dân.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng trên, song có một nguyên
nhân quan trọng là do xuất phát từ tư duy, từ nhận thức chưa đúng, chưa đầy
đủ về những khó khăn, phức tạp trên con đường phát triển “rút ngắn” (bỏ qua
chế độ tư bản chủ nghĩa) lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Sự sai lầm và hạn
chế trong nhận thức, tư duy lý luận cho thấy trong công cuộc xây dựng đất
nước chúng ta đã vi phạm nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa lý luận và
thực tiễn. Do đó, thực tiễn yêu cầu phải có tư duy mới, phải đổi mới tư duy lý
luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đây là vấn đề
cấp bách trong sự lãnh đạo của Đảng, đồng thời là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược đối với sự tồn tại và phát triển của mô hình xã hội chủ nghĩa hiện thực ở
nước ta. Chính vì vậy, Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI (1986) đã đánh dấu
bước ngoặt trong đổi mới tư duy lý luận của Đảng về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Từ đó cho đến nay, nội dung của vấn
đề này ngày càng được Đảng ta làm rõ hơn.
Để nghiên cứu quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội; thông qua đó, thấy được ý
nghĩa của tư duy lý luận trong nhận thức xã hội, trong hoạt động thực tiễn và
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 7
đặc biệt trong việc xác định con đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Đảng và
nhân dân ta đã lựa chọn, nhằm bác bỏ những luận điệu xuyên tạc của các thế
lực thù địch về sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa xã hội. Do đó, tui chọn đề
tài “ Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội trong giai đoạn hiện nay” làm đề tài luận văn.
2. Tình hình nghiên cứu
ở Việt Nam, từ sau Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI, với tinh thần
nhìn thẳng vào sự thật, nói đúng sự thật thì vấn đề đổi mới tư duy lý luận về
chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội được đặt ra cấp thiết.
Đã có nhiều tác giả và tập thể tác giả, nhiều công trình nghiên cứu, bài viết về
vấn đề này. Có thể điểm qua một số công trình sau:
- Lại Văn Toàn: “Đổi mới tư duy lý luận – tư duy lý luận trong sự
nghiệp đổi mới”, tạp chí triết học, số 1-1988; tác giả đề cập vấn đề đổi mới tư
duy lý luận đã được đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VI đề ra, cũng như tính
cấp thiết của vấn đề đổi mới được thông qua, để thấy được vai trò của tư duy
lý luận trong sự nghiệp đổi mới đất nước - đó là một nhân tố không nhỏ trong
việc định hướng các sách lược, chiến lược phát triển đất nước.
- Phạm Ngọc Quang: “Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội ở
nước ta – khảo lược lịch sử”, tạp chí triết học số 5, tháng 10-2000: Tác giả đã
thông qua việc khảo sát các văn kiện đại hội Đảng toàn quốc và khảo lược
quá trình đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội của Đảng ta. Từ đó, tác
giả đã chỉ ra tính cấp thiết phải đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội.
- Trong cuốn sách: “Một số vấn đề suy nghĩ về chủ nghĩa xã hội: từ lý
luận đến thực tiễn” của TS. Nhị Lê, Nxb Lao động, 2002: Tác giả trên cơ sở
nghiên cứu tính tất yếu và sứ mệnh lịch sử của chủ nghĩa xã hội, để kiến giải
từ bình diện lý luận và thực tiễn quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội, nhằm
đấu tranh chống lại những quan điểm sai trái phủ nhận chủ nghĩa xã hội ởLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 8
Việt Nam, đấu tranh chống lại cách nhìn sai về chủ nghĩa xã hội. Và đồng
thời đưa ra triển vọng và dự báo về chủ nghĩa xã hội trong tiến trình lịch sử
của thời đại ngày nay trên quy mô toàn thế giới.
- Trong cuốn sách: “Tư duy lý luận với sự nghiệp đổi mới” của giáo sư
Trần Nhâm, Nxb Chính trị quốc gia, 2004: Tác giả trên cơ sở nghiên cứu vấn
đề đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta trong bối cảnh thời đại, trong mối quan
hệ với toàn cầu hoá và những thách thức đặt ra, cũng như trong mối tương
quan giữa chủ nghĩa Mác – Lênin và thời đại hiện nay. Để từ đó, nghiên cứu,
xem xét và tổng kết đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và đổi mới tư
duy lý luận về kinh tế của Đảng ta.
- Trong cuốn sách: “Đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta” của TS.
Nguyễn Đức Tài, Nxb Chính trị quốc gia, 2005: Tác giả đã khảo sát quá trình
đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội. Trên cơ sở nghiên cứu sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta
trong các lĩnh vực cụ thể như kinh tế, văn hoá…Từ đó, chứng minh việc đổi
mới tư duy lý luận là tất yếu để phát triển đát nước trong bối cảnh mới của
thực tiễn.
- Trong cuốn sách: “Quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta từ
1986 đến nay” do tập thể các tác giả Tô Huy Rứa, Hoàng Chí Bảo, Trần Khắc
Việt, Lê Ngọc Tòng (chủ biên), Nxb Chính trị quốc gia, 2006: Đây là cuốn
sách tập hợp sự đóng góp của rất nhiều nhà nghiên cứu, là một công trình
nghiên cứu có uy tín với sự tổng kết những hạn chế và thành tựu trong công
cuộc đổi mới tư duy lý luận của đảng ta về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên
chủ nghĩa xã hội từ sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI. Đồng thời chỉ
ra những hạn chế trong nhận thức, tư duy về chủ nghĩa xã hội trước đổi mới.
Các tác giả đi vào khảo sát vấn đề đổi mới tư duy lý luận trong từng lĩnh vực
cụ thể. Để từ đó, rút ra những bài học kinh nghiệm và yêu cầu tiếp tục đổi mới
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 9
toàn diện theo định hướng xã hội chủ nghĩa, đưa đất nước vào thời kỳ phát
triển mới đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hoá.
… Qua các công trình nghiên cứu, các tác giả đều cho rằng cách tư duy
máy móc, siêu hình, chủ quan, duy ý chí v.v… là nguyên nhân cản trở quá
trình xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Do vậy, việc đòi hỏi phải đổi mới
tư duy lý luận là tất yếu. Đồng thời các bài viết, các công trình nghiên cứu
cũng nhận định quá trình đổi mới phải dựa trên nền tảng chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, cần bổ sung và phát triển những thành tựu lý
luận đã đạt được để đổi mới phương pháp tư duy, khắc phục lối tư duy kinh
nghiệm… Các tác giả đã chỉ ra trong quá trình đổi mới cần bám sát vào
thực tiễn, tổng kết thực tiễn để phát triển lý luận, đó là yêu cầu to lớn mà thực
tiễn đặt ra cho hoạt động lý luận của Đảng ta.
