Placido

New Member

Download miễn phí Đề tài Phát hiện sớm bệnh đái tháo đường typ2 bằng nghiệm pháp tăng đường huyết





MỤC LỤC
 
ĐẶT VẤN ĐỀ 1
CHƯƠNG I:TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
1. Bệnh ĐTĐ 3
1.1 Định nghĩa 3
1.2. Tình hình bệnh ĐTĐ trên thế giới và tại Việt Nam 3
1.3. Phân loại ĐTĐ 4
1.3.1. ĐTĐ typ1 (ĐTĐ phụ thuộc insulin) 4
1.3.2. ĐTĐ typ2 5
1.3.3. ĐTĐ khác 6
1.3.4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ 6
1.3.5. Chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu chuẩn hiện nay (Được WHO công nhận vào năm 1998) 7
1.3.6. Chẩn đoán tiền ĐTĐ 7
1.3.7. Nghiệm pháp tăng đường máu 7
1.4. Biến chứng của ĐTĐ 8
1.4.1. Biến chứng chuyển hoá cấp 8
1.4.2. Biến chứng vi mạch 8
1.4.3. Biến chứng thần kinh 8
1.4.4. Biến chứng mạn tính khác 9
1.5. Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ typ2 9
1.5.1. Chế độ ăn 9
1.5.2. Luyện tập 10
1.5.3. Thuốc hạ đường huyết 11
1.6. Giáo dục bệnh nhân 13
CHƯƠNG II:ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 14
2.1. Thời gian và địa điểm nghiên cứu 14
2.2. Đối tượng nghiên cứu 14
2.2.1. Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân 14
2.3. Phương pháp nghiên cứu 14
2.3.1. Phương pháp 14
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 17
3.1. Tình hình chung của nhóm bệnh nhân nghiên cứu (N= 65 ) 17
3.1.1. Tuổi, giới 17
3.1.2. BMI 19
3.1.3. Tăng huyết áp 20
3.1.4. Lipid máu 21
3.1.5 Đường máu 22
CHƯƠNG 4:BÀN LUẬN 27
4.1. Tình hình chung của nhóm nghiên cứu 27
4.1.1. Tuổi, giới 27
4.1.2. Tiền sử 27
4.1.3. BMI 28
4.1.4. Tăng HA 28
4.1.5. Rối loạn chuyển hoá lipid 28
4.1.6. Kết quả nghiệm pháp tăng đường huyết 29
4.1.7. Rối loạn chức năng gan 30
4.1.8. Tổng phân tích nước tiểu: 30
4.1.9. Quản lý bệnh nhân ĐTĐ 30
KẾT LUẬN 31
KIẾN NGHỊ 32
TÀI LIỆU THAM KHẢO 33
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

