no_mercy9080

New Member

Download miễn phí Luận văn Phân cấp quản lý nhà nước trong đầu tư xây dựng cơ bản lĩnh vực giao thông đường bộ: Thực trạng và giải pháp





Tháng 10 năm 1993, cộng đồng tài trợ quốc tế đã chính thức nối lại quan hệ hỗ trợ phát triển cho Việt Nam và năm 1994 là năm đầu tiên huy động vốn ODA cho đầu tư đường bộ. Từ đó đến nay, nguồn vốn ODA vận động theo xu hướng tăng dần, đặc biệt là từ năm 1996 đến năm 1998 số vốn ODA đầu tư năm sau cao gấp 2 lần năm trước. Năm 1996 mới chỉ có 926,6 tỷ đồng, thì đến năm 1997 đã là 1864,8 tỷ đồng cao gấp 2 lần năm 1996 và đến năm 1998 là 2288 tỷ đồng, cao gấp 1,5 lần năm 1997. Trong giai đoạn 2001-2005, số vốn này đã tăng lên đáng kể, trung bình mỗi năm số vốn này là gần 4000 tỷ đồng. Một trong những nguyên nhân dẫn đến kết quả trên là do môi trường pháp lý của việc huy động và sử dụng ODA được cải thiện đáng kể. Ngày 5/8/1997 Chính phủ đã ban hành NĐ 87CP về quy chế quản lý và sử dụng ODA (thay thế cho Nghị định 20/NĐ-CP năm 1994). Sau khi nghị định được ban hành đã có rất nhiều các Thông tư hướng dẫn, cụ thể hóa nội dung Nghị định. Và gần đây nhất là NĐ 17/2001/NĐ-CP ngày 04/5/2001 về quy chế quản lý và sử dụng vốn ODA và Thông tư 06/2001/BKH hướng dẫn thực hiện nghị định trên. Các văn bản trên có các quy định cụ thể nhằm hoàn thiện dần cơ chế quản lý vốn tạo môi trường pháp lý thuận lợi cho quá trình đàm phán và ký kết các hiệp định thu hút ODA.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