Như vậy, đổi mới tư duy lý luận đã được nhiều sự quan tâm trong việc
nhận thức, tổng kết, khái quát thực tiễn để từ đó có định hướng đúng đắn
trong việc lựa chọn con đường chủ nghĩa xã hội ở nước ta. Vì thế, vấn đề đổi
mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội, con đường đi lên chủ
nghĩa xã hội là phù hợp với yêu cầu, đòi hỏi phát triển của đất nước, là vấn đề
mang tính cấp thiết hiện nay.
Việc nghiên cứu sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa
xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội thông qua việc khảo sát các văn
kiện của Đảng của mỗi tác giả có những đặc trưng riêng, và tiếp cận đối
tượng, vấn đề dưới những góc cạnh khác nhau. Tuy nhiên, nghiên cứu việc
đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta như một quá trình thể hiện sự thay đổi về
mặt nhận thức thông qua các văn kiện, cương lĩnh xây dựng đất nước của
Đảng có tính hệ thống còn ít được đề cập. Chính vì vậy, đề tài cũng muốn tiếp
cận và làm rõ hơn quá trình đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và conLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 10
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, với mong muốn đóng góp quan điểm
của mình vào việc nghiên cứu sự đổi mới tư duy lý luận của Đảng.
3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
- Mục đích nghiên cứu:
Trên cơ sở hệ thống hoá những nội dung liên quan đến tư duy lý luận
và đổi mới tư duy lý luận, luận văn làm rõ quá trình đổi mới tư duy lý luận
của Đảng ta về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước
ta, thông qua việc khảo cứu các văn kiện đại hội Đảng và cương lĩnh xây
dựng đất nước.
- Nhiệm vụ nghiên cứu:
+ Hệ thống hoá một số nội dung cơ bản liên quan đến khái niệm tư duy
lý luận và đổi mới tư duy lý luận.
+ Làm rõ sự đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội - đánh dấu bước phát triển mới trong nhận thức của
Đảng qua các văn kiện Đại hội Đảng toàn quốc và cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Nghiên cứu quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng ta về chủ nghĩa xã
hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta trong giai đoạn hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Thông qua các văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc của Đảng, cương
lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ về đổi mới và định hướng con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
- Cơ sở lý luận.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 11
Cơ sở lý luận của đề tài là chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa
duy vật lịch sử, nhất là các nguyên lý của chủ nghĩa duy vật biện chứng về
nhận thức và tư duy.
- Phương pháp nghiên cứu.
Phương pháp phân tích – tổng hợp, lịch sử - logic; các phương pháp
được sử dụng đan xen để làm rõ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu.
6. Đóng góp của luận văn
- Luận văn hệ thống hoá và phân tích ở góc độ triết học vấn đề đổi mới
tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của
Đảng ta, thông qua các văn kiện Đại hội Đảng và cương lĩnh xây dựng đất
nước trong thời kỳ quá độ.
7. ý nghĩa lý luận và thực tiễn
- ý nghĩa lý luận:
Trên cơ sở hệ thống hoá và phân tích dưới góc độ triết học về vai trò
của tư duy lý luận và của đổi mới tư duy lý luận trong việc nhận thức về chủ
nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội của Đảng ta, góp phần làm
rõ vai trò của lý luận đối với việc chỉ đạo hoạt động thực tiễn, cũng như mối
quan hệ biện chứng giữa chúng. Khẳng định ý nghĩa của chủ nghĩa Mác –
Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh là kim chỉ nam cho mọi hành động, quyết
sách của Đảng và Nhà nước trong công cuộc đổi mới đất nước đi lên chủ
nghĩa xã hội.
- ý nghĩa thực tiễn:
Luận văn có thể làm tài liệu nghiên cứu, học tập các văn kiện Đảng, các
chuyên đề về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa xã hội. Đóng góp
thêm ý kiến trong công cuộc đổi mới công tác tư tưởng, lý luận của ĐảngLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 12
8. Kết cấu của luận văn
Luận văn gồm 4 phần: Phần mở đầu, nội dung, kết luận và danh mục
tài liệu tham khảo. Phần nội dung gồm: 2 chương và 5 tiết.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 13
Chương 1
Đổi mới tư duy lý luận và tính tất yếu
của việc đổi mới tư duy lý luận của đảng ta
1.1. Một số vấn đề về tư duy lý luận và đổi mới tư duy lý luận
1.1.1. Tư duy lý luận
Ngay thuở ban đầu sơ khai, khi khoa học chưa phát triển và khi triết
học đóng vai trò “bách khoa toàn thư” đã xem vấn đề tư duy như một đối
tượng không thể thiếu trong nghiên cứu. Các nhà triết học đã đi vào tìm hiểu
và giải thích về nguồn gốc sinh thành, phát triển của tư duy, các quy luật của
tư duy, cũng như vai trò của nó đối với đời sống hiện thực. Từ những lập
trường triết học khác nhau (duy vật hay duy tâm) mà câu trả lời cũng rất
phong phú và đa dạng.
Trong lịch sử triết học, vấn đề tư duy có vị trí đặc biệt quan trọng. Tư
duy với tư cách là đối tượng nghiên cứu, và xem xét nó trong mối quan hệ với
vật chất, với thế giới hiện thực khách quan, là vấn đề xuyên suốt trong lịch sử
triết học. Chính vì vậy, Ph.Ăngghen khẳng định: “Vấn đề cơ bản của mọi triết
học, đặc biệt là của triết học hiện đại, là vấn đề quan hệ giữa tư duy và tồn
tại” [41; 403].
