daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 Chương 1. CƠ SỞ HÌNH THÀNH QUAN NIỆM ANH HÙNG TRONG THỦY HỬ ....................................................................................... 19
1.1. Giới thuyết về quan niệm anh hùng .................................................. 19 1.1.1. Khái niệm anh hùng .................................................................... 19 1.1.2. Lược sử khái niệm anh hùng qua các thời đại Trung Hoa ......... 22
1.2. Quan niệm anh hùng trong văn học Trung Quốc.............................. 33 1.2.1. Từ cảm thức thẩm mỹ về người anh hùng thăng hoa thành
hình tượng anh hùng ................................................................. 33 1.2.2. Tiểu thuyết chương hồi và việc thể hiện quan niệm anh hùng... 41 1.3. Quan niệm anh hùng trong Thủy Hử................................................. 46 1.3.1. Những tiền đề văn hoá, lịch sử và văn học................................. 46
1.3.2. Quan niệm anh hùng trong Thủy Hử nhìn từ quan niệm nghệ thuật về cuộc đời và con người của Thi Nại Am........................ 52
1.3.3. Quan niệm anh hùng trong Thủy Hử nhìn từ phương diện đặc trưng thể loại ............................................................................... 67
Chương 2. ĐẶC TRƯNG THẨM MỸ CỦA NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG THỦY HỬ ....................................................................................... 76 2.1. Khái niệm về nhân vật và chức năng của nhân vật trong văn học ....... 76 2.1.1. Khái niệm về nhân vật ................................................................ 76 2.1.2. Chức năng của nhân vật trong văn học....................................... 78 2.1.3. Chức năng của nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ..................... 78 2.2. Hệ thống nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ..................................... 90

2.2.1. Diện mạo chung của người anh hùng ......................................... 90
2.2.2. Hệ thống nhân vật anh hùng - nhìn từ nguồn gốc xuất thân....... 96 2.3. Đặc trưng thẩm mỹ của hình tượng nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ..................................................................................................... 101
2.3.1.Những bức dáng kỳ hình dị tướng .................................... 101
2.3.2. Phẩm chất, tính cách anh hùng ................................................. 104
Chương 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP NGHỆ THUẬT THỂ HIỆN NHÂN VẬT ANH HÙNG TRONG THỦY HỬ..................................................... 122 3.1. Nghệ thuật xây dựng cốt truyện ...................................................... 122 3.1.1. Khái niệm cốt truyện................................................................. 122 3.1.2. Đặc điểm cốt truyện Thủy Hử .................................................. 122 3.2. Nghệ thuật tạo dựng kết cấu............................................................ 128 3.2.1. Khái niệm kết cấu ..................................................................... 128 3.2.2. Đặc điểm kết cấu Thủy Hử ....................................................... 129 3.3. Nghệ thuật tổ chức thời gian và không gian nghệ thuật ................. 139 3.3.1. Thời gian nghệ thuật ................................................................. 139 3.3.2. Không gian nghệ thuật.............................................................. 143 3.4. Nghệ thuật xây dựng hình tượng người kể chuyện......................... 147 3.4.1. Hình tượng người kể chuyện trong Thủy Hử ........................... 148
3.4.2. Điểm nhìn của người kể chuyện và việc khắc họa nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ................................................................. 158
3.4.3.Giọng điệu của người kể chuyện và việc khắc họa nhân vật anh hùng trong Thủy Hử ................................................................. 171 KẾT LUẬN .................................................................................................. 183 DANH MỤC CÔNG TRÌNH CỦA TÁC GIẢ LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI .. 188 TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 189
PHỤ LỤC

KÝ HIỆU CÁC TỪ VIẾT TẮT
ĐHSP :
Nxb : TP.HCM :
Tr. : Trang
Đại học sư phạm
Nhà xuất bản
Thành phố Hồ Chí Minh