004, toàn hệ thống đường bộ của nước ta có tổng chiều dài là 227.755 km (bao gồm tất cả các loại đường quốc lộ, đường tỉnh, huyện, xã, đô thị và đường chuyên dụng). Với hệ thống đường bộ gồm 227.755 km cấp Trung ương quản lý hệ thống đường quốc lộ với 17.295 km chiều dài, chiếm 7,6%. Chính quyền địa phương (bao gồm: cấp tỉnh, huyện, xã) quản lý hệ thống đường tỉnh, huyện, xã với tổng chiều dài là 198.230 km, chiếm 87% tổng độ dài các loại đường bộ trên cả nước. Như vậy, theo quy định thì hệ thống đường bộ nằm trên địa bàn nào thì sẽ do chính quyền sở tại trên địa bàn đó quản lý.
2. Phân cấp quản lý về thẩm quyền quyết định đầu tư theo từng nguồn vốn
Đối với đầu tư trong nước thẩm quyền quyết định đầu tư được quy định theo Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo Nghị định 52/1999/NĐ - CP ngày 7 tháng 8 năm 1999, Nghị định 12/2000/NĐ-CP ngày 5 tháng 5 năm 2000, Nghị định số 07/2003/NĐ-CP ngày 30/1/2003 của Chính phủ và Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/2/2005 của Chính phủ, theo đó, thẩm quyền quyết định các dự án đầu tư được xác định riêng theo từng nguồn vốn. Đối với đầu tư nước ngoài, thẩm quyền cấp phép đầu tư được quy định theo Nghị định 24/2000/NĐ-CP.
2.1. Phân cấp thẩm quyền quyết định đầu tư các dự án sử dụng nguồn vốn thuộc NSNN
2.1.1. Đối với các dự án sử dụng vốn NSNN:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tổ chức thẩm định, trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
- Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội (được xác định trong Luật Ngân sách Nhà nước), Chủ tịch UBND cấp tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành được duyệt hay đã có quyết định chủ trương đầu tư bằng văn bản của cấp có thẩm quyền, sau khi được Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư.
Người có thẩm quyền quyết định đầu tư dự án nhóm A tổ chức thẩm tra báo cáo nghiên cứu khả thi, có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ Giao thông vận tải, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng, Bộ Tài chính và các Bộ, ngành, địa phương có liên quan đến dự án để báo cáo Thủ tướng Chính phủ cho phép đầu tư. Đối với những dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương phải đưa ra Hội đồng nhân dân thảo luận, quyết định và công bố công khai. Tuỳ theo điều kiện cụ thể của các Bộ, ngành, địa phương, người có thẩm quyền quyết định đầu tư có thể uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C. Người uỷ quyền phải chịu trách nhiệm của mình trước pháp luật và người uỷ quyền.
Bảng 2: Nguồn vốn NSNN đầu tư cho GTĐB phân theo cấp quản lý giai đoạn 1996-2005
Năm
Quy mô nguồn vốn (tỷ đồng)
Tỷ trọng (%)
Tổng số
Trung
ương
Địa
phương
Tổng số
Trung
ương
Địa
phương
1996
3594,1
3116
478,1
100
86,7
13,3
1997
3963
3447,8
515,2
100
87
13
1998
4056,6
3488,7
567,9
100
86
14
1999
4237
3576
661
100
84,4
15,6
2000
4970
3628,1
1341,9
100
73
27
2001
4954,4
3606,8
1347,6
100
72,8
27,2
2002
5453,6
3817,5
1636,1
100
70
30
2003
6011
3726,8
2284,2
100
62
38
2004
7120
4435,7
2684,3
100
62,3
37,7
2005
7960
4919,3
3040,7
100
61,8
38,2
Nguồn: Bộ kế hoạch và đầu tư
Nhìn vào bảng trên, ta thấy số vốn NSNN phân bổ cho lĩnh vực GTĐB có xu hướng tăng lên qua các năm từ 3594,1 tỷ đồng năm 1996 lên 4970 tỷ đồng năm 2000 và vào năm 2005 là 7960 tỷ đồng. Xu hướng này gắn liền với chính sách phát triển kinh tế xã hội nói chung và chính sách đầu tư cho GTĐB nói riêng đặt ra trong từng thời kỳ.
Giai đoạn 1996 - 2000 là giai đoạn thực hiện kế hoạch 5 năm lần thứ 2 từ khi nước ta bắt đầu thay đổi cơ chế quản lý kinh tế mới. Nền kinh tế đã có những thành tựu phát triển đáng kể cũng như tỷ trọng thu ngân sách trong GDP đều được nâng lên. Đây là điều kiện rất cơ bản tăng tích luỹ cho đầu tư phát triển, trong đó đầu tư cho lĩnh vực GTĐB. Giai đoạn 2001 - 2005 là thời kỳ thực hiện kế hoạch 5 năm đầu tiên của thế kỷ XXI, nhiệm vụ của thời kỳ này đặt ra những yêu cầu cho việc huy động tối đa các nguồn lực để phát triển cơ sở hạ tầng nói chung và phát triển GTĐB nói riêng. Đảng và Nhà nước ngày càng nhận thức sâu sắc hơn vai trò quan trọng của cơ sở hạ tầng giao thông từ đó có chính sách đầu tư mạnh mẽ hơn cho lĩnh vực này. Tuy nhiên, về cơ cấu vốn NSNN đầu tư cho xây dựng cơ bản lĩnh vực GTĐB giữa Trung ương và địa phương chuyển biến theo hướng tỷ trọng vốn đầu tư của ngân sách địa phương ngày càng được nâng lên. Qua bảng số liệu, ta thấy sự chuyển biến rõ rệt nhất là vào năm 1999 địa phương quản lý 15,6% trên tổng số vốn NSNN đầu tư cho đường bộ, năm 2000 là 27% và năm 2003 là 38%. Đó là những thời điểm mà Chính phủ ban hành quy chế quản lý ĐT&XD nhằm đẩy mạnh hơn nữa phân cấp QLNN về đầu tư. Với sự ra đời của các quy chế này, nó đã phát huy tính chủ động, tích cực của địa phương trong việc đầu tư cho GTĐB.
Biểu đồ 1: Cơ cấu vốn NSNN đầu tư trong lĩnh vực GTĐB phân theo cấp quản lý giai đoạn 1996-2005 (%)
Nguồn: Bộ Kế hoaạch và đầu tư
Tuy nhiên, việc phân cấp QLNN về đầu tư XDCB trong lĩnh vực GTĐB cũng còn tồn tại nhiều khuyết điểm. Thứ nhất, việc quản lý cấp vốn cho các dự án đầu tư xây dựng đường bộ còn thông qua nhiều bộ, ngành khác nhau, chưa theo dõi và quản lý tổng hợp được đầy đủ. Thứ hai, mặc dù đã có sự đổi mới về QLNN trong lĩnh vực đầu tư XDCB, nâng cao quyền hạn và trách nhiệm của chủ đầu tư trong việc quản lý sử dụng vốn. Trong thực tế, nhiều chủ đầu tư đã không làm rõ trách nhiệm kiểm tra chất lượng và tiến độ thi công, không thực hiện nghiêm chỉnh trật tự đầu tư và xây dựng gây cản trở cho quá trình cấp phát vốn cũng như làm thất thoát lãng phí vốn đầu tư.
2.1.2. Đối với các dự án sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh:
- Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư các dự án quan trọng quốc gia do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư. Hội đồng thẩm định Nhà nước về các dự án đầu tư tổ chức thẩm định dự án trình Thủ tướng Chính phủ quyết định đầu tư.
- Đối với các dự án nhóm A, nhóm B, nhóm C: Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, cơ quan quản lý tài chính của Trung ương Đảng, cơ quan Trung ương của các tổ chức chính trị - xã hội, Chủ tịch UBND các tỉnh quyết định đầu tư các dự án nhóm A đã có trong quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch phát triển ngành được duyệt hay đã có quyết định chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư; hay uỷ quyền quyết định đầu tư các dự án nhóm B, C phù hợp với quy hoạch được duyệt.
Trường hợp dự án nhóm A sử dụng vốn ngân sách địa phương phải đưa ra Hội đồng nhân dân thảo l...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top