Khi khoa học tự nhiên và khoa học xã hội và nhân văn phát triển, tư
duy ngày càng được nghiên cứu dưới nhiều góc độ và khía cạnh khác nhau:
Sinh lý học nghiên cứu tư duy với tính cách là hoạt động của các hệ thần kinh
cấp cao, điều khiển học nghiên cứu cơ chế điều khiển của tư duy, lôgic học thì
nghiên cứu những hình thức và những quy luật của tư duy, tâm lý học nghiên
cứu sự tác động của hệ thần kinh cấp cao, não người với môi trường xung
quanh … Mỗi ngành khoa học đều muốn khám phá tư duy dưới những góc độ
riêng, và thông qua những khám phá ấy để minh chứng vai trò to lớn của tư
duy trong hoạt động nhận thức và hoạt động cải tạo thực tiễn của con người.Luận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 14
Trong hoạt động sống của mình, con người chịu tác động của môi
trường thiên nhiên, đồng thời con người cũng tác động trở lại môi trường
thiên nhiên ấy, nhằm cải tạo thiên nhiên phục vụ cho cuộc sống của chính
mình. Trong mối quan hệ ấy, con người với tư cách là chủ thể tác động vào
đối tượng khách quan bằng cách riêng biệt đặc trưng riêng cho loài
của mình, đó là quá trình tư duy. “Việc tạo một cách thực tiễn ra thế giới vật
thể, việc cải tạo thế giới tự nhiên vô cơ là sự tự khẳng định của con người với
tư cách là một sinh vật có tính loài có ý thức” [42; 136].
Cố nhiên con vật cũng sản xuất nhưng con vật chỉ sản xuất một cách
phiến diện, trong khi con người sản xuất một cách toàn diện. Con vật sản xuất
chỉ vì bị nhu cầu thể xác chi phối, còn con người sản xuất cả khi không bị nhu
cầu ràng buộc. Cũng có thể nói, khi con người sản xuất không bị nhu cầu thể
xác ràng buộc thì con người mới sản xuất theo đúng ý nghĩa của từ đó. Điểm
khác biệt giữa con người và con vật là ở chỗ: con vật thì chỉ sản xuất ra bản
thân nó, còn con người thì tái sản xuất ra toàn bộ giới tự nhiên. Quá trình sản
xuất của con người không phải một cách tuỳ tiện, vô nguyên tắc mà con
người sản xuất theo “quy luật của cái đẹp”, nhà kiến trúc sư trước khi xây
dựng ngôi nhà đã hình thành sẵn trong đầu mình mô hình về ngôi nhà đó rồi.
Ranh giới phân biệt giữa con người và con vật không phải về mặt địa lý, mặt
không gian và thời gian, mà là về mặt tư duy, ý thức. “Chính con người, khi
phát triển sự sản xuất vật chất và giao tiếp vật chất của mình, đã làm biển đổi,
cùng với hiện thực đó của mình, cả tư duy lẫn sản phẩm tư duy” [36, 38].
Thực chất, tư duy là chức năng riêng biệt vốn có của não người, đó là
quá trình con người tiếp cận và nắm bắt hiện thực, là hình thức cao cho sự
phản ánh hiện thực, là hình thức cao cho sự phản ánh tích cực, chủ động, có
mục đích về thế giới hiện thực khách quan; và được thể hiện ra như là sự nhận
thức có tính gián tiếp, khái quát về các mối liên hệ, quan hệ giữa các sự vật,
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 15
hiện tượng. Tư duy là hình thức cao trong sự phản ánh hiện thực khách quan,
trong đó con người qua các tài liệu thu được từ nhận thức cảm tính thực hiện,
thông qua các thao tác tư duy (phân tích, tổng hợp, so sánh, phán đoán, suy
lý…) phân tích các dữ kiện, tài liệu để đưa kết luận cuối cùng trong chuỗi
phản ánh. Mỗi kết luận được đưa ra thường đem lại những tri thức mới. Nội
dung của tư duy hình thành trên cơ sở các tài liệu của cảm giác, tri giác, biểu
tượng về các sự vật và hiện tượng của thế giới bên ngoài tác động vào chủ thể
tư duy. Nhưng quá trình tư duy không phải là sự tổng hợp đơn giản các cảm
giác và tri giác ấy. Với bộ công cụ đặc biệt của mình, tư duy giúp cho chủ thể
nhận thức phản ánh được những thuộc tính cơ bản, những mối liên hệ cơ bản
không chỉ có ở những sự vật riêng lẻ, mà còn ở một nhóm sự vật. Tư duy có
khả năng nắm bắt, phát hiện được bản chất của sự vật ngày càng sâu sắc hơn.
Tính gián tiếp, khái quát hoá, trừu tượng hoá, tính tích cực và sáng tạo là đặc
trưng cơ bản của tư duy con người. Nhờ những đặc trưng này, tư duy thoát
khỏi sự ràng buộc của hoàn cảnh trực tiếp mà vẫn có thể nhận thức được đối
tượng.
Tư duy giúp con người nhận thức sự vật, hiện tượng ở mức độ bản chất
của nó. Trong quá trình trừu tượng hoá, dường như tư duy tách rời khỏi hiện
thực, khỏi cái cụ thể, cái cảm tính để gạt bỏ cái bề ngoài, ngẫu nhiên, đi vào
bên trong, bản chất của sự vật, phát hiện những mối liên hệ căn bản nhất. Từ
đó, tái tạo về sự vật, hiện tượng một cách toàn diện, sâu sắc. Tuy nhiên, thế
giới khách quan là vô cùng phong phú và đa dạng mà tư duy là kết quả của sự
tác động bởi yếu tố khách quan và chủ quan. Vì vậy, quá trình tư duy là một
quá trình phức tạp, nó không tiến hành phản ánh một lần mà phải thực hiện cả
một chuỗi phản ánh để đi đến nhận thức sâu sắc về đối tượng. Khả năng “tư
duy của con người vừa tối cao vừa không tối cao, và khả năng nhận thức của
con người vừa vô hạn vừa có hạn. Tối cao và vô hạn là xét theo bản tính, sứ
mệnh, khả năng và mục đích lịch sử cuối cùng; không tối cao và có hạn là xétLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 16
theo sự thực hiện riêng biệt và thực tế trong mỗi thời điểm nhất định” [39;
127]. Do đó, tư duy của con người với sản phẩm của nó, không phải tất cả đều
là chân lý, và không thể là một “chân lý vĩnh cửu”.
Trên thực tế, vì tư duy có tính sáng tạo; do đó, nó có khả năng vượt
trước thực tiễn, đi trước hiện thực khách quan. Nhưng cũng vì sự linh động
này mà đôi khi tư duy dễ mắc phải những sai lầm trong quá trình phản ánh khi
nó thoát ly hoàn toàn thực tiễn. Điều này làm cho tư duy được thể hiện ra rất
phong phú về độ phản ánh cũng như phương pháp phản ánh.