1. Lý do chọn đề tài 1.1. Về mặt khoa học
1
MỞ ĐẦU
Thủy Hử là một trong những bộ trường thiên tiểu thuyết lớn nhất - "Tứ đại danh tác" - của Trung Quốc nằm trong “Minh đại tứ đại kỳ thư” (bốn pho sách lạ kỳ đời Minh), được xem là tác phẩm tiêu biểu của tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc. Tuy nhiên, ý kiến nhận định về giá trị tác phẩm này mà thực chất là đánh giá về các nhân vật anh hùng hết sức phức tạp, thậm chí nhiều khi trái ngược nhau. Vì vậy, ngay từ lúc mới ra đời, Thủy Hử phải chịu số phận hết sức éo le trên chính quê hương của nó. Cuối đời Minh, tác phẩm liên tiếp bị cấm lưu hành, vì bị xem là “hối đạo chi thư”, sách dạy làm kẻ cướp. Các triều vua Thuận Trị, Khang Hy, Càn Long cũng ban lệnh cấm Thủy Hử. Khi nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, dưới sự lãnh đạo của Mao Trạch Đông, Thủy Hử được xem là tác phẩm có tính gợi dẫn về chính trị. Nhưng cũng chính vì mục đích chính trị mà trong và sau cách mạng văn hóa, số phận của tác phẩm cũng bao phen thăng trầm, có lúc bị cấm vì bị cho rằng chứa đựng những lời đen tối, phản nghịch. Gần đây, cư dân trên mạng cũng tranh luận gay gắt vì đánh giá của một vị giáo sư người Úc: "Thủy Hử là tác phẩm mang nhiều ý nghĩa tiêu cực"(Bill Jenner). Điều đó cho chúng ta thấy rằng, đã hơn 5 thế kỷ trôi qua, việc thẩm định và tiếp nhận tác phẩm cũng như đánh giá các nhân vật anh hùng trong Thủy Hử vẫn còn chưa thống nhất. Sở dĩ có sự khác nhau đó vì các ý kiến đã tiếp cận tác phẩm từ các góc nhìn khác nhau, nên việc lý giải nhân vật cũng không giống nhau. Có nhà nghiên cứu bắt đầu từ tâm lý xã hội để phân tích quan hệ phát sinh giữa áp bức dân tộc và văn học bình dân. Trong khi đó, tâm lý tiếp nhận của đông đảo công chúng văn học thường đồng nhất nhân vật văn học với con người ngoài

2
đời. Vấn đề hình tượng người anh hùng trong tác phẩm cũng có nhiều luận bàn. Tìm hiểu về thế giới nhân vật anh hùng, đặc biệt là cách biểu hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử là điều mong muốn của người viết khi thực hiện luận án này.
Mặc dù còn nhiều bàn cãi, tranh luận, nhưng có thể nói: sức lan tỏa và tầm ảnh hưởng của tuyệt phẩm này trong lịch sử văn học Trung Quốc là điều không thể phủ nhận. Tác phẩm được đánh giá là bộ tiểu thuyết võ hiệp trường thiên đầu tiên của văn học Trung Quốc, có một giá trị riêng biệt và một vị trí nhất định. Thủy Hử đã phần nào vượt ra khỏi tính thời đại và sự giới hạn về không gian, thời gian, trở thành nguồn cảm hứng của các thể loại nghệ thuật khác như hí khúc, kịch, truyện kể cải biên. Tác phẩm có giá trị như tiểu thuyết bản lề giữa truyện kể sử thi và tiểu thuyết hiện đại. Để có cái nhìn khách quan và công bằng, thiết tưởng cần tìm hiểu tác phẩm dưới góc nhìn văn hóa lịch sử cùng với đặc trưng thể loại và quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm. Tìm hiểu và lý giải nhân vật anh hùng với tư cách vừa là khách thể thẩm mỹ vừa là chủ thể thẩm mỹ là một hướng đi thú vị nhằm trả về cho nhân vật môi trường của chính nó trong bản chất của hình tượng nhân vật văn học.
Vấn đề tạo dựng nhân vật anh hùng là vấn đề trung tâm của tiểu thuyết Thủy Hử, nhưng hiện nay chưa có công trình nào nghiên cứu một cách có hệ thống về cách biểu hiện nhân vật anh hùng trong tác phẩm. Ở đây, chúng tui hiểu cách biểu hiện là những biện pháp nghệ thuật góp phần khắc họa hình ảnh người anh hùng trong tác phẩm. Việc nghiên cứu cách biểu hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử sẽ góp phần làm rõ hơn thế giới nghệ thuật cùng với những nguyên tắc cắt nghĩa con người và cuộc sống trong tác phẩm nói riêng và tiểu thuyết cổ điển Trung Quốc nói chung.
Đó là những lý do cơ bản để chúng tui lựa chọn đề tài này.

