Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Lao động cưỡng bức là một trong những hình thức lao động tồi tệ
nhất, vi phạm nghiêm trọng quyền con người. Ngày nay, toàn thế giới có
khoảng 12,3 triệu người đang là nạn nhân của lao động cưỡng bức. Trong số
đó, 9,8 triệu người bị tư nhân bóc lột với hơn 2,4 triệu lao động cưỡng bức là
nạn nhân của buôn người. Số 2,5 triệu người còn lại bị nhà nước hay các nhóm
vũ trang nổi dậy bắt buộc làm việc. Lao động cưỡng bức được chia thành hai
dạng chính: lao động cưỡng bức do Nhà nước áp đặt (gồm lao động cưỡng bức
do quân đội áp đặt, bắt buộc tham gia lao động cưỡng bức, lao động cưỡng bức
do các nhóm nổi loạn áp đặt); lao động cưỡng bức do các cá nhân áp đặt vì mục
đích kinh tế. Trên thế giới, chỉ có 20% tổng số lao động cưỡng bức là do nhà
nước hay các lực lượng vũ trang áp đặt. Còn lại bị áp đặt bởi các cá nhân
chuyên lạm dụng những người yếu thế. Bóc lột tình dục nhằm mục đích
thương mại chiếm 11% trong tổng số các vụ lao động cưỡng bức và 64% trong
tổng số các vụ lao động cưỡng bức là do các cá nhân áp đặt vì mục đích kinh tế.
Khoảng 5% hình thức lao động cưỡng bức không thể xác định rõ ràng [40].
Kể từ khi Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) công bố báo cáo toàn cầu
lần đầu tiên về lao động cưỡng bức, thế giới đã nhận ra rằng lao động cưỡng
bức dưới mọi hình thức khác nhau của nó có thể tràn ngập ở mọi xã hội, dù là
nước đang phát triển hay công nghiệp phát triển và không chỉ hạn chế ở một
số nơi trên toàn cầu. Tuy nhiên, đây cũng là một chủ đề nhạy cảm, do đó
chính phủ các nước đôi khi còn ngần ngại điều tra và thừa nhận sự tồn tại của
lao động cưỡng bức trong phạm vi quốc gia hay có quy định về lao động
cưỡng bức nhưng chưa đầy đủ. Ngày nay, trong thế giới hiện đại, mức độ hạn
chế và tiến tới chấm dứt việc sử dụng lao động cưỡng bức trở thành một trong
những tiêu chí quan trọng để đánh giá trình độ văn minh, tiến bộ xã hội của
mỗi quốc gia. Để góp phần xây dựng thế giới hòa bình, ổn định, văn minh và
cùng tiến bộ, mỗi quốc gia thành viên cần có ý thức phấn đấu để hướng đến
thực hiện ngày càng tốt hơn quy định của quốc tế về hạn chế, tiến đến xóa bỏ
mọi hình thức lao động cưỡng bức. Là thành viên của Tổ chức Lao động
Quốc tế (ILO), Việt Nam đã và đang tích cực nỗ lực để hạn chế và xóa bỏ
hoàn toàn mọi hình thức lao động cưỡng bức.
Với đề tài "Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao
động cưỡng bức hay bắt buộc", hy vọng bản luận văn này sẽ là một nghiên
cứu cơ bản về lao động nói chung và lao động cưỡng bức nói riêng với mong
muốn góp phần vào hoạch định chính sách pháp luật của các cơ quan lập
pháp, làm bước đệm cho quá trình Việt Nam nghiên cứu phê chuẩn Công ước
số 105 về xóa bỏ lao động cưỡng bức.
2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Vấn đề lao động cưỡng bức đã thu hút được một số đối tượng nghiên
cứu. Trên thực tế, ở nước ta đã có một số tài liệu khoa học ở các cấp độ khác
nhau về vấn đề này. Trong đó, điển hình phải kể đến các tài liệu:
- Một số vấn đề liên quan đến lao động cưỡng bức và xóa bỏ lao động
cưỡng bức - Vụ Pháp chế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Luận về lao động và bóc lột - Phùng Văn Hòa;
- Một số báo cáo của Tổ chức Theo dõi nhân quyền (Human Right Watch);
- Một số bài viết trên các báo, tạp chí, ví dụ Tạp chí Lao động - Xã
hội, Báo điện tử Dân trí...
Nhìn chung, lao động cưỡng bức không phải là một hiện tượng mới
nhưng lại là một đề tài được coi là "nhạy cảm", cần có sự nghiên cứu nghiêm
túc và kỹ lưỡng để có thể phản ánh chân thực, toàn diện các khía cạnh của
vấn đề.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

HongNngHng

New Member
Re: Pháp luật quốc tế và pháp luật Việt Nam về xóa bỏ lao động cưỡng bức hay bắt buộc : Luận văn ThS. Luật: 60 38 60

Link bị hỏng rồi các MOB ơi
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top