daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỞ ĐẦU
Hiến pháp là công cụ quan trọng nhất để bảo vệ quyền con người, quyền công
dân, do vậy chế định quyền con người, quyền công dân luôn là một nội dung quan
trọng cấu thành Hiến pháp.
Trong lịch sử lập hiến ở Việt Nam, từ năm 1946, đến Hiến pháp năm 1959,
Hiến pháp năm 1980, Hiến pháp năm 1992 và Hiến pháp năm 2013, chế định quyền
con người, quyền và nghĩa vụ của công dân luôn giữ vị trí quan trọng. Tuy nhiên,
Hiến pháp năm 2013 là đỉnh cao trong hoạt động lập hiến bảo vệ quyền con người.
Qua hơn 30 năm Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành công cuộc đổi mới
quyền con người, quyền công dân đã quy định đầy đủ, phù hợp với thực tiễn Việt
Nam và với chuẩn mực quốc tế về quyền con người mà Việt Nam đã tham gia.
Trong Hiến pháp năm 2013, có 36 điều quy định về quyền con người, quyền và
nghĩa vụ của công dân. Điều đáng chú ý, quyền con người, quyền công dân không
chỉ được quy định ở một chương, mà còn nằm ở nhiều chương khác nhau của Hiến
pháp. So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp năm 2013 có những sửa đổi, bổ sung
và phát triển quan trọng về quyền con người, quyền và nghĩa vụ của công dân.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, em chọn nội dung “Những điểm mới về quyền
con người, quyền công dân trong Hiến pháp năm 2013” để viết bài thu hoạch của
mình.


2
PHẦN NỘI DUNG
1. Những vấn đề chung về quyền con người, quyền công dân
1.1. Khái niệm quyền con người, quyền công dân
1.1.1. Khái niệm về quyền con người
Quyền con người là những quyền mà tất cả mọi người không phân biệt giới
tính, chủng tộc, tôn giáo, địa vị xã hội… đều có, đơn giản chỉ vì họ là con người.
Quyền con người là những bảo đảm pháp lý toàn cầu có tác dụng bảo vệ cá
nhân và các nhóm chống lại những hành động hay sự bỏ mặc làm tổn hại đến nhân
phẩm, những tự do cơ bản của con người.

1.1.2. Khái niệm về quyền công dân
Quyền công dân là tổng hợp các quyền và tự do cơ bản của mỗi cá nhân, tạo
nên địa vị pháp lý của cá nhân trong mối quan hệ với nhà nước thông qua chế định
quốc tịch, được thừa nhận và bảo đảm bằng Hiến pháp và pháp luật của quốc gia.
1.1.3. Những điểm giống nhau và khác nhau của quyền con người và quyền
công dân
- Điểm giống nhau: Thể hiện ở 4 nội dung sau:
Thứ nhất, chúng đều xuất phát từ phẩm giá vốn có và sự bình đẳng của con
người. “Phải từ cái thuộc tính chung là con người, từ sự bình đẳng của mọi người
với tư cách là con người, rút ra cái quyền có giá trị ngang nhau về chính trị và xã
hội cho tất cả mọi người, hay ít ra là mọi công dân trong một nước”
Thứ hai, quyền con người, quyền công dân đều tập trung vào chủ đề “quyền”
– tức là các khả năng và tự do cơ bản của mọi người, mọi công dân được sống trong
nhân phẩm, nó luôn thuộc về cá nhân, công dân và không thể bị tước đoạt.
Thứ ba, trong nhiều trường hợp, quyền con người, quyền 161
công dân có tên gọi
giống nhau và nội hàm được bảo vệ như nhau.
Thứ tư, chế định quyền con người, quyền công dân là nội dung cốt lõi của các


3
Hiến pháp dân chủ và do đó, đều là nghĩa vụ của nhà nước và một số chủ thể khác
trong xã hội.
- Điểm khác nhau
Quyền con người và quyền công dân có những sự khác biệt nhất định về lịch
sử tư tưởng, chủ thể quyền, tính chất, nội hàm và cơ chế bảo đảm…
1.2. Nội dung các quyền con người, quyền công dân quy định trong Hiến
pháp năm 2013
1.2.1. Các quyền dân sự, chính trị
Theo Hiến pháp năm 2013 và các văn bản pháp luật Việt Nam các quyền dân

sự, chính trị được ghi nhận và bảo đảm bao gồm:
- Quyền sống, bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm
+ Quyền sống: Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền sống.
Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái
luật” (Điều 19), đồng thời “Nghiêm cấm các hành vi đe dọa cuộc sống, sức khỏe
của người khác và cộng đồng” (Điều 38).
+ Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, danh dự, nhân phẩm: Điều 20 Hiến
pháp năm 2013 khẳng định: “Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể,
được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo
lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể,
sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm”.
+ Quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người, hiến xác: Đây là quyền mới được bổ
sung trong Hiến pháp. Theo đó, mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người
và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay
bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của
người được thử nghiệm.