3
1.2. Về mặt thực tiễn
Trong chương trình giảng dạy ở các cấp học hiện nay của nước ta từ đại học, cao đẳng đến trung học phổ thông, văn học Trung Quốc chiếm một vị trí đáng kể. Việc nghiên cứu nhân vật anh hùng, cách biểu hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử của luận án có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy văn học Trung Quốc nói riêng, văn học nước ngoài nói chung của chúng tui và những ai quan tâm sau này.
Hơn nữa, những đặc trưng thẩm mỹ của hình tượng người anh hùng thể hiện lý tưởng, ước mơ của con người trong một thời đại nhất định. Văn học Việt Nam trong sự phát triển và giao lưu với văn hóa phương Đông đã chịu nhiều ảnh hưởng của văn hóa Trung Hoa. Thực hiện đề tài này, chúng tui sẽ có điều kiện so sánh đối chiếu với hình tượng người anh hùng trong văn học trung đại Việt Nam qua thực tế giảng dạy của mình.
Hình tượng các anh hùng trong Thủy Hử vẫn có sức hấp dẫn đối với con người ở mọi thời đại. Họ sẵn sàng hy sinh cả tính mạng mà không hề tính toán thiệt hơn để cứu khốn phò nguy, dẹp tan bất bình trong thiên hạ.Trong hiện thực của đời thường, người ta thường tỏ ra cảm thông với những người yếu thế nhưng lại đi theo kẻ mạnh. Nét đẹp thú vị của các anh hùng Lương Sơn Bạc là lòng dũng cảm, tài nghệ vô song của họ thăng hoa thành tình thương và sức mạnh luôn hướng về quần chúng nhân dân bị áp bức, bất công. Câu chuyện của các anh hùng Lương Sơn Bạc sẽ luôn có giá trị nhân sinh sâu sắc, và, trong một chừng mực nào đó, vẫn có một ý nghĩa giáo dục nhất định.
Đây là đề tài mà chúng tui say mê và cảm giác thú vị, nghiên cứu nó cũng đáp ứng nhu cầu của đông đảo bạn đọc Việt Nam yêu mến văn học Trung Quốc.

4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Qua tìm hiểu, chúng tui nhận thấy hiện nay ở Việt Nam vẫn chưa có một công trình nào nghiên cứu một cách tỉ mỉ, hệ thống về cách biểu hiện nhân vật anh hùng trong Thủy Hử. Tuy nhiên, trong khi nghiên cứu lịch sử vấn đề, chúng tui nhận thấy tính chất anh hùng, nhân vật anh hùng trong tác phẩm này luôn thu hút được sự quan tâm của giới nghiên cứu phê bình văn học. Chúng tui xin trình bày một cách tổng quát các hướng nghiên cứu cũng như một số ý kiến tiêu biểu của các nhà nghiên cứu, phê bình.
2.1. Các công trình nghiên cứu ở Trung Quốc đã được dịch ở Việt Nam 2.1.1. Hướng nghiên cứu qua việc phân tích tác phẩm
Đó là các công trình văn học sử, các giáo trình văn học như:
- Khái yếu lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, tập thể 74 tác giả biên
soạn. Bùi Hữu Hồng dịch, Nxb Thế giới, Hà Nội, 2000.
- Lịch sử văn học Trung Quốc, tập 2, Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, Phạm Ninh do Lê Huy Tiêu, Lương Duy Thứ, Nguyễn Trung Hiền, Lê
Đức Niệm dịch, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1995.
- Văn học sử Trung Quốc, tập 3, Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh chủ
biên, Phạm Công Đạt dịch, NXB Phụ nữ, Hà Nội, 2000.
- Tiểu thuyết sử thoại qua các thời đại Trung Quốc của Trương Quốc Phong do Thái Trọng Lai dịch, NXB Văn nghệ Thành phố Hồ Chí
Minh, 2001.
- Lịch sử tiểu thuyết Trung Quốc của Lỗ Tấn do Lương Duy Tâm dịch,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002.
Trong các công trình này, chúng tui tiếp thu ý kiến của các nhà nghiên
cứu Trung Quốc về tiến trình vận động cũng như diện mạo của văn học cổ Trung Quốc, vốn thường được ca ngợi qua các thời kỳ như sau: “Tiên Tần tản

