daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Thịt là thức ăn cần thiết, nhu cầu không thể thiếu của con người, bổ sung các
yếu tố cần thiết cho cơ thể, đồng thời được sử dụng là loại hàng hóa trao đổi trên thị
trường.
Ngành công nghiệp chế biến thịt đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế
quốc dân, giữ vai trò thiết yếu trong việc duy trì, bảo vệ và chăm sóc sức khỏe cho
con người. Hiện nay công nghệ chế biến thịt để đảm bảo chất lượng đang được thực
hiện trên qui mô lớn.
Tuy nhiên, trong quá trình xử lý và chế biến thịt đã thải ra một lượng nước
thải khá lớn nếu không qua xử lý sẽ gây ô nhiễm môi trường. Trong quy chuẩn quốc
gia về chất lượng nước thải công nghiệp đã đưa ra những quy định về thông số nước
thải cho phép khi thải ra môi trường nhưng hiện nay các nhà sản xuất kinh doanh thịt
vẫn chưa có hệ thống xử lý nước thải một cách triệt để. Điều đó đã gây nhiều tác
động xấu lên môi trường và ảnh hưởng lớn đến sức khỏe con người. Đó là sự lan
truyền của các mầm bệnh một phần do các vi khuẩn, vi rút gây nên; một phần khác
do độc tố có trong nước thải.
Cùng với sự phát triển của nền kinh tế, chất lượng cuộc sống của con người
ngày càng được nâng cao. Vì vậy, việc sử dụng các thực phẩm thịt đã qua chế biến
hiện nay đòi hỏi cần đáp ứng đầy đủ cả về chất và lượng. Do đó, việc nghiên
cứu các phương pháp xử lý nước thải trong công nghiệp chế biến thịt là vô cùng cần
thiết.
Chính vì những lý do trên nhóm đã chọn đề tài “ Phương pháp xử lý nước
thải trong công nghiệp chế biến thịt”.
SVTH: Nhóm 7 – Lớp 08CHP Trang 1
Bài tiểu luận Xử lý nước thải GVHD: Nguyễn Thị
Hường
Chương I: TỔNG QUAN
1.1. Khái niệm nước thải
Nước thải là nước được thải ra sau quá trình sử dụng của con người và đã làm

thay đổi tính chất ban đầu của chúng. Phụ thuộc vào điều kiện hình thành, nước thải
được chia thành: nước thải sinh hoạt, nước công nghiệp, nước thải tự nhiên và nước
thải đô thị.
1.2. Khái niệm nước thải công nghiệp
Nước thải công nghiệp là nước thải từ các nhà máy đang hoạt động sản
xuất.
Trong quá trình công nghệ các nguồn nước thải có thể phân thành:
- Nước hình thành do phản ứng hóa học (chúng bị ô nhiễm bởi các tác chất và
các sản phẩm phản ứng).
- Nước ở dạng ẩm tự do và liên kết trong nguyên liệu và chất ban đầu, được
tách ra trong quá trình chế biến.
- Nước rửa nguyên liệu, sản phẩm, thiết bị.
- Nước hấp thụ, nước làm nguội.
1.3. Thành phần lý hóa của nước thải
1.3.1. Tính chất vật lý
Tính chất vật lý của nước thải được xác định dựa trên các chỉ tiêu: màu sắc,
mùi, nhiệt độ và lưu lượng.
- Màu sắc: nước thải mới có màu nâu hơi sáng, tuy nhiên thường là có màu
xám có vẩn đục. Màu sắc của nước thải sẽ thay đổi đáng kể nếu như bị nhiễm khuẩn,
khi đó sẽ có màu đen tối.
- Mùi: có trong nước thải là do các khí sinh ra trong quá trình phân hủy các
hợp chất hữu cơ hay do một số chất được đưa thêm vào.
- Nhiệt độ: nhiệt độ của nước thải thường cao hơn so với nguồn nước sạch
ban đầu, do có sự gia nhiệt vào nước từ các đồ dùng trong gia đình và các máy móc
sản xuất.
SVTH: Nhóm 7 – Lớp 08CHP Trang 2
Bài tiểu luận Xử lý nước thải GVHD: Nguyễn Thị
Hường
- Lưu lượng: thể tích thực của nước thải cũng được xem là một đặc tính vật
lý của nước thải, có đơn vị m