Lĩnh vực phản ánh của tư duy rất đa dạng: bao gồm tư duy về kinh tế,
tư duy về chính trị, tư duy về văn hóa … nhưng mọi hình thức phản ánh, lĩnh
vực phản ánh của tư duy đều có mục đích cuối cùng là nhằm tạo ra sản phẩm
được chứng nhận với tên gọi là chân lý. Vì vậy, phương pháp tư duy có thể là
tư duy hình thức, tư duy biện chứng hay tư duy siêu hình, tư duy kinh viện…
và thông qua cách thức mà chủ thể tư duy phản ánh về đối tượng, sẽ cho phép
chúng ta đánh giá được chủ thể tư duy đang ở trình độ nào trong tư duy.
ở đây, chúng ta xem xét đến mối quan hệ giữa tư duy kinh nghiệm và
tư duy lý luận để xem xét và trả lời cho câu hỏi: Vậy thì trình độ tư duy có
mối liên hệ như thế nào với phương pháp tư duy và nó có vai trò như thế nào
trong đời sống hiện thực, điểm khác biệt của chúng là ở đâu? Trong mối quan
hệ giữa tư duy kinh nghiệm và tư duy lý luận, chúng ta thấy rõ được sự tác
động qua lại giữa hai trình độ tư duy này, chúng không hoàn toàn phủ định
nhau một cách sạch trơn mà đó là sự phủ định có tính kế thừa, mặc dù có sự
khác biệt rõ nét.
Tư duy kinh nghiệm với sản phẩm của nó là những tri thức kinh
nghiệm, là tập hợp những hiểu biết tích luỹ được, rút ra trong hoạt động nhận
thức của chủ thể tư duy, là kết quả được nhận thức bằng con đường trực quan,
cảm tính mang tính kinh nghiệm của mỗi người. Những tri thức rút ra từ tư
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 17
duy kinh nghiệm không phải là chân lý lý luận, là chân lý khoa học đích thực
mà chỉ là “chân lý” của những cái đã trải qua và nó bó hẹp trong phạm vi thế
giới kinh nghiệm. Cái chung ở tri thức kinh nghiệm chỉ là tổng cộng những sự
vật, mối liên hệ riêng lẻ, đơn nhất được tập hợp theo dấu hiệu tương tự, bề
ngoài, được lặp đi lặp lại nhiều lần một cách trực quan chứ không phải là cái
bản chất, tất yếu, phổ biến tồn tại trong những cái riêng. Kinh nghiệm là sự
phản ánh những dấu hiệu, những mối quan hệ hình thức, bề ngoài lặp đi lặp
lại nhiều lần trong cuộc sống hiện thực. ở tư duy kinh nghiệm, con người sử
dụng những tri thức kinh nghiệm cũ cũng như thông qua hoạt động cải tạo
hiện thực khách quan một cách trực tiếp làm phương tiện và cơ sở cho việc xử
lý những thông tin mới trong hiện thực, cho việc chế biến ra những tri thức
kinh nghiệm mới từ tài liệu cảm tính để định hướng cho hoạt động tiếp theo.
Tri thức kinh nghiệm là tri thức của những cái riêng mang tính chất kinh
nghiệm nên không thể tự vạch ra con đường nhận thức chân lý trong từng
ngẫu nhiên tự phát. Nó chỉ có thể thụ động chạy theo những cái tất yếu, cái
bản chất, chuyển hoá của sự vận động chứ không phải là cái có khả năng bao
quát được sự vật đó. Tư duy đó hạn chế nhận thức của chủ thể ở trình độ tự
phát, thụ động chứ chưa phải tự giác, sáng tạo. Tư duy kinh nghiệm chỉ chủ
yếu đi vào những cái riêng, cái đơn nhất không bản chất. Và ở tư duy kinh
nghiệm còn tồn tại vô số những cái ngẫu nhiên, tạo nên tổng số những tri thức
hạn chế về đối tượng chứ không phải là tái tạo lại toàn bộ sự biện chứng đối
tượng trong tư duy.
Tư duy lý luận là trình độ cao hơn về chất so với tư duy kinh nghiệm,
với sản phẩm là tri thức lý luận, khác với tổng số những tri thức kinh nghiệm
mảnh đoạn, tri thức lý luận là hệ thống những khái niệm, phạm trù, quy luật
chỉ ra tính tất yếu, phổ quát bao trùm toàn bộ biện chứng của đối tượng. Tri
thức lý luận là sản phẩm dựa trên sự tổng hợp, khái quát các tri thức về tự
nhiên, xã hội trong quá trình hoạt động của con người hướng đến sự giảiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 18
thích, làm sáng tỏ những mối liên hệ phổ biến và các quy luật phát triển của
hiện thực khách quan. Sức mạnh của tri thức lý luận đã vượt qua cái bề ngoài
hình thức của đối tượng, vượt lên những cái thường biến, sinh động của đối
tượng để thấy được những mối liên hệ bên trong, lắng đọng, ít biến động,
những quan hệ bản chất mà bằng nhận thức trực tiếp, riêng lẻ không thấy
nhận thấy được. Tư duy lý luận phản ánh bản chất, quy luật ở các cấp độ, các
giai đoạn, các hình thức của sự vật, hiện tượng. Nó đi vào nghiên cứu sâu tầng
lớp bên trong của sự vật và bóc tách vấn đề để phản ánh một cách sâu nhất về
đối tượng, phản ánh xu thế vận động của đối tượng nên tư duy lý luận có khả
năng bao quát, bám sát sự vận động của đối tượng cũng như có khả năng vượt
lên trên và dẫn đường, định hướng cho sự vận động và phát triển của đối
tượng.
Tư duy lý luận là hình thức phản ánh cao nhất của tư duy, nó chính là
quá trình mà tư duy tiếp cận, nắm bắt hiện thực, nắm bắt nhận thức trong tái
tạo hiện thực khách quan bằng lý luận và được thông qua những giả thuyết, lý
thuyết có quan hệ tương hỗ với nhau (tài liệu giảng dạy của TS. Ngô Đình
Xây). Tư duy lý luận bao giờ cũng có tính hệ thống và nghệ thuật chuyển hoá
lẫn nhau, có tính biện chứng, phản ánh sự vật một cách đa dạng và đầy đủ
nhất dưới hình thức lý luận và được thể hiện thông qua những lý thuyết, giả
thuyết. Do vậy, vai trò của tư duy lý luận trong hoạt động nhận thức và cải tạo
thực tiễn là rất lớn.