5
văn, Hán phú, Đường thi, Tống Từ, Nguyên khúc, Minh Thanh tiểu thuyết”1. Các tác giả đã đề cập đến sự xuất hiện của nhân vật anh hùng trong văn học nhưng chỉ mới dừng lại dưới góc nhìn lịch sử văn học. Tuy nhiên, đó là những ý kiến vô cùng quí báu để chúng tui định hướng về nội dung cũng như cách nhìn nhận đánh giá về hình tượng nhân vật anh hùng trong Thủy Hử. Chúng tui đặc biệt chú ý hai ý kiến có tính gợi mở để tìm hiểu hình tượng nhân vật anh hùng trong Thủy Hử sau đây:
1. Trong Văn học sử Trung Quốc, Chương Bồi Hoàn, Lạc Ngọc Minh, cho rằng nhân vật trong Thủy Hử là nhân vật “tính cách hóa”.
2. Còn Trương Quốc Phong - tác giả của Tiểu thuyết sử thoại các thời đại Trung Quốc lại nhấn mạnh đến tác động của hoàn cảnh lên tính cách nhân vật. Nhìn chung, các tác giả đều thống nhất ở quan niệm nhân vật trong Thủy Hử được biểu hiện, mô tả thế giới nội tâm thông qua hành động và lời nói của họ.
2.1.2. Hướng nghiên cứu theo lối phê bình tác phẩm
Trong công trình Luận bàn Thủy Hử, bao gồm nhiều tác giả như Kim Thánh Thán, Dư Quan Anh, Tiền Chung Thư, chúng tui tiếp thu phép đọc Thủy Hử, những nhận xét, lời bình luận về nhân vật của các tác giả, đặc biệt là Kim Thánh Thán. Ông nhấn mạnh đến vẻ đẹp của người anh hùng ở hành động, đạo đức, phẩm chất chứ chưa đồng tình và tìm hiểu lý tưởng của họ. 2.2. Các công trình nghiên cứu của các tác giả nước ngoài khác đã được dịch ở Việt Nam
Tiểu thuyết Trung Quốc nói chung và Thủy Hử nói riêng đã được nhiều học giả trên khắp thế giới nghiên cứu. Tuy nhiên chỉ một số ít những thành tựu nghiên cứu này được dịch ra Tiếng Việt. Trong tầm đọc mà chúng tui tìm hiểu được, một vài công trình sau đây là điển hình:
1 Tản văn nhà Tần, phú nhà Hán, thơ đời Đường, ca từ nhà Tống, điệu khúc nhà Nguyên, tiểu thuyết triều Minh và Thanh.

