daigai

Well-Known Member
Bài mẫu cho các bạn

Đề bài: Phân tích vẻ đẹp khuất lấp ở hai nhân vật người vợ nhặt (Vợ nhặt) và người đàn bà hàng chài (Chiếc thuyền ngoài xa)

I. MỞ BÀI:
Giới thiệu 2 nhà văn, 2 tác phẩm:
Kim Lân là cây bút truyện ngắn chuyên viết về nông thôn và người nông dân. Truyện ngắn Vợ nhặt là 1 tác phẩm xuất sắc của Kim Lân viết về tình huống nhặt vợ độc đáo, thể hiện 1 niềm tin mãnh liệt về phẩm chất tốt đẹp của người lao động trong nạn đói.
Nguyễn Minh Châu là nhà văn tiêu biểu cho văn học chống Mỹ cứu nước, là cây bút tiên phong trong thời kỳ đổi mới.
Chiếc thuyền ngoài xa là truyện ngắn xuất sắc của Nguyễn Minh Châu ở thời kỳ sau 1975, phản ánh tình huống nhận thức của người nghệ sĩ trước cuộc sống đầy nghịch lý của gia đình người hàng chài từ đó thể hiện những trăn trở âu lo về trách nhiệm của người nghệ sĩ.
Hai nhân vật người phụ nữ của hai tác phẩm này đều có một nét chung đó là những vẻ đẹp tiềm tàng, khuất lấp về tính cách, tâm hồn, cùng thể hiện tư tưởng nhân đạo sâu sắc của hai nhà văn.
II. THÂN BÀI:
1. Những vẻ đẹp khuất lấp của người Vợ nhặt:
a. Giới thiệu nhân vật người vợ nhặt: Mặc dù không được nhà văn Kim Lân miêu tả nhiều, nhưng nhân vật người Vợ nhặt vẫn là 1 trong 3 nhân vật quan trọng của truyện ngắn đã được Kim Lân khắc họa 1 cách sống động bằng bút pháp đối lập giữa bề ngoài và bên trong, giữa ban đầu và về sau.
b. Vẻ đẹp cụ thể:
- Đằng sau 1 cảnh đời trôi dạt, vất vưởng, người Vợ nhặt có lòng ham sống mãnh liệt:
+ ngoại hình bị cái đói tàn phá:
+ không dập tắt được khát vọng sống
+ gợi ý để được ăn
+ chủ động đi theo Tràng
- đằng sau cái ngoại hình xơ xác nhếch nhác, cô là người biết điều, ý tứ.
+ Trên đường về nhà với Tràng: giữ thái độ bẽn lẽn
+ Về đến nhà: lo sợ, thấp thỏm, lễ phép với bà cụ Tứ.
- bên ngoài vẻ chao chát chỏng lỏn lại là một người phụ nữ đảm đang, chu đáo, đúng mực, biết lo toan:
+ bàn tay sắp xếp dọn dẹp nhà cửa – đảm đang.
+ Sự thay đổi mà Tràng cảm nhận được trước sự đảm đang chu đáo trong mái ấm gia đình.
2. Những vẻ đẹp khuất lấp của người đàn bà hàng chài:
a. Giới thiệu chung: là nhân vật chính, có vai trò quan trọng trong việc thể hiện chủ đề tư tưởng của tác phẩm. Ngòi bút của nhà văn Nguyễn Minh Châu khắc họa nhân vật này bằng thủ pháp tương phản giữa bề ngòai và bên trong, giữa thân phận và phẩm chất.
b. Vẻ đẹp cụ thể:
- Bên trong ngoại hình xấu xí thô kệch là một tấm lòng nhân hậu, vị tha, độ lượng, giàu đức hi sinh:
+ Tình thương con
~ đàn bà ở thuyền chúng tui sống cho con chứ không phải sống cho mình.
~ Vui nhất là khi thấy đàn con tui chúng nó được ăn no.
+ Đối với chồng: hiểu được tính cách của chồng, hòan cảnh ngặt cùng kiệt của cuộc sống đã đẩy người chồng đến chỗ thô bạo, vũ phu.
- Phía sau vẻ cam chịu, nhẫn nhục là một người có khát vọng hạnh phúc, vừa can đảm, vừa cứng cỏi:
+ Thái độ khi bị chồng đánh: không chống trả, không kêu rên, không chạy trốn. Chấp nhận bị chồng đánh như chấp nhận một thử thách mà mình phải đương đầu (như sóng to gió lớn)
+ Là người tự trọng: dù thân thể bị chà đạp, nhân phẩm bị xúc phạm nhưng chị không hề bận tâm, không muốn ai chứng kiến và thương xót.
+ Câu nói ở tòa án huyện: thái độ chấp nhận vì 1 khát vọng hạnh phúc, khát vọng gia đình trọn vẹn.
- Đằng sau vẻ quê mùa, thất học là là một người thấu hiểu lẽ đời, sâu sắc trong suy nghĩ:
+ Thái độ ban đầu: rụt rè, sợ hãi, tội nghiệp (thế ngồi thụ động)
+ Ngôn từ: gọi tòa, xưng con, van lạy.
+ Khi cần bộc lộ mình: gọi chú, xưng chị – sự vững vàng, cứng cỏi.
+ Hiểu nỗi khổ của gia đình mình và tự làm chủ hoàn cảnh của mình, chấp nhận san sẻ nỗi đau với chồng, tha thứ cho chồng, không chỉ vì thương con mà còn vì một quan niệm về hạnh phúc rất mộc mạc, rất nhân bản: hạnh phúc phải là sự trọn vẹn.
3. So sánh:
a. Giống:
- Cả hai người phụ nữ đều là những số phận bất hạnh, đều là nạn nhân của hoàn cảnh, bị cuộc sống cơ cực, lam lũ làm khuất lấp đi.
- Cả hai nhân vật đều được tác giả khắc họa bằng thủ pháp tương phản và những chi tiết chân thực.
b. Khác:
- Vẻ đẹp của người Vợ nhặt chính là phẩm chất của một nàng dâu mới trong 1 cảnh ngộ bất đắc dĩ và được hiện lên qua những chi tiết vừa chân thực, vừa hóm hỉnh trong một tình huống độc đáo, éo le trong nạn đói năm 1945.
- Vẻ đẹp của người đàn bà hàng chài là những phẩm chất của một người mẹ, người vợ trong cuộc mưu sinh và được hiện lên qua những chi tiết đầy kịch tính (tình huống bạo lực gia đình).
III. KẾT BÀI:
- Khẳng định vẻ đẹp khuất lấp của hai nhân vật nữ đã góp phần thể hiện sâu sắc chủ đề tư tưởng 2 tác phẩm và phong cách nghệ thuật của 2 nhà văn.
- Bài học: thương cảm và khâm phục người phụ nữ có vẻ đẹp bị khuấp lấp do hoàn cảnh.
- Thank 2 nhà văn đã phát hiện, khám phá những vẻ đẹp khuất lấp đó.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top