Ph. Ăngghen nói: “Một dân tộc muốn đứng vững trên đỉnh cao của
khoa học thì không thể không có tư duy lý luận” [40; 489]. Bởi vì, tư duy lý
luận cho phép nhà nghiên cứu vạch mở được bản chất phát triển của khách thể
nghiên cứu, tạo bước chuyển về chất của đối tượng từ trạng thái này sang
trạng thái khác phát hiện và phản ánh vào khoa học các luận điểm, lý thuyết,
quy luật tồn tại và phát triển của nó mà nhận thức cảm tính không thể tiếp cận
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 19
được. “Nhưng làm thế nào khoa học tự nhiên đã chuyển sang lĩnh vực lý luận
và trong lĩnh vực này những phương pháp kinh nghiệm trở nên bất lực, chỉ có
tư duy lý luận mới có thể giúp ích được” [40; 487]. Bằng tư duy lý luận con
người khám phá bản chất, khoan sâu đến bản chất của hiện tượng. Tư duy lý
luận đóng vai trò là chất keo dính các sự kiện, hiện tượng, các mối liên hệ,
quan hệ của sự vật, hiện tượng. “Dù người ta tỏ ý khinh thường tư duy lý luận
như thế nào đi nữa, nhưng không có tư duy lý luận thì người ta cũng không
thể liên kết hai sự kiện trong giới tự nhiên với nhau được, hay không thể hiểu
được mối liên hệ giữa hai sự liên kết đó” [40; 508]. Tư duy lý luận gắn kết
các hình ảnh hoạt động, vận hành bộ máy công cụ của mình để giúp cho nhận
thức đi vào bản chất của sự vật.
Nhận thức xã hội là quá trình phản ánh đời sống xã hội vào trong ý
thức của con người, là một bộ phận của hình thái ý thức xã hội, nó bao gồm
nhiều thành tố, hình thái xã hội khác nhau của đời sống tinh thần. Mối quan
hệ giữa tư duy lý luận và nhận thức xã hội là mối quan hệ bản chất. Với tư
cách là hình thức phản ánh cao nhất của tư duy, là quá trình tư duy tiếp cận,
tái tạo và nắm bắt hiện thức khách quan bằng lý luận và thông qua những giả
thuyết, lý thuyết có quan hệ tương hỗ; tư duy lý luận giúp cho con người đi
sâu vào bản chất của hiện tượng xã hội để tìm ra tính có quy luật, lôgic vận
đồng của hiện tượng xã hội. Để từ đó có cách thức, biện pháp thúc đẩy hoạt
động thực tiễn của xã hội loài người. Vai trò của tư duy lý luận trong nhận
thức xã hội là rất quan trọng.
Tư duy lý luận đóng vai trò là phương pháp và phương pháp luận cho
nhận thức xã hội. Tư duy lý luận là trình độ phát triển cao hơn về chất so với
tư duy kinh nghiệm. Các thao tác tư duy như phân tích – tổng hợp, phân loại –
so sánh, cụ thể hoá - hệ thống hoá, khái quát hoá - trừu tượng hoá… được tư
duy lý luận sử dụng một cách đa dạng, phong phú, linh động và hiệu quả nhất.
mình. Và cũng trong một thời gian dài thực tiễn đã trả lại cho chúng ta những
hậu quả mà sự sai lầm trong nhận thức về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội mà chúng ta từng ảo tưởng thực thi và hoàn thành trong
10 năm hay 20 năm. Do đó, đổi mới cần dựa trên quan điểm của chủ
nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh.
Chủ nghĩa Mác – Lênin là một hệ tư tưởng, hệ thống lý luận khoa học
và có ý nghĩa thực tiễn. Nó phản ánh biện chứng quy luật vận động của thực
tiễn, của tự nhiên và xã hội. Đứng trên lập trường Chủ nghĩa duy vật biện
chứng Mác xít và Chủ nghĩa duy vật lịch sử nhưng chủ nghĩa Mác - Lênin
không phủ nhận những giá trị mà chủ nghĩa duy tâm đã có. Chủ nghĩa Mác -
Lênin là hệ thống lý luận được xây dựng trên cơ sở tiếp thu, kế thừa có chọn
lọc những giá trị tri thức tinh hoa của nhân loại. Còn tư tưởng Hồ Chí Minh là
sự tiếp thu có kế thừa chủ nghĩa Mác - Lênin vận dụng trực tiếp vào bối cảnh
cụ thể của lịch sử dân tộc Việt Nam. Tư duy khoa học, sáng tạo của C.Mác –
Ph.Ăngghen, V.I. Lênin , Hồ Chí Minh cho thấy, sự tìm tòi chân lý khách
quan là nhân tố không thể thiếu được của việc hình thành hệ thống lý luận của
các ông. Các ông không bao giờ chấp nhận sự giáo điều, kinh viện và thần
thánh hóa các quan điểm lý luận. Bản thân sự các ông trong quá trình xây
dựng hệ thống lý luận của mình đã chứng minh điều đó, lý luận của các ông
thể hiện tinh thần phê phán, cách mạng, khoa học, tư duy độc lập, sáng tạo. Vì
vậy, trong quá trình đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội chúng ta phải nắm vững quan điểm của Chủ nghĩa
Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về chủ nghĩa xã hội cũng như thời kỳ
quá độ lên chủ nghĩa xã hội vận dụng vào bối cảnh thực tiễn nước ta, tuân thủ
tính đặc thù của dân tộc và của thời đại.
Chủ nghĩa Mác – Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh không phải là những
hệ thống lý luận bất biến về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ nghĩa
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 95
xã hội để chúng ta áp dụng một cách máy móc và khuôn theo. Do đó, chúng
ta phải nắm vững quan điểm và tinh thần của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư
tưởng Hồ Chí Minh áp dụng vào bối cảnh thực tiễn đổi mới và hội nhập thế
giới, để tìm ra hướng phát triển riêng của mình.