6
1. V.I. Xêmanôp trong Tiểu thuyết anh hùng Trung Quốc và vai trò của nó trong việc hình thành nền văn học mới đã tìm hiểu về nguyên nhân hình thành đặc điểm của tiểu thuyết anh hùng Trung Quốc thế kỷ XIV - XVI. Tác giả có liên hệ và xem xét về hình tượng người anh hùng trong sự khúc xạ của nhiều hệ tư tưởng khác nhau, đó là tư tưởng chính thống phong kiến và quan niệm của quần chúng nhân dân.
2. B.L.Riftin trong Sử thi lịch sử và truyền thống văn học dân gian ở Trung Quốc xem xét mối quan hệ giữa tác phẩm Thủy Hử với truyền thống biên niên sử và truyền thống văn học dân gian. Qua công trình khảo cứu này, tác giả nhấn mạnh, trong Thủy Hử, yếu tố văn học dân gian vẫn đậm hơn yếu tố biên niên sử.
3. A.Riftin trong Sử thi anh hùng Trung Quốc xem xét mối quan hệ giữa tác phẩm thành văn với truyện kể sau này, trong đó chủ yếu xem xét cách tổ chức tác phẩm Tam Quốc diễn nghĩa đã có ảnh hưởng đến các người kể chuyện sau này ra sao. Kết cấu Thủy Hử cũng đôi chỗ được đề cập đến ở một vài phương diện để đối chiếu minh họa.
2.3. Các công trình nghiên cứu của các học giả Việt Nam
2.3.1. Hướng nghiên cứu của các công trình văn học sử
Nghiên cứu văn học sử Trung Quốc ở Việt Nam rất phong phú và đa dạng. Một vài công trình tiêu biểu là:
Chức nghiệp: Nô bộc Nông dân Trang chủ Con buôn Bán củi Xa phu Thợ bạc Pháo thủ
Số lượng : 1 1 6 7 1 1 1 1
Chức nghiệp: Đạo tặc Lái đò Phú hộ Thợ săn Lãng tử Lính tráng Thợ sắt Thổ phỉ Số lượng : 3 2 4 2 3 2 1 5 Chức nghiệp: Chủ hiệu Thợ may Thầy lang Phu thuyền Quan lại Quý tộc Bán thuốc Thợ đá Số lượng : 6 1 2 1 34 1 2 1
Chức nghiệp: Tú tài Thư sinh Ngư phủ Đạo sĩ Kẻ nhàn hạ Ngoại tộc Số lượng : 3 2 5 2 9 1
Từ bảng trên có thể thấy, chủ thể để cấu thành 108 người là thuộc “đẳng cấp hạn tầng sĩ đại phu” . Bảng này là chứng cứ cho những luận điểm sau đây của Đào Từ Huệ:
“Khi thiên hạ thái bình, lực lượng khống chế toàn quốc mạnh mẽ nhất là thượng tầng sĩ đại phu, nhưng nếu thiên hạ có phát sinh chuyện gì thì ắt là hạn tầng sĩ đại phu là thế lực mạnh nhất. Nhưng trong tầng lớp hạ tầng sĩ đại phu, loại người có sức phát triển nhất phải là tầng lớp giang hồ. Có thể xem họa là công cụ của thời loạn, họ có thể chi phối toàn bộ những người thuộc hạ tầng sĩ đại phu, tức là có thể chi phối tầng lớp thổ hào, có thể liên lạc với tiểu địa chủ và tầng lớp tiểu sản, đồng thời có thể bức bách sĩ đại phu, cũng có thể áp bức tầng lớp vô sản. Họ rất thiện nghệ trong việc liên kết các hảo hán giang hồ. Thiên hạ tao loạn, họ có thể thao túng những người thuộc tầng lớp dưới và lợi dụng họ để taọ thế đối kháng trong thiên hạ, có khả năng lật đổ độc tài và tạo nên một cục diện mới.
Xem lịch sử mới thấy, các triều đại Trung Quốc thay đổi phần nhiều đều do loại người này thừa lúc thiên hạ tao loạn nên ra tay can thiệp. Anh hùng hào kiệt các thời đại của Trung Quốc cũng đều do loại người này làm đại biểu. Cả xã hội Trung Quốc gần như do loại người này chi phối, ngay cả họ cũng là những người hưởng ứng nhiệt thành nhất của cách mạng Tân Hợi. Thông thường thì những người muốn ra tay thâu tóm thiên hạ mà không có sự giúp đỡ của loại người này thì rất khó có hy vọng thành công”.

203
Những gì mà "Thủy hử truyện" đã miêu tả chính là phù hợp với cách nói của Đào Từ Huệ, đó là thời kỳ “loạn thế”. Đây phân tích của ông này: “Lúc ấy chính quyền quá hủ bại, do vậy mà trật tự xã hội đã bị đảo lộn. Giàu có ức hiệp bần hàn, kẻ mạnh ăn hiếp kẻ yếu, cậy thế làm càn chính là một hiện tượng rất tự nhiên”. Tống Giang và 108 người chính là “hạ tầng sĩ đại phu giai tầng” ứng với thời thế mà đứng dậy, trong đó có không ít những người giang hồ mà Đào Từ Huệ gọi là “loại người có sức mạnh nhất”. Họ tổ chức quân đội để đối kháng với quan phủ cũng chính là “thao túng tâm lý của giai cấp hạ tầng mà thống trị để nhằm đối kháng với thiên hạ”.
Thứ hai, Đào Từ Huệ cho rằng “công cụ làm loạn thiên hạ” do Tống Giang cầm đầu đã lợi dụng quan niệm trung nghĩa phổ biến để lung lạc nhân tâm, mục đích chính là ở chỗ “lật đổ nguyên thủ, làm cho thiên hạ đảo điên, đồng thời chính mình sẽ làm nguyên thủ quốc gia”. Ông này phân tích tư tưởng người đương thời thế này: “Trung Quốc là một nước chú trọng lễ giáo, mục đích làm người là để làm rạng danh tổ tông, báo hiếu cho cha mẹ, trung thành với vua. Trung hiếu đã trở thành đạo nghĩa bất di bất dịch của họ, đối với những tệ hại của quốc gai thì không dám phê bình hay cải tạo. Do vậy mà mỗi một người trong nước đều muốn mình trở thành một trung thần hiếu tử. Đây là tư tưởng phổ biến”. Tống Giang chính là người lợi dụng tâm lý này của nhân dân, Đào Từ Huệ nói: “Tống Giang chiêu tập được anh tài là vì dùng danh nghĩa là trung nghĩa. Anh ta có thể có được 108 anh hùng hảo hán và mười vạn nhân mã lâu la cũng với danh nghĩa này. Lương sơn bạc dựng Trung nghĩa đường, dùng lễ để đãi hảo hán, mắng nhiếc bọn gian thần, đòi thay trời hành đạo đều lấy chữ trung chữ nghĩa và ý thức báo quốc để kích động mọi người”. Có điều, những cách làm thực tế của hảo hán Lương sơn lại hoàn toàn xa rời với trung hiếu đạo đức: “kỳ thực là phá nhà đốt xóm, bắt trói mệnh quan triều đình, có thể gọi là trung nghĩa được không? Có điều, vì đương thời người ta sùng bái trung nghĩa mà không biết

