Download miễn phí Tiểu luận Những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và lí do của sự khác biệt đó





Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dành quyền ưu đãi miễn trừ ngoại giao cho các cơ quan ngoại giao, cơ quan lãnh sự nước ngoài, cơ quan thay mặt của tổ chức quốc tế tại Việt Nam và các thành viên những cơ quan đó, thành viên gia đình họ. Quyền ưu đãi miễn trừ được luật Việt Nam ghi nhận phù hợp với điều ước quốc tế mà nhà nước ta kí kết hay tham gia vào tập quán quốc tế. Cụ thể các viên chức ngoài giao được hưởng quyền miễn trừ xét xử về hình sự tại Việt Nam, được hưởng quyền miễn trừ xét xử về dân sự và xử phạt hành chính trừ một số trường hợp họ tham gia với tư cách cá nhân vào các vụ tranh chấp liên quan đến: bất động sản trên lãnh thổ Việt Nam, thừa kế, hoạt động thương mại hay nghề nghiệp mà họ tiến hành tại Việt Nam ngoài phạm vi chức năng chính của họ



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

A. LỜI MỞ ĐẦU
Chính sách mở cửa để hội nhập với thế giới của Nhà nước ta đã và đang được thực hiện ngày càng sâu rộng. Thông qua việc thực hiện chính sách này mà số lượng người nước ngoài đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam ngày càng nhiều. Luật pháp nước ta đã có những quy chế pháp lý riêng để quy định cho những người nước ngoài đến cư trú tại Việt Nam. Chắc chắn một điều là, vì có quốc tịch khác nhau nên quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam sẽ có những điểm khác biệt nhất định.
Bài viết này chúng em xin được đề cập đến vấn đề : Những điểm khác biệt trong quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam so với quy chế pháp lý hành chính của công dân Việt Nam và lí do của sự khác biệt đó.
B. NỘI DUNG
I. KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM:
1.Khái niệm và đặc điểm của quy chế pháp lí hành chính của công dân
Điều 49 Hiến pháp 1992 quy định: “ Công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam”. Điều đó khẳng định công dân Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Quốc tịch là một phạm trù chính trị - pháp lí thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và các cá nhân đồng thời quốc tịch còn xác định một cá nhân là công dân Việt Nam, trên cơ sở đó làm phát sinh quyền, nghĩa vụ pháp lí hành chính giữa Nhà nước ta và công dân sống ở trong nước cũng như nước ngoài.
Quy chế pháp lí hành chính của công dân được hiểu là tổng thể các quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước được quy định trong các văn bản pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và được đảm bảo thực hiện trong thực tế.
Quyền và nghĩa vụ của công dân trong quản lí hành chính nhà nước bắt nguồn từ Hiến pháp và chỉ có thể trở thành hiện thực khi được cụ thể hóa thành các quyền, nghĩa vụ cụ thể trong các văn bản pháp luật do các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành. Thông qua việc thực hiện quyền và nghĩa vụ, công dân tham gia trực tiếp vào hoạt động quản lý nhà nước. Nhà nước tạo mọi điều kiện cần thiết để thu hút nhân dân tham gia đông đảo vào quản lý nhà nước, nâng cao tính tích cực chính trị của mỗi cá nhân công dân.
Quy chế pháp lí hành chính của công dân có những đặc điểm sau đây:
- Mọi công dân Việt Nam được hưởng đầy đủ các quyền về tự do cá nhân, chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội…
- Quy chế pháp lí hành chính của công dân xác lập trên cơ sở các quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân do Hiến pháp quy định. Chỉ những cơ quan nhà nước có thẩm quyền mới có thể hạn chế quyền và nghĩa vụ của công dân.
- Mọi công dân đều bình đẳng trước pháp luật không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hóa, nghề nghiệp.
- Quyền và nghĩa vụ của công dân luôn đi đôi với nhau, là hai mặt không thể tách rời. Công dân được hưởng quyền đồng thời phải làm nghĩa vụ đối với nhà nước. Điều đó thể hiện mối liên hệ về trách nhiệm pháp lý giữa nhà nước và công dân.
- Nhà nước tạo điều kiện cho nhu cầu chính đáng của cá nhân được thỏa mãn, làm cho khả năng của công dân về trí tuệ, vật chất, tinh thần được phát huy đến mức cao nhất.
- Nhà nước chỉ truy cứu trách nhiệm pháp lí đối với công dân khi có hành vi vi phạm do pháp luật quy định và chỉ trong giới hạn mà pháp luật cho phép.
- Nhà nước không ngừng hoàn thiện quy chế pháp lí hành chính của công dân, đảm bảo cho công dân tham gia tích cực vào quản lí nhà nước.
