daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Phát triển văn hóa doanh nghiệp của công ty tnhh công nghiệp vĩnh tường miền bắc VIỆT NAM
MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN
LỜI CẢM ƠN
DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
PHẦN MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP 3
1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của văn hóa doanh nghiệp 3
1.1.1. Khái niệm 3
1.1.2. Đặc điểm, chức năng 4
1.2. Vai trò và sự cần thiết phát triển văn hóa doanh nghiệp 4
1.2.1. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp 4
1.2.2. Sự cần thiết xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp 5
1.3. Các nhân tố ảnh hưởng đến quá trình hình thành và phát triển văn hóa
doanh nghiệp 6
1.3.1. Văn hóa dân tộc 6
1.3.2. Nhà lãnh đạo 6
1.3.3. Các giá trị văn hóa học hỏi được 8
1.4. Các nội dung của văn hóa doanh nghiệp 8
1.4.1. Các giá trị hữu hình 8
1.4.2. Các giá trị vô hình (hay các giá trị được chấp nhận) 10
1.4.3. Các giá trị nền tảng 11
CHƯƠNG 2: THỰC TẾ XÂY DỰNG VÀ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG MIỀN BẮC 12
2.1. Giới thiệu chung về công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Tường miền Bắc Việt Nam 12
2.1.1. Giới thiệu sơ lược về công ty 12
2.1.2. Quá trình hình thành và phát triển 12
2.1.3. Cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ, đặc điểm nhân lực của công ty 14
2.1.4. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh giai đoạn năm 2013 - 2015 18
2.2. Phân tích nhận thức của thành viên công ty về văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Tường miền Bắc 18
2.3. Phân tích thực tế các đặc trưng Văn hóa doanh nghiệp tại công ty 20
2.3.1. Những nét đặc trưng hữu hình 20
2.3.2. Những nét đặc trưng văn hóa doanh nghiệp vô hình 27
2.4. Đánh giá chung về thành tựu và tồn tại trong văn hóa doanh nghiệp tại Vĩnh Tường miền Bắc 39
2.4.1. Những kết quả, thành tựu mà công ty đã đạt được 39
2.4.2. Những tồn tại trong hoạt động Văn hóa doanh nghiệp tại công ty 40
2.4.3. Nguyên nhân 41
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT NHẰM PHÁT TRIỂN HƠN NỮA HOẠT ĐỘNG VĂN HÓA DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY TNHH CÔNG NGHIỆP VĨNH TƯỜNG MIỀN BẮC VIỆT NAM 42
3.1. Định hướng phát triển công ty 42
3.1.1. Mục tiêu đặt ra trong giai đoạn này: 42
3.1.2. Định hướng phát triển về VHDN tại công ty: 42
3.2. Quan điểm của người lãnh đạo 43
3.3. Nâng cao nhận thức về văn hóa doanh nghiệp cho nhân viên 43
3.4. Tăng cường đầu tư cho xây dựng văn hóa doanh nghiệp tại VTMB 44
3.5. Xây dựng tầm nhìn dài hạn 44
3.6. Xây dựng và phát triển hình ảnh văn hóa của Vĩnh Tường miền Bắc với bên ngoài doanh nghiệp 44
3.7. Phát huy nhân tố con người trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp 45
KÊT LUẬN 46
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 47
PHỤ LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

VTI
Vinh Tuong Industrial
TTC
Thợ thi công
VP
Văn phòng
VHDN
Văn hóa doanh nghiệp
VTMB
Vĩnh Tường miền Bắc
BTGĐ
Ban Tổng giám đốc
HĐQT
Hội đồng quản trị
NLĐ
Người lao động
NSHC
Nhân sự hành chính
QT
Quốc tế
BHXH
Bảo hiểm xã hội

Hợp đồng
TTPP/ĐL
Trung tâm phân phối/Đại lý

DANH MỤC BẢNG SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ

Sơ đồ 2.1.3.1: Cơ cấu tổ chức công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường 14
Sơ đồ 2.1.3.2: Cơ cấu tổ chức công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Tường miền Bắc 14

Bảng 2.1.3: Cơ cấu lao động của công ty năm 2013, 2014, 2015 17
Bảng 2.1.4: Tình hình kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
giai đoạn 2013 – 2015 của công ty CP CN Vĩnh Tường 18
Bảng 2.2.1: Nhận thức của nhân viên về các biểu hiện VHDN tại công ty VTMB 19
Bảng 2.2.2: Số liệu về nhận thức của thành viên công ty VTMB về vai trò của VHDN đối với sự phát triển của công ty 20
Bảng 2.3.1: Nội dung các chế độ phúc lợi của công ty VTMB 24
Bảng 2.3.2: Số lượng nhân viên – lãnh đạo yêu thích các hoạt động văn hóa tại công ty theo độ tuổi và chức vụ 27
Bảng 2.3.2: Tổng kết chương trình Vì mái ấm thợ thi công 38