204
rằng Tống Giang là một hảo hán giả trung giả nghĩa, do vậy mà bị lừa”. Ở đây, Đào Từ Huệ đã tiếp thu một cách trọn vẹn quan niệm của Kim Thánh Thán, chỗ bất đồng chỉ là Đào Từ Huệ dùng phương pháp xã hội học mới để bàn luận mà thôi.
Thứ ba, Đào Từ Huệ cho rằng sự thất bại của Lương sơn - ý của ông ta là Lương sơn không thể đoạt lấy thiên hạ - là ở thời thế chứ không thuộc nguyên nhân con người, có điều, suy chó cũng thời thế như thế nào thì ông ta không làm rõ. Đào nói: “Phàm là những người thành đại sự, ngoài những sở trường của mình ra thì phải có cơ hội. Tống Giang có thể thống lĩnh 108 anh hùng hảo hán và mấy chục vạn quân nhưng vẫn không thỏa chí, nguyên nhân không phải vì chính Tống Giang mà là do thời thế. Thời thế không thuận thì cho dù Tống Giang có bản lĩnh lên trời cũng không làm được việc gì cả”. Thế thì, thời thế ở đây chính là những nguyên nhân ngẫu nhiên, “không có những trung thần lương tướng như Vân Thiên Bưu, Trương Thúc Dạ, Trần Hy Chân thì e rằng Tống Giang cũng trở nên uy phong chẳng khác nào Hán Cao Tổ, ai dám nói rằng anh ta là một đạo tặc ở Hoài Nam?”. Đào Từ Huệ đã đem “Đảng khấu chí” nối với bản 70 hồi của Kim Thánh Thán mới ngang nhiên đưa ra kết luận này. Nếu ông ta dùng bản 100 hồi hay 120 hồi, tức là thêm đoạn chiêu an và những gì diễn ra sau khi chiêu an thì những lời bình luận của ông ta là hoàn toàn không có cơ sở. Đương nhiên, Đào Từ Huệ vốn có tư tưởng như vậy và sau đó mới áp đặt cho "Thủy hử truyện", nếu dùng bản có đoạn chiêu an thì sẽ không hợp với tư tưởng của ông ta và vì vậy, ông ta không thể không dùng bản 70 hồi kết hợp với “Đảng khấu chí”.
Thứ tư, Đào Từ Huệ dùng tư tưởng “được làm vua thua làm giặc” để tổng kết đặc trưng lịch sử của Lương sơn bạc. Ông ta nói: “Bọn Tống Giang tuy chưa đạt được mục đích thành công nhưng họ đã có thể đại biểu cho hiện tượng thay triều đổi đại của lịch sử.

