kan8184

New Member

Download miễn phí Peter Drucker - Người khởi xướng nghệ thuật quản trị





Quản lý theo mục tiêu
Trong cuốn Thực hành quản lý (1954), Drucker đã đưa ra cụm từ “quản
lý theo mục tiêu” cho đến nay vẫn còn thời thượng. Ông cho rằng giới
quản lý phải biết đặt ra những mục tiêu dài hạn rõ ràng và biết biến
những mục tiêu này thành những yêu cầu ngắn hạn cụ thể cho giới quản
lý trung gian thi hành.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Peter Drucker - người khởi xướng nghệ thuật
quản trị
Có lần Bill Gates, Chủ tịch hãng Microsoft, được hỏi thích đọc sách
quản lý nào, ông trả lời ngay: “Dĩ nhiên là sách của Peter Drucker”.
Khởi xướng sự phân cấp, phân quyền và trao quyền
Peter Drucker qua đời ngày 11/11/2005, vào lúc chỉ còn tám ngày nữa là
tròn 96 tuổi. Ông đã ảnh hưởng đến nhiều thế hệ doanh nhân và nhà
quản lý từ thập niên 1950 đến nay và từng được ví là cha đẻ của nghệ
thuật quản trị kinh doanh.
Cuộc đời của Peter Drucker gắn liền với sự biến đổi nhanh chóng của
thế giới kinh doanh trong nửa cuối thế kỷ 20. Ông viết tổng cộng chừng
40 cuốn sách, cuốn cuối cùng sẽ xuất bản vào tháng 1 năm tới.
Ông sinh năm 1909 tại Áo, lấy bằng tiến sĩ luật tại đại học Frankfurt
năm 1931. Trong những năm sau đó, ông làm đủ nghề để chạy trốn Đức
Quốc xã và cuối cùng định cư ở Mỹ. Hai cuốn sách đầu tiên của ông Kết
cuộc của con người kinh tế (1939) và Tương lai con người công nghiệp
(1942) chưa gây được tiếng vang nhiều nhưng tạo ra sự chú ý ở lãnh đạo
công ty General Motors (GM), lúc đó là doanh nghiệp lớn nhất thế giới.
Họ mời ông tiếp cận công ty, từ tổng giám đốc đến công nhân bình
thường để viết về GM.
Cuốn sách ông cho ra đời - Khái niệm công ty - đã nhanh chóng trở
thành sách bán chạy nhất, không chỉ ở Mỹ mà còn ở Nhật và cho đến
ngày nay vẫn còn được tái bản. Nó đã khởi đầu cho phong trào “phân
cấp”, “phân quyền”, ảnh hưởng đến cách tổ chức của hầu hết mọi doanh
nghiệp phương Tây.
Trong cuốn này, lần đầu tiên Drucker đưa ra khái niệm “trao quyền” cho
công nhân vì ông tin rằng công nhân là nguồn lực chứ không chỉ là chi
phí. Ông là người kịch liệt phê phán quan niệm cho rằng công nhân chỉ
là một con ốc trong dây chuyền sản xuất bởi ông khẳng định dây chuyền
chỉ vận hành bằng tốc độ của người công nhân chậm nhất và sản xuất
theo kiểu này không khuyến khích sự sáng tạo của công nhân.
Đây cũng là lần đầu tiên ông nêu khái niệm “người công nhân tri thức”
vì ông cho rằng thế giới đang dần dịch chuyển từ nền kinh tế hàng hóa
sang nền kinh tế tri thức. Bây giờ những khái niệm này đã trở thành
chuyện bình thường nhưng vào thời đó nền công nghiệp Mỹ đang chịu
ảnh hưởng của tư tưởng sản xuất dây chuyền của Frederick Taylor, công
nhân được xem như những con rô-bốt chỉ biết siết ốc.
Quản lý theo mục tiêu
Trong cuốn Thực hành quản lý (1954), Drucker đã đưa ra cụm từ “quản
lý theo mục tiêu” cho đến nay vẫn còn thời thượng. Ông cho rằng giới
quản lý phải biết đặt ra những mục tiêu dài hạn rõ ràng và biết biến
những mục tiêu này thành những yêu cầu ngắn hạn cụ thể cho giới quản
lý trung gian thi hành.
Giới phê bình cho rằng ông đã mâu thuẫn với chính quan niệm “trao
quyền” nhưng với Drucker, nếu quá dựa vào việc phân cấp, sẽ không
xác định được hướng đi cho doanh nghiệp; còn nếu quá nhấn mạnh đến
kiểm tra, kiểm soát, doanh nghiệp sẽ đánh mất tính sáng tạo. Vấn đề là
làm sao xác định được mục tiêu dài hạn xong rồi trao quyền cho nhân
viên tìm cách thực hiện các mục tiêu này.
Cứ thế, từng cuốn sách và các bài viết, bài giảng của Peter Drucker ra
đời, định hình nghệ thuật quản trị kinh doanh. Tom Peters, một nhà lý