Thứ hai, quá trình đổi mới phải tuân thủ và quán triệt đường lối lãnh
đạo của Đảng và Nhà nước quản lý. Nhà nước mà chúng ta xây dựng là nhà
nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa với vai trò cương vị Đảng lãnh đạo và Nhà
nước quản lý, do đó mỗi bên chủ quản sẽ có vai trò, chức năng và nhiệm vụ
riêng, bổ sung, hỗ trợ cho nhau đưa đất nước phát triển. Một thời kỳ trước đây
có tình trạng phổ biến là không biệt được ranh giới giữa sự lãnh đạo của Đảng
và sự quản lý của Nhà nước. Tình trạng các tổ chức Đảng ôm đồm và quyết
định nhiều vấn đề thuộc thẩm quyền của Nhà nước là khá phổ biến. Một thời
kỳ chúng ta đã lẫn lộn giữa chức năng của Đảng và chức năng của Nhà nước,
Đảng làm thay công việc của Nhà nước làm cho cơ quan nhà nước mang tính
hình thức và không phát huy được hiệu lực thực tế. Dẫn đến những sai lầm và
hạn chế trong công tác chỉ đạo và thực thi và triển khai các chính sách và
đường lối phát triển đất nước.
Vì vậy, trong vấn đề đổi mới tư duy lý luận, vấn đề đổi mới tư duy về
Đảng cầm quyền, về vai trò và cách lãnh đạo của Đảng đối với Nhà
nước, đối với cả hệ thống chính trị hết sức quan trọng. Giữ vững và tăng
cường vai trò lãnh đạo của Đảng và phát huy hiệu lực quản lý của nhà nước là
hai mặt thống nhất với nhau. Cơ sở của sự thống nhất đó là cả hai tuy có vai
trò và chức năng phân định rõ nhưng đều là những công cụ thực hiện và phát
huy quyền làm chủ của nhân dân, phấn đấu vì lợi ích của nhân dân. Do đó,
trong quá trình đổi mới chúng ta phải quán triệt đường lối lãnh đạo của Đảng
và Nhà nước quản lý để hướng đến mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công
bằng dân chủ văn minh.Luận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 96
Thứ ba, đổi mới phải dựa trên yếu tố tính đặc thù của dân tộc. Con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội mà Chủ nghĩa Mác – Lênin xây dựng không
phải là hình mẫu bất di bất dịch cho mọi quốc gia, mà áp dụng vào bối cảnh
hiện thực mỗi nước sẽ có những sự tương đồng và khác biệt. Điều cơ bản là
chúng ta phải nhận thức được điều đó, để tìm hướng đi phù hợp cho mình.
Thực tiễn cho thấy, trước đây chúng ta áp dụng máy móc mô hình chủ nghĩa
xã hội ở Liên Xô và cải cách ruộng đất ở Trung Quốc đã bộc lộ những hạn
chế và không phù hợp với bối cảnh nước ta đã tạo nên những sai lầm trong
việc xây dựng và chỉ đạo thực hiện đường lối và chính sách của Đảng. Một
thời gian dài, nền kinh tế rơi vào khủng hoảng và chậm phát triển, đời sống
kinh tế – xã hội gặp nhiều khó khăn. Khi vấn đề đổi mới tư duy được đặt ra,
chúng ta đã chú trọng đến yếu tố dân tộc và bước đầu đã đạt được những kết
quả khả quan. Một kinh nghiệm thực tế cho thấy, trước đây Trung Quốc cũng
đã lâm vào tình trạng khủng hoảng và bế tắc khi áp dụng một cách máy móc
mô hình chủ nghĩa xã hội của Liên Xô, nhưng kể từ khi Trung Quốc khẳng
định xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc, thì đã tạo sức bật
mạnh để phát triển và ngày càng có vị thế trên trường quốc tế về nhiều mặt có
đủ sức cạnh tranh với các nước tư bản phát triển như Mỹ, Nhật... Đối với Việt
Nam, từ năm 1986 đến nay, với sự đánh dấu bước ngoặt đổi mới trong tư duy
về con đường đi lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta, chúng ta cũng đã chú ý tới
tính đặc thù riêng của dân tộc và bối cảnh đất nước để định hướng các chiến
lược phát triển và đã gặt hái được những thành quả nhất định, đã đưa đất nước
thoát khỏi khủng hoảng và ngày một khẳng định vị thế trên trường quốc tế. Vì
thế, trong quá trình đổi mới, chúng ta phải chú trọng tính đặc thù dân tộc để
tạo ra sự phát triển riêng phát huy được những sức mạnh, khả năng vốn có của
dân tộc, đưa đất nước ngày càng phát triển.
2.3.2. Giải pháp.
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 97
Đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi lên chủ
nghãi xã hội là một chặng đường dài và có những thành công, những thất bại,
những trải nghiệm và kinh nghiệm được đúc kết. Tuy nhiên, trước những thất
bại hay những thách thức đó , thực tiễn đòi hỏi, yêu cầu tư duy phải có sự tìm
tòi sáng tạo chứ không phải là xây dựng những khuôn mẫu, những mô hình
đẹp về hình thức mà nội dung thì lại là sự sáo trộn hay nhào nặn, copy của
một bản sao nào đó để tạo nên cho mình một vẻ đẹp hào nhoáng mà bên trong
thì trống rỗng. Tư duy lý luận phải thực sự tạo cho mình một dấu ấn và đóng
vai trò chỉ đạo, định hướng cho nhận thức và hành động của con người.
Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, thực chất mà nói chúng ta đang có
ngày càng nhiều hơn cơ hội để khẳng đinh và chứng tỏ lập trường và quan
điểm của mình, cũng như hướng phát triển đúng đắn của chúng ta. Công
nghiệp hóa, hiện đại hóa là cách để chúng ta phát triển và thay đổi diện mạo
bộ mặt của đất nước và để hướng đến xây dựng nền móng vững chắc của chủ
nghĩa xã hội. Đổi mới nhận thức, tư duy sẽ là cơ hội để chúng ta hoàn thiện
chính mình và khai thác được tiềm năng cũng như khắc phục những yếu kém
mà vốn dĩ vẫn đang tồn tại và hiện hữu trong quá trình xây dựng đất nước,
cũng như trong nhận thức của những người làm công tác lý luận.
Vì vậy, đổi để đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường
đi lên chủ nghĩa xã hội thì bản thân chủ thể tư duy cần có sự đổi mới,
trước hết là phải đổi mới cách thức, phương pháp tư duy, phương pháp tiếp
cận đối tượng nhận thức.