161

- Quyền được bảo vệ khỏi bị bắt, giam giữ tùy tiện: Khoản 2, Điều 20 Hiến


4
pháp năm 2013 quy định: “Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án
nhân dân, quyết định hay phê chuẩn của Viện Kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp
phạm tội quả tang. Việc bắt, giam giữ người do luật định”.
- Quyền được đổi xử nhân đạo và tôn trọng nhân phẩm của những người bị
bắt, giam, giữ: Quyền của người bị bắt, tạm giữ, tạm giam được quy định trong
Hiến pháp và được cụ thể hóa trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật. Theo đó,
hình phạt đối với người phạm tội không chỉ nhằm trừng trị người phạm tội mà còn

giáo dục họ trở thành người có ích cho xã hội, có ý thức tuân theo pháp luật và các
quy tắc của cuộc sống, ngăn ngừa họ phạm tội mới.
- Quyền được xét xử công bằng: Điều 31 Hiến pháp năm 2013 quy định và
bảo đảm một loạt các quyền con người có liên quan trong hoạt động tố tụng hình sự
như sau: Quyền được coi là không có tội cho đến khi có bản án kết tội của Tòa án
đã có hiệu lực pháp luật (nguyên tắc suy đoán vô tội); Quyền được Tòa án xét xử
kịp thời trong thời hạn luật định, công bằng, công khai; Không ai bị kết án hai lần vì
một tội phạm; Quyền tự bào chữa, nhờ luật sư hay người khác bào chữa; Quyền
được bồi thường thiệt hại về vật chất, tinh thần và phục hồi danh dự.
- Quyền bình đẳng, không phân biệt đối xử: Bình đẳng, không phân biệt đối
xử được coi là một trong những nguyên tắc cơ bản của pháp luật về quyền con
người. Điều 16 Hiến pháp năm 2013 nêu rõ: “Mọi người đều binh đẳng trước pháp
luật. Không ai bị phân biệt đối xử trong đời sống chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa,
xã hội”. Nguyên tắc hiến định này đã được cụ thể hóa trong nhiều văn bản pháp luật
khác nhau.
- Quyền được bảo vệ bí mật đòi tư: Điều 21, Hiến pháp năm 2013 quy định:
“Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí
mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống
161

riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn. Mọi
người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông


5
tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện
thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác”.
- Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở: Điều 22 Hiến pháp năm 2013 quy định:
Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp. Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về
chồ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng

ý. Việc khám xét chỗ ở do luật định.
- Quyền tự do đi lại và cư trú: Điều 23 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Công
dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước
ngoài về nước”.
- Quyền tự do tư tưởng, tín ngưỡng và tôn giáo: Điều 24 Hiến pháp năm
2013 quy định: “Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hay không
theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật. Nhà nước tôn trọng
và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo. Không ai được xâm phạm tự do tín
ngưỡng, tôn giáo hay lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật”.
Thứ mười, Các quyền tự do, dân chủ khác về dân sự, chính trị
Điều 25 Hiến pháp năm 2013 quy định một loạt các quyền tự do dân chủ về
dân sự, chính trị, gắn liền với mỗi cá nhân, công dân bao gồm: quyền tự do ngôn
luận, tự do báo chí; quyền tiếp cận thông tin; quyền hội họp, lập hội, biểu tình. Hiến
pháp cũng quy định: Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
Thứ mười một, Quyền kết hôn, lập gia đình và bình đẳng trong hôn nhân
Điều 36 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Nam, nữ có quyền kết hôn, ly hôn.
Hôn nhân theo nguyên tắc tự nguyện, tiến bộ, một vợ một chồng, vợ chồng bình
đẳng, tôn trọng lẫn nhau. Nhà nước bảo hộ hôn nhân và gia đình, bảo hộ quyền lợi
của người mẹ và trẻ em”.
Thứ mười hai, Quyền tham gia quản lý nhà nước

161

Quyền tham gia quản lý nhà nước được quy định từ Điều 27 đến Điều 30
Hiến pháp năm 2013, bao gồm các quyền như: Quyền bầu cừ ứng cử; Quyền tham


6
gia thảo luận, kiến nghị với các cơ quan nhà nước và biểu quyết khi nhà nước tổ
chức trưng cầu dân ý; Quyền khiếu nại, quyền tố cáo và trách nhiệm tiếp công dân

của cơ quan nhà nước.
1.2.2. Các quyền kinh tế, xã hội, văn hóa
- Quyền về việc làm: Điều 35 Hiến pháp năm 2013 quy định: Công dân có
quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc. Khoản 2, Điều 35
Hiến pháp 2013 khẳng định: Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện
làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
- Quyền tự do kinh doanh: Điều 33 Hiến pháp năm 2013 quy định: “Mọi người
có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm”.
- Quyền sở hữu: Hiến pháp năm 2013 khẳng định: Nhà nước, pháp luật bảo
hộ quyền sở hữu tư nhân và quyền thừa kế. Mọi người có quyền sở hữu về thu nhập
hợp pháp, của cải để dành, nhà ở, tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, phần vốn góp
trong doanh nghiệp hay trong các tổ chức kinh tế khác. Tài sản hợp pháp của cá
nhân, tổ chức đầu tư, sản xuất, kinh doanh được pháp luật bảo hộ và không bị quốc
hữu hóa.
- Quyền có mức sống thích đáng: Điều 3 Hiến pháp năm 2013 xác định: Nhà
nước thực hiện mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, mọi
người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.
- Quyền thành lập và gia nhập công đoàn: Khoản 2, Điều 9 Hiến pháp khẳng
định: Công đoàn Việt Nam là tổ chức chính trị-xã hội được thành lập trên cơ sở tự
nguyện, thay mặt và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội
viên tổ chức mình; cùng các tổ chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và
thống nhất hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam. Nhà nước có nghĩa vụ bảo
đảm, hỗ trợ, tạo điều kiện cho Công đoàn thực hiện chức năng, 161
quyền, trách nhiệm
theo quy định của pháp luật.
- Quyền được hưởng an sinh xã hội: Hiến pháp năm 2013 chính thức ghi

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top