daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Bài tập môn tố tụng hành chính
BÀI TẬP MÔN LUẬT TỐ TUNG HÀNH CHÍNH
CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ LUẬT TỐ TỤNG HÀNH CHÍNH VIỆT NAM
Câu 1: “Khi phát sinh tranh chấp hành chính, cá nhân, cơ quan, tổ chức chỉ có thể khởi kiện vụ án hành chính ra Tòa án để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì ngoài Toà án là cơ quan được giao cho việc xét xử các vụ án hành chính theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015. Theo Điều 5 Luật Tố tụng hành chính 2015: “Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền khỏi kiên vụ án hành chính để yêu cầu Toà án bảo vệ quyền và lợi ích của mình theo quy định của Luật này.”. Cá nhân, tổ chức, cơ quan còn được quyền khiếu nại lên người có thẩm quyền để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình.
Câu 2: “Quan hệ giữa người khởi kiện với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho đương sự không thuộc đối tượng điều chỉnh của Luật Tố tụng hành chính Việt Nam.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì quan hệ giữa người khởi kiện với người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự là quan hệ phát sinh thuộc nhóm quan hệ giữa các đương sự, những người tố tụng khác với nhau (Nhóm 3).
Câu 3: “Quyền tài sản và quyền nhân thân không thể là đối tượng tranh chấp trong vụ án hành chính.”
Nhận định trên là đúng. Bởi vì đối tượng tranh chấp trực tiếp trong vụ án hành chính là tính hợp pháp của Quyết định hành chính do cơ quan hành chính nhà nước, cơ quan, tổ chức được giao thực hiện quản lý hành chính nhà nước hay người có thẩm quyền trong cơ quan, tổ chức đó ban hành đối với chủ thể cụ thể. Còn quyền nhân thân và quyền tài sản là đối tượng tranh chấp trong các vụ án dân sự.
Câu 4: “Nếu người khởi kiện đưa ra yêu cầu bồi thường thiệt hại, nội dung này luôn phải được giải quyết theo thủ tục tố tụng dân sự.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì theo quy định của pháp luật tố tụng hành chính thì khi người khởi kiện có yêu cầu bồi thường thiệt hại thì Toà án có thể giải quyết theo quy định của pháp luật về trách nhiệm bồi thường của nhà nước và pháp luật tố tụng dân sự được quy định tại khoản 1 Điều 7 Luật tố tung hành chính 2015. Tại Khoản 2 Điều 7 quy định trong trường hợp Toà án giải quyết cả phần yêu cầu bồi thường thiệt hại cũng với việc giải quyết vụ án hành chính mà phần bồi thường thiệt hại bị kháng cáo hay kháng nghị hay bị Toà án cấp phúc thẩm, giám đốc thẩm hay tái thẩm huỷ để xét xử lại thì phần quyết định bồi thường thiệt hại này là một phần của vụ án hành chính và sẽ được xét xử theo quy định của Luật tố tụng hành chính 2015. Do đó, vẫn có trường hợp được giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính mà không phải luôn theo thủ tục tố tụng dân sự.
Câu 5: “Khi khởi kiện vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại và Toà án có trách nhiệm phải giải quyết.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì theo quy định tại Điều 7 Luật tố tụng hành chính 2015 không chỉ có người khởi kiện mà còn có người có quyền và nghĩa vụ liên quan cũng được quyền yêu cầu bồi thường thiệt hại. Toà án có trách nhiệm giải quyết yêu cầu bồi thường thiệt hại theo quy định của pháp luật.
Câu 6: “Người khởi kiện hoàn toàn có quyền tự định đoạt về yêu cầu khởi kiện trong bất cứ giai đoạn nào của quá trình giải quyết vụ án hành chính.”
Nhận định trên là đúng. Bởi vì theo quy định tại Điều 8 Luật tố tụng hành chính 2015, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền quyết định việc khởi kiện vụ án hành chính và trong qua trình giải quyết vụ án hành chính, người khởi kiện có quyền thay đổi, bổ sung, rút yêu cầu khởi kiện và thực hiện các quyền tố tụng khác của mình theo quy định của pháp luật. Toà án chỉ thụ lý vụ án khi có đơn khởi kiện của người khởi kiện và không tự quyết định các vấn đề mà người khởi kiện không yêu cầu.