205
Giả sử như bọn Tống Giang thành công, đạt được cái chí lật đổ xã hội, ai dám bảo họ là những kẻ cường bạo, bất trung với triều đình? Để trở thành thiên tử thống trị thiên hạ, Hán Cao Tổ cũng bắt đầu như thế mà thôi”. Đào Từ Huệ không chính thống được như Kim Thánh Thán để xử lý anh em Lương sơn bạc với cái nhìn đối với một bọn cường đạo bởi dùng vũ lực để lật đổ chính quyền hiện thời để kiến lập một vương triều mới là con đường tất yếu của lịch sử phong kiến Trung Quốc. Nhưng lý tưởng của Tống Giang và Lưu Bang hoàn toàn không giống nhau, Đào Từ Huệ lại vì sự phù hợp giữa tiểu thuyết với quan niệm phát triển xã hội của mình nên đã cố ý tránh né điểm này.
Nói tóm lại, những ý kiến của Đào Từ Huệ có hai sai lầm lớn: Thứ nhất, thoạt nhìn thì sự phân định đẳng cấp của ông ta có vẻ tỉ mỉ nhưng thực tế thì rất lộn xộn. Ông ta không hề có một tiêu chuẩn thống nhất, vừa không dựa trên tiêu chuẩn, cũng không dựa trên tiêu chuẩn chính trị mà chỉ dựa hoàn toàn vào chức nghiệp. Như thế, ông ta dùng đặc điểm giai cấp để phân tích thành phần cấu thành của Lương sơn bạc là không có cơ sở khoa học. Ông ta đem lãng tử, thổ hào, bảo tiêu, cờ bạc, dạo tặc, thổ phỉ... thậm chí là ăn mày gói lại trong thành phần hạ tầng sĩ đại phu khiến người ta không biết đâu mà phân định. Thứ hai, Đào Từ Huệ cho rằng quan niệm xã hội của mình là chân lý phổ biến rồi sau đó dùng quan nỉệm ấy để bình giá "Thủy hử truyện" mà không hề quan tâm đến nội dung của nó nên không thể phân tích được một cách cụ thể. Do vậy, ông ta không thể không tránh né được những tình tiết như chiêu an, bình Liêu mà đem “Đảng khấu chí” xem như là đoạn nối tiếp của "Thủy hử truyện". Xem ra thì Kim Thánh Thán còn sáng suốt hơn nhiều. Kim Thánh Thán vì lý tưởng bài trừ đạo tặc mà “nhất tề xử trảm” hảo hán Lương sơn bạc, không thừa nhận chiêu an, đây mới chính là cách phê bình "Thủy hử truyện" có chứng cớ nhất.

206
Từ những phân tích trên, chúng ta có thể phát hiện, những độc giả đã đề cập ở trên đều có chung một điểm: Dùng “nhãn quan lịch sử” để phê bình "Thủy hử truyện" một cách xã hội học. Hồ Thích, Lỗ Tấn, Tạ Vô Lượng và Trịnh Chấn Phong đều cho rằng nội dung của tiểu thuyết là sự phản ánh xã hội đương thời, nhưng có điều khi phân tích một cách cụ thể "Thủy hử truyện" phản ánh lịch sử như thế nào thì mỗi người cũng có những kiến giải khác nhau, trong đó, luận điểm “sự áp bức của dị tộc” của Tạ Vô Lượng có vẻ hơi khiên cưỡng. Phương pháp phân tích theo quan điểm giai cấp của Phan Lực Sơn tuy không phù hợp với sự thật lịch sử nhưng bản thân ông này lại không đánh giá là như vậy. Ông ta cho rằng nội dung mà "Thủy hử truyện" phản ánh “có thể đại biểu cho hiện tượng thay đổi triều đại trong lịch sử”, trên thực tế cũng là phản ánh luận. Từ những độc giả thời kỳ này, chúng ta có thể nhận ra, nền văn hóa mới đã đem lại nhiều tư tưởng mới và lý luận mới, trực tiếp đem đến tính “cách mạng” trong phê bình văn học để mọi người cũng nhau bàn luận "Thủy hử truyện" theo xu hướng mới. Mỗi thời đại đều có nền văn học riêng của mình và tất nhiên, mỗi thời đại đều có cách tiếp nhận văn học riêng của mình.
- -
Lịch sử Văn học Trung Quốc, Trương Chính, Lương Duy Thứ, Bùi Văn Ba, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1971.
Lịch sử Văn học Trung Quốc, Nxb Giáo dục, Thành phố Hồ Chí Minh, 2003. Văn học Trung Quốc, tập 2, Nxb Giáo dục, Hà Nội, 1998.
Trong những công trình nghiên cứu trên, dưới góc nhìn văn học sử, các tác giả đề cập đến lý tưởng anh hùng qua phân tích các nhân vật Thủy Hử như một trong những nội dung chính của tác phẩm. Về phương diện nghệ thuật

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top