3
/người.ngày. Vận tốc dòng chảy luôn thay đổi theo
ngày.
1.3.2. Tính chất hóa học
Các thông số thể hiện tích chất hóa học thường là: số lượng các chất hữu cơ,
vô cơ và khí. Hay để đơn giản hóa, người ta xác định các thông số như: độ kiềm,
BOD, COD, các chất khí hòa tan, các hợp chất N, P, các chất rắn (hữu cơ, vô cơ,
huyền phù và không tan) và nước.
- Độ kiềm: thực chất độ kiềm là môi trường đệm để giữ pH trung tính của
nước thải trong suốt quá trình xử lý sinh hóa.
- Nhu cầu oxy sinh hóa (BOD): dùng để xác định lượng chất bị phân hủy sinh
hóa trong nước thải, thường được xác định sau 5 ngày ở nhiệt độ 20
0
C. BOD trong
nước thải thường nằm trong khoảng 100 – 300 mg/l.
- Nhu cầu oxy hóa học (COD): dùng để xác định lượng chất bị oxy hóa trong
nước thải. COD thường nằm trong khoảng 200 – 500 mg/l. Tuy nhiên, có một số loại
nước thải công nghiệp BOD có thể tăng rất nhiều lần.
- Các chất khí hòa tan: đây là những chất khí có thể hòa tan trong nước thải.
Nước thải công nghiệp thường có lượng oxy hòa tan tương đối thấp.
- Hợp chất chứa N: số lượng và loại hợp chất chứa N sẽ thay đổi đối với mỗi
loại nước thải khác nhau.
- pH: đây là cách nhanh nhất để xác định tính axit của nước thải. Nồng độ pH
khoảng 1 – 14. Để xử lý nước thải có hiệu quả pH thường trong khoảng 6 – 9,5 (hay
tối ưu là 6,5 – 8).
- Phospho: đây là nhân tố cần thiết cho hoạt động sinh hóa. P thường trong
khoảng 6 – 20 mg/l.
- Các chất rắn: hầu hết các chất ô nhiễm trong nước thải có thể xem là chất
rắn.
- Nước: luôn là thành phần cấu tạo chính của nước thải. Trong một số trường

hợp, nước có thể chiếm từ 99,5% - 99,9% trong nước thải (thậm chí ngay cả trong
SVTH: Nhóm 7 – Lớp 08CHP Trang 3
Bài tiểu luận Xử lý nước thải GVHD: Nguyễn Thị
Hường
những loại nước thải ô nhiễm nặng nhất các chất ô nhiễm cũng chiếm 0,5%, còn đối
nguồn nước thải được xem là sạch nhất thì nồng độ này là 0,1%).
1.4. Các thông số đánh giá ô nhiễm và yêu cầu để xử lý
1.4.1. Các thông số đánh giá ô nhiễm
Đánh giá chất lượng nước thải cần dựa vào một số thông số cơ bản, so sánh
với các chỉ tiêu cho phép về thành phần hóa học và sinh học đối với từng loại nước
sử dụng cho mục đích khác nhau. Các thông số cơ bản để đánh giá chất lượng nước
là: độ pH, màu sắc, độ đục, hàm lượng chất rắn, các chất lơ lửng, các kim loại nặng,
oxy hòa tan và đặc biệt là BOD và COD. Ngoài các chỉ tiêu hóa học cần quan tâm
tới chỉ tiêu sinh học, đặc biệt là E.coli.
- Độ pH: là một trong những chỉ tiêu xác định đối với nước cấp và nước thải.
Chỉ số này cho ta biết cần thiết phải trung hòa hay không và tính lượng hóa chất cần
thiết trong quá trình xử lý đông keo tụ, khử khuẩn
- Hàm lượng các chất rắn: tổng chất rắn là thành phần quan trọng của nước
thải. Tổng chất rắn (TS) được xác định bằng trọng lượng khô phần còn lại sau khi
cho bay hơi 1lít mẫu nước trên bếp cách thủy rồi sấy khô ở 103
0
C cho đến khi trọng
lượng khô không đổi. Đơn vị tính bằng mg hay g/l.
- Màu: nước có thể có độ màu, đặc biệt là nước thải thường có màu nâu đen
hay đỏ nâu.
- Độ đục: Độ đục làm giảm khả năng truyền ánh sáng trong nước. Vi sinh vật
có thể bị hấp thụ bởi các hạt rắn lơ lửng sẽ gây khó khăn khi khử khuẩn. Độ đục càng
cao độ nhiễm bẩn càng lớn.
- Oxy hòa tan (DO – Dissolved oxygen): là một chỉ tiêu quan trọng của nước,
vì các sinh vật trên cạn và cả dưới nước sống được là nhờ vào oxy. Độ hòa tan của