Câu 7: “Đối thoại là một thủ tục Tòa án bắt buộc phải tiến hành trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì Luật tố tụng hành chính tại Điều 20 có quy định rằng Toà án phải có trách nhiệm tiến hành đối thoại và tạo điều kiện để các đương sự đối thoại với nhau về việc giải quyết vụ án. Tuy nhiên Luật không có quy định bắt buộc phải thực hiện thủ tục đối thoại. Theo quy định Điều 134 về nguyên tắc đối thoại thì Toà án tiến hành đối thoại để các đương sự thống nhất với nhau về quá trình giải quyết vụ án, nhưng loại trừ các vụ án tiến hành theo thủ tục rút gọn, vụ khiếu kiện về danh sách cử tri, vụ án xét xử theo thủ tục rút gọn được quy định tại các điều 135, 198, 246 của Luật này. Do đó có thể thấy đối thoại không phải thủ tục bắt buộc trong quá trình giải quyết vụ án.
Câu 8: “Hội thẩm nhân dân tham gia trong tất cả các giai đoạn của quá trình giải quyết vụ án hành chính.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì Hội thẩm nhân dân chỉ tham gia vào giai đoạn xét xử sơ thẩm vụ án hành chính được quy định tại Khoản 1 Điều 12 Luật tố tụng hành chính 2015 và trước đó còn có tham gia trong việc nghiên cứu hồ sơ vụ án. Cho nên, Hội thẩm nhân dân không thâm gia tất cả các giai đoạn trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
Câu 9: “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân chỉ độc lập khi xét xử vụ án hành chính tại phiên tòa sơ thẩm.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì theo Nguyên tắc khi xét xử, Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập và chỉ tuân theo pháp luật thể hiện ở chỗ độc lập trong khi nghiên cứu hồ sơ; độc lập khi xét hỏi, chất vấn; độc lập trong nghị án, quyết định giữa Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân, giữa các Hội thẩm nhân dân mà không chỉ trên phiên toà sơ thẩm. Sự độc lập này là trên cơ sở của pháp luật và phải tuân theo pháp luật.
Câu 10: “Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân đều là thành viên Hội đồng xét xử nên phải thống nhất quan điểm với nhau trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì theo quy định tại Điều 13 Luật tố tụng hành chính 2015 thì Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân xét xử độc lập và chỉ tuân theo pháp luật. Sự độc lập thể hiện trên ba phương diện: độc lập trong khi nghiên cứu hồ sơ, khi xét hỏi, chất vấn và trong nghị án, quyết định. Cho nên, theo nguyên tắc này thì cả Thẩm phán và Hội thẩm nhân dân độc lập trong quan điểm, suy nghĩ và cả trong phán quyết đối với vụ án hành chính và chỉ tuân theo pháp luật. Sau đó, từ quan điểm của mình biểu quyết theo đa số để ra kết quả giải quyết cuối cùng.
Câu 11: “Quyền tranh tụng của đương sự chỉ được bảo đảm tại các phiên tòa xét xử vụ án hành chính.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì quyền tranh tụng của đương sự không chỉ được đảm bảo trong các phiên toà xét xử vụ án hành chính mà còn trong các vụ án dân sự… Trong tố tụng hành chính, quyền tranh tụng của đương sự không chỉ được bảo đảm trong các phiên toà mà còn được đảm bảo trong quá trình cung cấp chứng cứ, tài liệu trong giai đoạn chuẩn bị xét xử sơ thẩm. Theo quy định tại khoản 1, 2 Điều 18 Luật tố tụng hành chính 2015, đương sự cũng có quyền tranh tụng về đánh giá chứng cứ và pháp luật áp dụng để bảo đảm bảo vệ yêu cầu, quyền và lợi ích của mình hay bác bỏ yêu cầu của người khác theo quy định của Luật này.
Câu 12: “Tất cả bản án, quyết định của Tòa án đều có thể trải qua hai cấp xét xử.”
Nhận định trên là đúng. Bởi vì các bản án sơ thẩm của Toà án cấp sơ thẩm đều có thể bị kháng cáo hay kháng nghị và yêu cầu xét xử lại theo thủ tục xét xử phúc thẩm.
Câu 13: “Khi bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu phát hiện có vi phạm pháp luật thì phải được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì căn cứ, điều kiện để kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm tại Điều 255 Luật tố tụng hành chính 2015 quy định thì để có thể giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm thì phải có hai điều kiện:
Thứ nhất, bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mà phát hiện có vi phạm pháp luật được quy định theo Khoản 1 Điều 255.