thuyết quản trị nổi tiếng khác, nói: “Ông là nhà sáng tạo, là nhà phát
minh quản trị hiện đại. Trong đầu thập niên 1950, không ai có công cụ gì
để quản lý các tổ chức rất phức tạp một cách khoa học. Drucker là người
đầu tiên trao cho chúng ta cẩm nang để làm điều đó”.
Trong bài báo viết về ông trên tờ BusinessWeek tuần rồi, tác giả John
Byrne viết: “Những gì John Maynard Keynes đối với kinh tế học hay
Edwards Deming đối với chất lượng cũng giống như Drucker đối với
quản trị”. Ông thường đi trước thời đại khoảng 20 năm. “Thật khó lòng
nêu ra một khái niệm quản trị hiện đại đáng kể nào mà không do
Drucker từng phát biểu trước tiên”, giáo sư James O’Toole nói.
Doanh nghiệp - trách nhiệm công dân trong xã hội
Ngoài những khái niệm được giới thiệu ở trên, Drucker còn là người đầu
tiên, từ những năm 1950, cho rằng doanh nghiệp không chỉ là bộ máy
kiếm tiền mà còn có trách nhiệm như một công dân trong xã hội, rằng
“không có khách hàng thì không có doanh nghiệp” - một điều tưởng như
sơ đẳng nhưng là nền tảng của khoa marketing hiện đại.
Năm 1981, khi lên làm tổng giám đốc hãng GE, Jack Welch mời ông
đến tư vấn chiến lược, ông chỉ đặt ra hai câu hỏi: “Nếu bây giờ anh chưa
khởi nghiệp, liệu anh có nhảy vào lĩnh vực anh đang làm không?” và
“Nếu câu trả lời là không, thì anh sẽ làm gì đây?”.
Hai câu hỏi này đã giúp Welch định hình một chiến lược dẫn dắt GE
thành doanh nghiệp thành công nhất nước Mỹ trong vòng 25 năm.
Welch xác định mọi bộ phận của GE phải là số 1 hay số 2 trong lĩnh vực
của nó còn nếu không, bộ phận đó sẽ được cải tổ, bán hay giải thể.
Chính đó là cách làm việc của Drucker - nêu câu hỏi và người trong
cuộc phải tự tìm câu trả lời chứ không đưa ra lời giải cho mọi vấn đề
doanh nghiệp đang gặp phải.
Drucker dạy tại trường đại học New York trong 21 năm và sau đó
chuyển về California, làm giáo sư quản trị trường Claremont sau này
mang tên ông. Tuy nhiên, giới học giả trong các trường kinh doanh chê
ông làm việc thiếu khoa học, không nghiên cứu sâu. Một số nhà phê
bình khác cho rằng thiếu sót lớn nhất của ông là xem thường vai trò của
doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Ông từng viết: “Ngày nay chúng ta biết rằng trong sản xuất công nghiệp
hiện đại, đặc biệt là sản xuất quy mô lớn, đơn vị nhỏ không chỉ thiếu
hiệu quả, nó thậm chí không sản xuất nổi”. Họ còn cho rằng phương
cách quản lý theo mục tiêu đã dẫn doanh nghiệp đến chỗ bế tắc. Thực tế
cho thấy giới lãnh đạo chưa hẳn là nơi đề ra mục tiêu đúng đắn cho
doanh nghiệp vì thiếu hiểu biết thị trường và nhu cầu sản phẩm.
Hoài nghi về thế giới kinh doanh
Đến những năm 1980, Drucker bắt đầu tỏ ra hoài nghi về thế giới kinh
doanh. Ông không còn thấy doanh nghiệp như một nơi lý tưởng để tạo
dựng cộng đồng - ngược lại, thế giới kinh doanh đã làm nảy sinh lòng
tham, tính ích kỷ, đi ngược lại những gì ông từng rao giảng.
Lúc đó ông trở thành tiếng nói phê phán giới kinh doanh nước Mỹ mạnh
nhất; trong một bài viết nổi tiếng, ông cho rằng giới lãnh đạo doanh
nghiệp không nên lãnh lương quá 20 lần lương nhân viên bình thường.
Ông phê bình xu hướng sáp nhập thời thượng và bộ máy trung gian cồng
kềnh nhiều trợ lý, trợ tá lúc đó. Ông giận dữ lên án những công ty có
giám đốc lãnh lương tiền triệu nhưng lại sa thải hàng nghìn công nhân.
Những năm cuối đời, ông vẫn viết sách và giảng bài nhưng chuyển sự
chú ý của mình vào các tổ chức phi lợi nhuận, thay đổi suy nghĩ của
những nơi điều hành các tổ chức này, rằng dù mục tiêu của họ là “thay
đổi cuộc đời” chứ không phải “tối ưu hóa lợi nhuận”, họ cũng phải hoạt
động như ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top