Cũng như sự phát triển của thực tiễn, sự phát triển của tư duy là quá
trình khách quan và có quy luật. Nó diễn ra đồng thời với quá trình hoạt động
của thực tiễn. Do vậy, quy luật vận động của tư duy tuân thủ theo quy luật vận
động của thực tiễn, biến đổi thực tiễn. Tuy nhiên, có thể thấy một mặt tư duy
lấy thực tiễn làm cơ sở dữ liệu cho mình để tổng kết khái quát xây dựng hệLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 98
thống lý luận, nhưng bản thân tư duy lại tác động sâu vào hoạt động lý luận
và bản thân tư duy cho phép, thực tiễn phát triển những bước rút ngắn để đạt
đến đích cao hơn mà vẫn tuân thủ quy luật khách quan. Do vậy, phải có sự đổi
mới nhận thức của con người về đối tượng. Khi thực tiễn thay đổi, những vấn
đề mới nảy sinh trên những vấn đề cũ, lý luận của sự phản ánh đối tượng, sự
vật cũ có thể còn phù hợp nhưng cũng có thể đã bộc lộ những sự hạn chế và
lỗi thời. Bởi sự vận động của sự vật hiện tượng là không ngừng. Do vậy, sự
tiến bộ, phù hợp hay không còn phù hợp là tất yếu. Điểm mà thấy rõ nhất là
chủ thể nhận thức phải nắm rõ điều này để từ đó phải đổi mới cách thức, thao
tác tư duy, cũng như phương pháp tư duy để phản ánh đối tượng ở một cấp độ
phát triển cao hơn. Rõ ràng chủ nghĩa xã hội là một khái niệm, là một mô hình
để ta hướng đến và con đường đi lên chủ nghĩa không phải là một khái niệm
chỉ để cho chúng ta nhận thức, tư duy nữa mà buộc chúng ta phải cụ thể hóa
tư duy, nhận thức ấy bằng hệ thống hóa lý luận và được cụ thể hóa bằng hoạt
động thực tiễn. Dùng tư duy biện chứng, để nhận thức đối tượng, để điều
chỉnh sự phát triển của đối tượng. Khắc phục phương pháp tư duy kinh
nghiệm, hình thức mà trước đây đã sử dụng, không bó hẹp đối tượng, phạm vi
hẹp, nhỏ lẻ, trong sự tĩnh tại, cô lập mà đặt nó trong mối quan hệ rộng lớn,
phong phú để thấy được sự vật vận động và phát triển không ngừng.
Đổi mới thực sự cách tiếp cận, và phương pháp tiếp cận mà ở đó
phương pháp tư duy biện chứng là nòng cốt trong quá trình phản ánh đúng kịp
thời, chính xác, khách quan về sự vật hiện tượng, đồng thời đưa ra được
những dự báo khả năng, chiều hướng phát triển của sự vật, hiện tượng. Làm
được điều đó, chúng ta mới có khả năng đi tắt đón đầu trong quá trình phát
triển, tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ hiện đại rút ngắn thời
gian, quá trình xây dựng và phát triển trong thời kỳ quá độ. Đại hội VI của
Đảng không bỏ qua vai trò của yếu tố chủ quan nhưng khẳng định và đánh giá
đúng điểm tích cực của nó trong mối quan hệ biện chứng với yếu tố khách
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 99
quan tác động đến sự phát triển của đất nước. Do vậy, yếu tố chủ quan và yếu
tố khách quan của tư duy đều góp phần quan trọng trong sự phát triển của
hoạt động thực tiễn. Và nó đòi hỏi chủ thể nhận thức phải tiếp cận vấn đề
dưới góc độ biện chứng để thấy được nhiều khía cạnh của vấn đề, của đối
tượng để đưa ra nhận thức đúng và quyết định đúng. Sự muôn màu của tư
duy, nhận thức sẽ cho chúng ta sự đa dạng về sản phẩm, đó là tri thức lý luận,
và chấp nhận những góc nhìn khác nhau, cách thức tư duy và phương pháp tư
duy khác nhau sẽ ngày càng khẳng định vai trò và ý nghĩa của tư duy biện
chứng, sàng lọc ra những tri thức lý luận khoa học có ý nghĩa thiết thực, góp
phần định hướng và chỉ đạo thực tiễn hoạt đông và phát triển.
Thứ hai, đổi mới tư duy lý luận về chủ nghĩa xã hội và con đường đi
lên chủ nghĩa xã hội phải lấy thực tiễn làm gốc, làm điểm xuất phát. Đổi mới
phải dựa trên nguyên tắc thống nhất biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Hồ
Chí Minh tổng kết: lý luận là đem thực tế, trong kinh nghiệm, trong các cuộc
đấu tranh, xem xét, so sánh thật kỹ lưỡng rõ ràng, làm thành kết luận. Rồi lại
đem nó chứng minh với thực tế. Đó là lý luận chân chính, tri thức lý luận là
sản phẩm của tư duy khái quát, tổng kết thực tiễn. Không có thực tiễn lý luận
chỉ là những ý tưởng hão huyền sắp xếp không theo một trình tự logic gom
góp lại thành một học thuyết ảo tưởng, huyễn hoặc. Thực tiễn là chất xám tạo
nên lý luận có giá trị, thực tiễn là gốc rễ để lý luận hình thành và quay trở lại
chỉ đạo thực tiễn. Vì vậy, trách nhiệm của tư duy, của lý luận là phải theo dõi
bám sát thực tiễn cả những bước tuần tự, cả những khúc quanh co của nó và
chứng minh tính quy luật bên trong của thực tiễn qua những cái tất nhiên, cái
bề ngoài.
Thực tiễn trước thời kỳ đổi mới cho thấy, một thời gian chúng ta đã xa
rời thực tiễn, hệ thống lý luận đã không phản ánh, được những đòi hỏi cấp
thiết của thực tiễn điều đó đã làm cho thực tiễn không những không phát triểnLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 100
mà còn lâm vào khủng hoảng và bế tắc. Vì vậy, lý luận, tư duy phải bám sát
vào thực tiễn phải tìm ra được những lời giải đáp cho câu hỏi mà thực tiễn
đang đề ra. Chính vì vậy, chủ thể tư duy phải xuất phát từ thực tiễn đang vận
động và biến đổi không ngừng ngày càng phong phú đa dạng và phức tạp, để
trang bị, bổ sung ngày càng phong phú kiến thức cho mình, phải tự trang bị và
xây dựng cho mình một hệ thống tri thức lý luận có đủ khả năng nắm bắt và
chỉ đạo được hoạt động thực tiễn. Có như vậy mới có thể cụ thể hóa con
đường đi lên chủ nghĩa xã hội bằng hành động cụ thể chứ không phải là
những khái niệm ở đâu đó trên cao, xa vời. Lý luận chính trị phải có nhiệm vụ
chủ yếu là tham gia tư vấn cho các nhà hoạt động thực tiễn mà trước hết là cơ
quan lãnh đạo của Đảng và Nhà nước từ trung ương đến địa phương. Vì vậy,
cần duy trì thường xuyên mối quan hệ giữa nhà lý luận với nhà hoạch
định chính sách Đảng và Nhà nước phải tạo ra một cơ chế gắn kết giữa hoạt
động lý luận và hoạt động chính trị để giải quyết các vấn đề lý luận mà thực
tiễn đặt ra.