nó phụ thuộc vào nhiệt độ, áp suất và các đặc tính của nước. Phân tích chỉ số oxi hòa
tan (DO) là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá sự ô nhiễm của nước và
giúp ta đề ra biện pháp xử lý thích hợp.
- Chỉ số BOD (Nhu cầu oxy sinh hóa – Biochemical Oxygen Demand): nhu
cầu oxy sinh hóa hay nhu cầu oxy sinh học là lượng oxy cần thiết để oxy hóa các
chất hữu cơ có trong nước bằng vi sinh vật (chủ yếu là vi khuẩn) hoại sinh, hiếu khí.
SVTH: Nhóm 7 – Lớp 08CHP Trang 4
Bài tiểu luận Xử lý nước thải GVHD: Nguyễn Thị
Hường
BOD là chỉ tiêu thông dụng nhất để xác định mức độ ô nhiễm của nước thải.
Phương trình tổng quát oxy hóa sinh
học:
Chất hữu cơ + O
2

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Nghiên cứu xử lý nước thải dệt nhuộm bằng phương pháp keo tụ - tuyển nổi điện hóa với anode hòa tan nhôm, sắt Khoa học Tự nhiên 0
A Đề xuất phương pháp sử dụng HVC kết hợp với Penton để nâng cao chất lượng xử lý nước thải dệt nhuộm Kiến trúc, xây dựng 0
D Xử lý nước thải ở nhà máy bia Hà Nội bằng phương pháp sinh học Kiến trúc, xây dựng 0
N Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý Chlorine và phương pháp bảo quản lạnh đến chất lượng cải ngọt Khoa học Tự nhiên 0
M Khảo sát phương pháp xử lý cá ảnh hưởng đến chất lượng cá tra Fillet đông lạnh tại xí nghiệp đông lạnh Agifish (Xí nghiệp 7) Khoa học Tự nhiên 2
M Khảo sát các phương pháp xử lý nguyên liệu và biện pháp kiểm soát chất lượng đến khả năng ức chế vi Khoa học Tự nhiên 0
G Khảo sát các phương pháp xử lý nguyên liệu và biện pháp kiểm soát chất lượng ảnh hưởng đến chất lượn Khoa học Tự nhiên 0
T Hoạt động thu gom và phương pháp xử lý chất thải rắn của công ty quản lý đô thị Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
L Một số phương pháp xử lý khí thải trong công nghiệp hoá chất Công nghệ thông tin 0
D PHƯƠNG PHÁP xử lý CHẤT THẢI KHÍ NHÀ máy NHIỆT điện PHẢ lại Khoa học kỹ thuật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top