Thứ hai, phải có đơn kháng nghị của người có thẩm quyền quy định tại Điều 260 đề nghị theo quy định tại Điều 257 và Điều 258 của Luật này, trừ các trường hợp theo quy định tại Khoản 2 Điều 255 của Luật tôc tụng hành chính 2015.
Do đó phải tuân thủ theo hai điều kiện thì bán án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực mà phát hiện có vi phạm pháp luật mới được giải quyết theo thủ tục giám đốc thẩm.
Câu 14: “Giám đốc thẩm, tái thẩm là một cấp xét xử đặc biệt.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì trong quá trình giải quyết một vụ án hành chính thì chỉ có hai cấp xét xử là sơ thẩm và phúc thẩm. Giám đốc thẩm và tái thẩm chỉ là một thủ tục xem xét lại một bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực mà phát hiện có vi phạm pháp luật, hay có tình tiết mới làm thay đổi bản án để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Thủ tục này đảm bảo loại bỏ những sai lầm trong xét xử của các cấp xét xử đồng thời bảo vệ triệt để quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự. Đồng thời pháp luật không quy định giám đốc thẩm và tái thẩm là một cấp xét xử trong quá trình giải quyết vụ án hành chính.
Câu 15: “Trong trường hợp quyết định hành chính, hành vi hành chính liên quan đến quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự mà không có người khởi kiện, Viện kiểm sát có trách nhiệm khởi tố vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp cho họ.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì theo khoản 3 Điều 25 Luật tố tụng hành chính 2015, trong trường hợp này, Viện kiểm sát nhân dân phải kiến nghị với Ủy ban nhân dân cấp xã nơi có người đó cư trú cử người giám hộ đứng ra khởi kiện vụ án hành chính để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của họ. Cho nên không phải Viện kiểm sát nhân dân trực tiếp khởi tố vụ án hành chính.
Câu16: “Viện kiểm sát chỉ kiểm sát việc tuân theo pháp luật sau khi Tòa án đã thụ lý vụ án.”
Nhận định trên là sai. Bởi vì theo khoản 2 Điều 25 Luật tố tụng hành chính, Điều 107 Hiến pháp 2013 và Điều 2 Luật tổ chức Viện kiểm sát nhân dân 2014 thì Viện kiểm sát tham gia kiểm sát vụ án hành chính từ khi bắt đầu thụ lý đến khi kết thúc giải quyết vụ án và thi hành án. Cho nên, từ lúc Toà án thụ lý đơn kiện của người khởi kiện Viện kiểm sát đã tham gia thực hiện chức năng của mình, nhằm đảm bảo cho việc giải quyết vụ án hành chính kịp thời và đúng pháp luật.

CHƯƠNG 2: THẨM QUYỀN XÉT XỬ HÀNH CHÍNH CỦA TÒA ÁN NHÂN DÂN
I. NHẬN ĐỊNH
Câu 1: “Quyết định hành chính thuộc thẩm quyền xét xử hành chính của Tòa án nhân dân phải bằng văn bản.”

11. Nếu như Viện kiểm sát thực hiện việc kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm thì có thể không cần thông báo cho người có quyền và nghĩa vụ liên quan trong vụ án biết.
Trả lời:
Nhận định trên là sai. Bởi vì khi Viện trưởng Viện kiểm sát ra quyết định kháng nghị thì phải gửi ngay cho đương sự tức là có người có quyền, nghĩa vụ liên quan biết đến việc kháng nghị. Cơ sở pháp lý: khoản 1 Điều 214 Luật TTHC 2015.
12. Bản án, quyết định hay những phần của bản án, quyết định của Toà án cấp sơ thẩm không bị kháng cáo, kháng nghị thì có hiệu lực pháp luật kể từ ngày hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 215 Luật TTHC 2015.
13. Thẩm quyền phân công Hội đồng xét xử phúc thẩm thuộc về Chánh án Tòa án nhân dân cấp phúc thẩm.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 217 Luật TTHC 2015.
14. Hậu quả pháp lý của việc kháng cáo, kháng nghị là như nhau.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Cơ sở pháp lý: Điều 215 Luật TTHC 2015.
15. Bản án, quyết định không bị kháng cáo, kháng nghị có hiệu lực khi hết thời hạn kháng cáo, kháng nghị.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 215 Luật TTHC 2015.
16. Tòa hành chính Tòa án nhân dân tối cao có thẩm quyền xét xử phúc thẩm đối với bản án quyết định của Tòa án cấp tỉnh chưa có hiệu lực pháp luật.
Trả lời:
Nhận định trên là sai.