2. Khái niệm và đặc điểm quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam
Theo khoản 5, điều 3 luật quốc tịch Việt Nam 2008 có quy đinh: “Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hay tạm trú ở Việt Nam.” Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là người không có quốc tịch Việt Nam.
Quy chế pháp lý hành chính của người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là tổng thể các quyền và nghĩa vụ pháp lí của người nước ngoài cư trú ơ Việt Nam được nhà nước ta quy định trong Hiến pháp và những văn bản pháp luật khác.
Quy chế háp lý hành chính của người nước ngoài có những đặc điểm sau:
- Người nước ngoài cư trú ở Việt Nam phải chịu sự tài phán của hai hệ thống pháp luật: Pháp luật Việt Nam và pháp luật nước mà họ mang quốc tịch.
- Tất cả những người nước ngoài cư trú, làm ăn, sinh sống ở Việt Nam đều
bình đẳng về năng lực pháp luật hành chính, không phân biệt màu da, côn giáo, nghiệp.
- Quy chế pháp lí hành chính của người nước ngoài có hạn chế nhất định so với công dân Việt Nam, xuất phát từ nguyên tắc quốc tịch quy định trong Luật quốc tịch của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Nói cách khác, phạm vi quyền và nghĩa vụ của họ hẹp hơn phạm vi quyền và nghĩa vụ của công dân Việt Nam.
II. NHỮNG ĐIỂM KHÁC BIỆT TRONG QUY CHẾ PHÁP LÝ HÀNH CHÍNH CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CƯ TRÚ TẠI VIỆT NAM SO VỚI CÔNG DÂN VIỆT NAM và LÝ DO CỦA SỰ KHÁC BIỆT
Quyền và nghĩa vụ trong lĩnh vực hành chính – chính trị
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không có quyền bầu cử, ứng cử vào cơ quan quyền lực nhà nước: người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không thể có quyền này vì quyền tham gia bầu cử, ứng cử là quyền và nghĩa vụ của công dân, quyền này đã được quy định trong hiến pháp năm 1992 của nước Công hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại Điều 54: “Công dân, không phân biệt dân tộc, nam nữ, thành phần xã hội, tín ngưỡng, tôn giáo, trình độ văn hoá, nghề nghiệp, thời hạn cư trú, đủ mười tám tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên đều có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân theo quy định của pháp luật.”.
Quyền bầu cử, là một quyền cơ bản của công dân được Hiến pháp, pháp luật quy định, bảo đảm cho mọi công dân có đủ điều kiện thực hiện việc lựa chọn người đại biểu của mình vào cơ quan quyền lực nhà nước. Bầu cử là một thể chế dân chủ đã có từ lâu. Nhà nước ta là nhà nước của dân, do nhân dân và vì nhân dân. Nhân dân tổ chức ra nhà nước bằng cách bầu ra các cơ quan quyền lực nhà nước. Bầu cử vừa là quyền, vừa là nghĩa vụ của công dân. Vì thông qua bầu cử, nhân dân trực tiếp bỏ phiếu tín nhiệm bầu người thay mặt cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của mình, để thay mặt mình thực hiện quyền lực nhà nước; thông qua bầu cử mà nhân dân góp phần tham gia việc thiết lập ra bộ máy nhà nước để tiến hành các hoạt động quản lý xã hội. Quyền ứng cử cũng là quyền cơ bản của công dân, đây là quyền thể hiện đươc tính chất trực tiếp của việc công dân tham gia vào quản lí nhà nước bằng việc ứng cử vào các chức vụ trong bộ máy nhà nước mà công dân có thể trực tiếp quản lí, xây dựng đất nước.
- Người nước ngoài cư trú tại Việt Nam không có quyền tự do cư trú, đi lại: Điều 68 hiến pháp năm 1992 quy định “Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D So sánh Mô hình tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, Hàn Quốc, Singapore. Những điểm tương đồng và khác biệ Luận văn Kinh tế 0
T Những điểm giống và khác nhau đồng bảo hiểm và tái bảo hiểm Luận văn Kinh tế 0
Q BT cá nhân: ĐÀO TẠO LUẬT Ở NGA VÀ VIỆT NAM, NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận:Đô thị Việt Nam có những đặc điểm gì khác đô thị phương Tây? Và làm gì để các đô thị Việt Tài liệu chưa phân loại 0
Q So sánh quan điểm vật chất của Lênin với những quan điểm vật chất của các nhà triết học khác Tài liệu chưa phân loại 0
N Phân tích, đánh giá xem café Passiona thuộc dạng sản phẩm mới nào và nó có những điểm khác biệt nào Luận văn Kinh tế 0
A Phân tích những đặc điểm khác biệt của việc thiết kế chương tŕnh tọa đàm phát thanh trực tiếp so vớ Tài liệu chưa phân loại 0
M Nêu và lý giải những điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi tron Luận văn Luật 0
K Những điểm khác biệt của Windows 8.1 Update 1 mới nhất Thủ thuật tin học 1
B Tiểu luận Nêu và lý giải những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top