Biểu đồ 2.3: Số liệu về nhận xét của nhân viên trong công ty về mối quan hệ với đồng nghiệp 30
Biều đồ 2.4. Mức độ hài lòng của nhân viên về VHDN tại công ty: 40
PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Trong môi trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt hiện nay, một trong những yếu tố vô cùng quan trọng, quyết định đến sự thành công hay thất bại của một tổ chức chính là nguồn nhân lực. Người lao động trở thành tài sản để doanh nghiệp khai thác, phát triển, mọi nhà quản trị đều đặt mối quan tâm về con người lên hàng đầu trong chiến lược xây dựng và phát triển của tổ chức mình. Do đó, để có thể tạo động lực cho nhân viên, giúp nhân viên phát huy hết tối đa năng lực của mình và luôn cảm giác thoải mái nhất khi làm việc thì việc xây dựng và phát triển văn hóa doanh nghiệp là điều cực kỳ quan trọng.
Công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Tường Miền Bắc Việt Nam thuộc công ty Cổ phần Công nghiệp Vĩnh Tường là một công ty đại chúng với 25 năm kinh nghiệm trong sản xuất, phân phối sản phẩm trần và vách ngăn, với tầm nhìn và khát vọng đưa thương hiệu thành công trên thị trường thế giới. Bên cạnh những kế hoạch, chiến lược kinh doanh lớn thì công ty cũng rất chú trọng phát triển văn hóa doanh nghiệp mạnh, nhằm tạo cho nhân viên một môi trường làm việc chuyên nghiệp và thân thiện nhất.Sau một thời gian thực tập tại công ty, em đã tìm hiểu sâu hơn về khía cạnh văn hóa tại Vĩnh Tường. Do đó, em xin mạnh dạn đề xuất đề tài nghiên cứu là:
“Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Tường Miền Bắc Việt Nam”.
2. Mục đích nghiên cứu đề tài
Đề tài nhằm tìm hiểu thực tế vấn đề phát triển Văn hóa doanh nghiệp tại
công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Tường miền Bắc, đồng thời làm rõ được những điểm mạnh và điểm yếu còn tồn tại trong việc xây dựng văn hóa tại doanh nghiệp. Từ cơ sở đó đưa ra những đề xuất, giải pháp nhằm phát triển hơn nữa văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu đề tài
Đối tượng nghiên cứu bài chuyên đề là những vấn đề lý luận về mảng văn hóa doanh nghiệp; cũng như thực tế xây dựng và triển khai thực hiện các hoạt động văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Tường miền Bắc Việt Nam.
Phạm vi nghiên cứu: tại công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Tường miền Bắc Việt Nam với số liệu nghiên cứu từ năm 2013 – 2015.
4. Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng phương pháp duy vật biện chứng, phỏng vấn, phân tích tổng hợp,
điều tra – khảo sát bằng bảng hỏi,…
Nguồn thông tin sử dụng trong chuyên đề:
Sơ cấp: Thông tin thu được qua phỏng vấn, quan sát và bảng hỏi.
Thứ cấp: Các văn bản quy định, báo cáo, số liệu do công ty cung cấp.
Quy trình làm khảo sát:
Xác định đề tài cần hướng tới để thiết kế nội dung mẫu phiếu.
Thiết kế mẫu phiếu bao gồm 18 câu hỏi liên quan đến VHDN.
Lựa chọn phương pháp khảo sát: chọn mẫu, quan sát, phỏng vấn.
Tiến hành phát phiếu điều tra cho nhân viên tại văn phòng công ty.
Thu thập, tập hợp các phiếu khảo sát, ghi chép lại các thông tin thu
được.
Tổng kết điều tra, đánh giá kết quả, tồn tại.
Số lượng phiếu phát ra: 50 phiếu
Số lượng phiếu thu về: 50 phiếu
5. Kết cấu chuyên đề
Chuyên đề được chia thành 03 chương:
Chương 1: Cơ sở lý luận về văn hóa doanh nghiệp.
Chương 2: Thực tế xây dựng và thực hiện các hoạt động văn hóa doanh nghiệp tại công ty TNHH Công nghiệp Vĩnh Tường Miền Bắc Việt Nam.
Chương 3: Một số đề xuất nhằm phát triển hơn nữa Văn hóa doanh nghiệp tại công ty.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.1. Khái niệm, đặc điểm và chức năng của văn hóa doanh nghiệp
1.1.1. Khái niệm
1.1.1.1. Văn hóa
Văn hóa là khái niệm chung mang nội hàm rộng với rất nhiều cách hiểu khác nhau, liên quan đến mọi mặt đời sống vật chất và tinh thần của con người.
Định nghĩa văn hóa đầu tiên được chấp nhận rộng rãi là do nhà nhân chủng học E.B Tylor đưa ra: “Văn hóa là một tổng thể phức tạp bao gồm các kiến thức, tín ngưỡng, nghệ thuật, đạo đức, luật lệ, phong tục và toàn bộ những kỹ năng thói quen mà con người đạt được với tư cách là thành viên của xã hội”. Định nghĩa này nêu lên những đặc điểm, khía cạnh khá đầy đủ về văn hóa, tuy nhiên nó lại thiên nhiều về văn hóa tinh thần mà lại không quan tâm nhiều đến bộ phận văn hóa vật chất.