Thứ 3, phải đồng bộ hóa giữa việc chỉ đạo và thực hiện trong quá trình
triển khai hệ thống lý luận. Sự đồng bộ này là tối ưu cần thiết. Bởi nó ảnh
hưởng đến quá trình thực hiện; sự đồng bộ trong chỉ đạo vào thực hiện này
góp phần thúc đẩy quá trình đổi mới diễn ra một cách toàn diện, thiết thực và
hiệu quả. Đổi mới kinh tế phải gắn liền với đổi mới chính trị, đi liền với đổi
mới cơ chế. Đảng và Nhà nước đã làm rõ chủ trương: Đảng lãnh đạo, Nhà
nước quản lý và ngày càng làm rõ hơn chức năng và quyền hạn của mỗi bên
chủ quản, tránh xảy ra sự chồng chéo về quyền lực như trước đây. Đảng và
Nhà nước ta ngày càng nhận thức rõ ràng các quan điểm, đường lối, chính
sách và cơ chế quản lý của chúng ta dù được chuẩn bị tốt đến đâu cũng vẫn
còn nhiều mặt hạn chế, bất hợp lý ngay khi được triển khai vào hoạt động
thực tiễn bởi rất nhiều vấn đề phát sinh mà chúng ta không lường trước được.
Mặt khác, do thực tiễn vận động quá nhanh và phức tạp do vậy quan điểm
Ket-noi.com kho tai lieu mien phi Ket-noi.com kho tai lieu mien phiLuận văn thạc sĩ triết học
Nguyễn Thị Đào - K13 Triết học 101
đường lối, chính sách và cơ chế luôn lạc hậu hơn và bị thực tiễn vượt qua, cái
của ngày hôm qua còn phù hợp thì ngày hôm nay đã lỗi thời đó là một thực tế
khó tránh khỏi vấn đề là ở chỗ chúng ta phải nhận thức được nó để thay đổi
và bổ sung kịp thời. Rõ ràng hệ thống lý luận mà chúng ta xây dựng khả năng
dự báo khoa học vẫn đang còn bị hạn chế và việc triển khai và thực thi còn có
sự chênh lệch chứ chưa đồng bộ với nhau. Nhiều khi thực tiễn đã vượt xa mà
lý luận lại mới được xây dựng để bổ sung. Do đó, cái mà các nhà lý luận cần
làm là phải đi tắt, đón đầu thực tiễn, xây dựng hệ thống lý luận đủ sức dự báo
khoa học cho thực tiễn phát triển. Sự đồng bộ phải là một xâu chuỗi mắt xích
từ lý luận, chủ đạo thực hiện đến giải pháp và dự định được những điều sẽ
phát sinh, biến cố. Có như vậy mới có thể đưa lý luận vào áp dụng trong thực
tiễn một cách hiệu quả nhất. Đổi mới kinh tế phải kết hợp với an sinh xã hội,
phúc lợi xã hội phải có sự tri ân lại xã hội. Đổi mới tư duy chính trị phải tạo
được động lực thúc đẩy kinh tế – xã hội phát triển. Đổi mới phải đồng bộ trên
mọi phương diện kinh tế, chính trị, văn hóa xã hội có như vậy xã hội mới phát
triển bền vững.
Thứ 4, chúng ta phải tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình đổi mới tư
duy, bầu không khí dân chủ trong xã hội, trong sinh hoạt Đảng, trong nghiên
cứu khoa học, tinh thần tôn trọng sự thật tôn trọng chân lý. Điều quan trọng là
phải coi trọng công tác lý luận nhằm cung cấp nội dung khoa học cho việc đổi
mới tư duy. Tạo điều kiện cho các nhà lý luận có cơ hội để sáng tạo, tư duy và
phát triển sự nghiệp, có điều kiện bổ sung và trau dồi kiến thức. Xây dựng chế
độ quản lý hoạt động lý luận dân chủ, công bằng, xóa bỏ tính chất bao cấp
nặng nề, và tạo động lực cạnh tranh lành mạnh cho các nhà lý luận có điều
kiện để phát triển hết khả năng của họ và tạo cho họ mảnh đất hiện thực lành
mạnh để cống hiến tài năng của mình.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu xác định chế độ xử lý nhiệt, GA3 kết hợp phủ màng đến biến đổi chất lượng quả chanh trong quá trình bảo quản Nông Lâm Thủy sản 0
D Vận dụng quan điểm toàn diện trong quá trình đổi mới giáo dục ở Việt Nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
S Khảo sát tính chất hóa lý của cá sặc rằn và sự biến đổi của nó trong quá trình ướp muối Khoa học Tự nhiên 0
S Ảnh hưởng của quá trình xử lý nhiệt đến sự thay đổi cấu trúc của Khóm Khoa học Tự nhiên 0
N Khảo sát biến đổi Vitamin C trong quá trình chế biến nước dừa Thanh Trùng Khoa học Tự nhiên 2
H Ảnh hưởng của quá trình tiền xử lý đến sự thay đổi cấu trúc của Khóm Khoa học Tự nhiên 2
T Khảo sát biến đổi mật số vi sinh vật trong quá trình chế biến hạt sen đóng hộp Khoa học Tự nhiên 0
D CÁC BIẾN ĐỔI DINH DƯỠNG TRONG QUÁ TRÌNH BẢO QUẢN LẠNH ĐÔNG RAU QUẢ Khoa học Tự nhiên 0
P Ngân sách nhà nước - Thực trạng thu chi và giải pháp trong quá trình đổi mới Luận văn Kinh tế 2
S Đổi mới hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại trong quá trình hội nhập – Trường hợp của công ty thương mại SaNa Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top