h nhân bị nhiễm toan hay xuất hiện triệu chứng nhiễm trùng : Mụn nhọt , bệnh răng lợi ...
- Đường máu cao.
- Đường niệu dương tính.
- Cêtôn niệu dương tính.
- Nồng độ insulin trong máu thấp.
- Nồng độ peptide C trong huyết tương thấp.
- Dấu ấn miễn dịch : Kháng thể kháng tiểu đảo dương tính.
- Điều trị phải dùng insulin.
1.3.2. ĐTĐ typ2
* Có 3 rối loạn cùng song song tồn tại :
- Rối loạn tiết insulin.
- Sự kháng insulin ở mô đích.
- Sự tăng sản xuất glucose ở gan.
* Đặc điểm lâm sàng và xét nghiệm:
- Thường gặp ở người > 40 tuổi.
- Khởi phát thường chậm và ít triệu chứng lâm sàng. 70 % phát hiện qua khám sức khoẻ định kỳ.
- Thể trạng thường béo phì.
- Thường gặp trong gia đình có bố, mẹ, anh chị em, họ hàng đã bị mắc ĐTĐ từ trước hay phụ nữ có tiền sử đẻ con > 4 kg.
- Có thể phát hiện các biến chứng như tim, thần kinh, đáy mắt ngay từ khi được chẩn đoán ĐTĐ.
- Yếu tố thuận lợi : Nghiện rượu, thuốc lá, tăng huyết áp, ăn nhiều mỡ, chất ngọt ...
- Đường máu thường tăng vừa.
- Insulin máu bình thường hay tăng hay giảm.
- Rối loạn lipid máu.
- Kháng thể kháng tiểu đảo âm tính.
- Peptid C bình thường hay hơi cao.
- Cêtôn niệu thường âm tính.
- Điều trị bằng thay đổi lối sống, tập luyện hay phối hợp với thuốc hạ đường máu.
1.3.3. ĐTĐ khác
- ĐTĐ do tuỵ: Viêm tuỵ mạn, xơ tuỵ...
- ĐTĐ thai nghén: Khởi phát trong khi mang thai.
- Bệnh nội tiết khác: Hội chứng Cushing, Basedow,...
- Do thuốc hay hoá chất: Corticoid, lợi tiểu, các hormon..
- Do di truyền : Tuner, Down,...
1.3.4. Các yếu tố nguy cơ của bệnh ĐTĐ
- Béo phì, cao huyết áp và rối loạn lipid máu là 3 yếu tố nguy cơ chính của ĐTĐ. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy làm xuất hiện bệnh, đồng thời làm cho bệnh nặng lên.
- Phụ nữ sinh con > 4 kg.
- Di truyền.
- Hút thuốc lá, uống rượu, ăn nhiều mỡ động vật và các thức ăn nhiều năng lượng.
1.3.5. Chẩn đoán xác định ĐTĐ theo tiêu chuẩn hiện nay (Được WHO công nhận vào năm 1998)
- Có các triệu chứng của ĐTĐ ( Lâm sàng ). Mức glucose huyết tương ở thời điểm bất kỳ ≥ 11.1 mmol/l.
- Mức glucose huyết tương lúc đói ≥ 7.0 mmol/l.
- Mức glucose huyết tương ≥ 11.1 mmol/l ở thời điểm 2h sau nghiệm pháp dung nạp glucose bằng đường uống 75 g đường ( Loại anhydrous ).
Như vậy, sẽ có những người chẩn đoán ĐTĐ nhưng lại có glucose huyết tương lúc đói bình thường. Trong những trường hợp đặc biệt này, người ta phải ghi rõ chẩn đoán ĐTĐ bằng phương pháp nào.
1.3.6. Chẩn đoán tiền ĐTĐ
- Rối loạn dung nạp glucose ( IGT ) nếu mức glucose huyết tương ở thời điểm 2h của nghiệm pháp tăng đường máu bằng đường uống từ 7.8 mmol/l => 11.0 mmol/l.
- Suy giảm dung nạp glucose máu lúc đói (IFG) nếu lượng glucose huyết tương lúc đói (sau ăn 8h) từ 5.6 mmol/l = > 6.9 mmol/l. Và lượng glucose huyết tương ở thời điểm 2h của nghiệm pháp tăng đường máu < 7.8 mmol/l.
1.3.7. Nghiệm pháp tăng đường máu
- Bệnh nhân nhịn ăn từ 8 => 14h.
- Xét nghiệm đường máu Mo ở thời điểm 0 phút.
- Cho bệnh nhân uống 75 gam glucose pha trong 250 ml nước uống trong 5 phút.
- Xét nghiệm đường huyết M1 sau uống dung dịch glucose ở thời điểm 120 phút.
- Đánh giá kết quả theo WHO 1998
1.4. Biến chứng của ĐTĐ
1.4.1. Biến chứng chuyển hoá cấp
- Hạ đường huyết.
- Hôn mê nhiễm toan Cêtôn.
- Hôn mê do tăng áp lực thẩm thấu.
- Nhiễm toan acid lactic.
1.4.2. Biến chứng vi mạch
- Biến chứng võng mạc: Bệnh võng mạc do ĐTĐ.
- Biến chứng thận :
Protein niệu
Hội chứng thận hư.
Suy thận.
- Biến chứng mạch máu lớn và vừa:
Mạch vành.
Bệnh động mạch chi dưới.
Tai biến mạch não.
Cao huyết áp.
Xơ vữa động mạch.
1.4.3. Biến chứng thần kinh
- Viêm đa dây thần kinh ngoại biên: Thường bị đối xứng, bắt đầu từ đầu xa của chi dưới, tê nhức, dị cảm, tăng nhạy cảm và đau.Khám thường thấy giảm và mất phản xạ gân xương, đặc biệt là phản xạ gân gót.
- Viêm đơn dây thần kinh : Hiếm xảy ra.
- Biến chứng thần kinh thực vật: Là biến chứng hay gặp ảnh hưởng đến nhiều cơ quan như:
Tim mạch: Tăng nhịp tim, hạ huyết áp tư thế...
Tiết niệu sinh dục: Biến chứng thần kinh bàng quang làm giảm co bóp và liệt bàng quang...
Bất thường tiết mồ hôi: Tăng tiết mồ hôi ở tay, mặt...
1.4.4. Biến chứng mạn tính khác
- Nhiễm trùng da, phổi,răng lợi, tiết niệu...
- Bệnh lý bàn chân: Phù nề, loét gan bàn chân, teo cơ,...
1.5. Kiểm soát đường huyết ở bệnh nhân ĐTĐ typ2
cần nhắc lại là để điều trị ĐTĐ có kết quả luôn là sự kết hợp giữa bộ 3: Chế độ ăn uống, chế độ luyện tập và cách dùng thuốc.
1.5.1. Chế độ ăn
Nguyên tắc: dinh dưỡng phải được coi là một phần của chiến lược điều trị ĐTĐ.
Cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động sống bình thường, phải phù hợp với những hoạt động khác như: Luyện tập thể lực hay thay đổi điều kiện sống.
Tỷ lệ các chất đạm, đường, mỡ cân đối.
Đủ vi chất.
Chia nhỏ bữa ăn cho phù hợp, không làm lượng glucose máu tăng đột ngột.
- Chất béo:
Không quá 30% tổng năng lượng đưa vào, lượng acid béo bão hoà < 10%.
Sử dụng chất béo không bão hoà thay thế cho chất béo bão hoà.
- Carbohydrate : Cung cấp 60 => 65% tổng năng lượng đưa vào.
Nên cung cấp Carbonhydrate nhiều chất xơ như: rau, đậu, khoai, hoa quả, ngũ cốc chưa qua chế biến công nghiệp.
Hạn chế đường đơn (Sucrose).
Phân phối đều cacbohydrate trong các bữa ăn.
- Protein.
Lý tưởng: Là lượng protein 0.8gam/kg/ngày.
Nguồn protein tốt là : Cá, đồ biển, thịt nạc, thịt gà, lạc,...
- Muối:
Giới hạn lượng muối đưa vào nhỏ hơn 6gam/ngày, đặ biệt với bệnh nhân cao huyết áp.
Hạn chế thức ăn có hàm lượng muối cao như: Thức ăn chế biến sẵn, nước sốt,...
- Rượu:
Hạn chế rượu không quá 100 ml/ngày, bia không quá 375 ml/ ngày.
Rượu có thể gây hạ đường huyết ở những bệnh nhân đang dùng insulin hay sulphonylurea.
1.5.2. Luyện tập
- Phải coi luyện tập là một biện pháp điều trị, phải thực hiện nghiêm túc theo trình tự.
- Có sự phân biệt mức độ luyện tập giữa các bệnh nhân .
- Luyện tập phải phù hợp với lứa tuổi, tình trạng sức khoẻ, sở thích.
- Nên tập những môn luyện sự dẻo dai bền bỉ.
* Mục đích rèn luyện ở người ĐTĐ typ2:
Giảm kháng insulin .
Giảm cân nặng nhất là đối với những bệnh nhân thừa cân.
Để đạt được mục đích này hàng ngày phải luyện tập từ 30 => 45 phút, mỗi tuần tập ít nhất 4 => 5 ngày.
* Những việc cần làm trước khi luyên tập:
- Đánh giá, kiểm soát glucose máu.
- Tình trạng tim mạch huyết áp.
- Tình trạng bàn chân và tuần hoàn ngoại vi.
- Hướng dẫn người bệnh theo dõi trước và sau luyện tập.
1.5.3. Thuốc hạ đường huyết
* Mục đích:
- Duy trì lượng glucose khi đói, glucose máu sau ăn gần như mức độ sinh lý từ đó giảm các biến chứng có liên quan đến ĐTĐ, giảm tỷ lệ tử vong.
- Giảm cân nặng với người béo, hay không tăng cân với người không béo.
* Các thuốc hạ glucose máu:
(1) Metformin:
- Là một trong những điều trị chính của ĐTĐ typ2, tác động chủ yếu là ức chế sản xuất glucose từ gan nhưng cũng làm tăng tính nhạy cảm của insulin ngoại vi. Thuốc không gây hạ glucos...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top