Bàn về văn hóa, ngày nay người ta tán thành với định nghĩa được đưa ra bởi nguyên Tổng giám đốc UNESCO – Ferderico Mayor: “Văn hóa bao gồm tất cả những gì làm cho dân tộc này khác với dân tộc khác, từ những sản phẩm tinh vi, hiện đại nhất cho đến tín ngưỡng, phong tục, tập quán, lối sống và lao động”. Định nghĩa này được cộng đồng văn quốc tế chấp nhận tại hội nghị liên chính phủ về các chính sách văn hóa năm 1970 tại Venise.
1.1.1.2. Văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiều định nghĩa xung quanh khái niệm văn hóa doanh nghiệp.Từng nền văn hóa sẽ có những định nghĩa riêng, và từng doanh nghiệp lại có những cách nhìn khác biệt về văn hóa doanh nghiệp. Sau đây là một số định nghĩa mang tính phổ biến:
Theo Tổ chức lao động quốc tế ILO – International Labour Organization: “Văn hóa doanh nghiệp là một tập hợp các giá trị, các tiêu chuẩn, thói quen và truyền thống, những thái độ ứng xử và lễ nghi mà toàn bộ chúng là duy nhất đối với một tổ chức đã biết”
Theo Georges de Saite Marie – chuyên gia người Pháp về doanh nghiệp vừa và nhỏ: “Văn hóa doanh nghiệp là tổng hợp các giá trị, các biểu tượng, huyền thoại, nghi thức, các điều cấm kỵ, các quan điểm triết học, đạo đức tạo thành nền móng sâu xa của doanh nghiệp”.
Tóm lại, mọi định nghĩa đều có nét chung coi văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các giá trị văn hóa được xây dựng trong suốt quá trình tồn tại và phát triển của doanh nghiệp, tạo nên sự khác biệt, đặc trưng giữa các doanh nghiệp và được coi là truyền thống riêng của mỗi doanh nghiệp.
1.1.2. Đặc điểm, chức năng
Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ những giá trị tinh thần mà doanh nghiệp tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh, nó tác động trực tiếp tới tình cảm, tinh thần, lý trí và hành vi của toàn bộ thành viên trong một tổ chức.
Văn hóa doanh nghiệp mang những đặc điểm chung nhất, những đặc trưng văn hóa của quốc gia, dân tộc. Do đó, văn hóa doanh nghiệp cũng gắn với từng giai đoạn phát triển của đất nước, tiếp theo nữa là gắn với từng nhà lãnh đạo, từng người lao động, từng loại hình sản xuất, từng loại mặt hàng sản xuất.
Cốt lõi của văn hóa doanh nghiệp là tinh thần doanh nghiệp và quan điểm của doanh nghiệp.Văn hóa doanh nghiệp có một vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển bền vững của một công ty, nó là yếu tố chi phối hầu hết mọi kết quả của doanh nghiệp. Nếu một tổ chức không có văn hóa doanh nghiệp rõ ràng và đặc trưng thì không khác gì một con người không có định hướng mục tiêu cuộc đời và không biết đi về đâu.
Về bản chất, văn hóa doanh nghiệp không trường tồn cố định mãi mãi, mà nó vẫn có thể thay đổi phụ thuộc vào quan điểm của những người sáng lập và kế thừa doanh nghiệp, chúng sẽ tác động và kiểm soát hành vi của nhân viên, biến thành những quy tắc, quy định phải tuân thủ.
1.2. Vai trò và sự cần thiết phát triển văn hóa doanh nghiệp
1.2.1. Vai trò của văn hóa doanh nghiệp
Văn hóa doanh nghiệp quyết định sự trường tồn của doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp mạnh sẽ giúp tổ chức đó vươn xa và mang dấu ấn đặc biệt trong xã hội. Nhiều nhà lãnh đạo cho rằng văn hóa doanh nghiệp là một tài sản quý giá cần giữ gìn.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển văn hoá doanh nghiệp tại công ty công trình giao thông 116 Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại Công ty CP Truyền thông Thủ Đô Luận văn Kinh tế 0
D Phát triển văn hóa doanh nghiệp tại công ty cổ phần đầu tư và phát triển công nghệ điện tử viễn thông Luận văn Kinh tế 0
D Biến đổi văn hóa mưu sinh của cư dân xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, thành phố Hà Nội trong bối cảnh phát triển du lịch Văn hóa, Xã hội 0
D vận dụng năng lực số vào dạy học văn chính luận trong chương trình ngữ văn thpt nhằm phát triển năng lực học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Tiềm năng và định hướng phát triển du lịch văn hóa ở tỉnh Tây Ninh Văn hóa, Xã hội 0
D Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực cảm thụ văn học Luận văn Sư phạm 0
D Nghiên Cứu Phát Triển Du Lịch Tại Các Di Tích Lịch Sử - Văn Hóa Thị Xã Gò Công, Tỉnh Tiền Giang Văn hóa, Xã hội 0
D Rèn kỹ năng viết đoạn trong dạy học tập làm văn lớp 3 theo định hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh Luận văn Sư phạm 0
D Hoàn thiện phát triển du lịch văn hoá ở nước ta Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top