17. Hội đồng xét xử phúc thẩm luôn luôn gồm 3 Thẩm phán.
Trả lời:
Nhận định trên là sai. Bởi vì nếu xét xử theo thủ tục rút gọn thì chỉ có 1 Thẩm phán thực hiện việc xét xử. Cơ sở pháp lý: Điều 222 và khoản 1 Điều 253 Luật TTHC 2015.
18. Trong trường hợp Toà án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm luôn có hiệu lực pháp luật.
Trả lời:
Nhận định trên là sai. Bởi vì chỉ trong trường hợp người kháng cáo rút toàn bộ kháng cáo, Viện kiểm sát rút toàn bộ kháng nghị, Tòa án cấp phúc thẩm ra quyết định đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án thì bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm mới có hiệu lực pháp luật.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 229 Luật TTHC 2015.
19. Đối tượng mà đương sự, người thay mặt của đương sự, cơ quan, tổ chức khởi kiện có quyền làm đơn kháng cáo để yêu cầu Toà án cấp trên trực tiếp giải quyết lại theo thủ tục phúc thẩm bao gồm: bản án, quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ giải quyết vụ án của Toà án cấp sơ thẩm.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Cơ sở pháp lý: điều 204 Luật TTHC 2015.
20. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ sửa án sơ thẩm trong trường hợp bản án của Tòa án cấp sơ thẩm không đúng theo quy định của pháp luật.
Trả lời:
Nhận định trên là sai. Bởi vì Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ sửa án sơ thẩm nếu Tòa án cấp sơ thẩm quyết định không đúng pháp luật trong các trường hợp:
- Việc chứng minh, thu thập chứng cứ đã thực hiện đầy đủ và theo đúng quy định tại Chương VI của Luật này.
- Việc chứng minh, thu thập chứng cứ chưa thực hiện đầy đủ ở cấp sơ thẩm nhưng tại phiên tòa phúc thẩm đã được bổ sung đầy đủ.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 241 Luật TTHC 2015.
21. Đơn kháng cáo phải do người kháng cáo ký tên hay điềm chỉ.
Trả lời:
Nhận định trên là sai. Bởi vì có trường hợp người kháng cáo ủy quyền cho một người khác thực hiện quyền kháng cáo thay cho mình thì người ký tên, đóng dấu vào trong đơn kháng cáo là người nhận ủy quyền. Cơ sở pháp lý: khoản 3 Điều 205 Luật TTHC 2015.
22. Không phải phiên tòa xét xử phúc thẩm nào cũng cần có mặt của Kiểm sát viên.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Bởi vì trong trường hợp giải quyết vụ án hành chính theo thủ tục rút gọn tại tòa án cấp phúc thẩm thì không bắt buộc phải có mặt Kiểm sát viên.
Cơ sở pháp lý: khoản 2 Điều 253 Luật TTHC 2015.
23. Tại phiên tòa xét xử phúc thẩm VAHC, Hội đồng xét xử phát hiện Tòa án cấp sơ thẩm đã không hoãn phiên tòa khi có căn cứ hoãn phiên tòa thì HĐXX phúc thẩm sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm vụ án hành chính.
Trả lời:
Nhận định trên là sai. Bởi vì trường hợp trong nhận định trên không được quy định trong Luật TTHC 2015.
24. Tại phiên tòa phúc thẩm VAHC, các bên đương sự được quyền đề nghị HĐXX tạm ngừng phiên tòa để đối thoại với nhau.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Cơ sở pháp lý: Điều 238 Luật TTHC 2015.
25. Hội đồng xét xử phúc thẩm không có quyền tuyên hủy quyết định hành chính bị kiện là trái pháp luật.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Bởi vì HĐXX phúc thẩm chỉ có uyền tuyên hủy bỏ hoạc sửa đổi bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm. Cơ sở pháp lý: khoản 3 và khoản 4 Điều 241 Luật TTHC 2015.
26. Hội đồng xét xử phúc thẩm không có quyền buộc người bị kiện phải bồi thường thiệt hại cho người khởi kiện do QĐHC bị kiện trái pháp luật gây ra.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Bởi vì Luật TTHC 2015 không có quy định thẩm quyền này cho HĐXX phúc thẩm.
27. Người kháng cáo bắt buộc phải có mặt tại phiên tòa XX phúc thẩm VAHC.
Trả lời:
Nhận định trên là sai. Bởi vì trong trường hợp người kháng cáo ủy quyền cho người khác thì người kháng cáo có thể không có mặt tại phiên tòa xét xử phúc thẩm. Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 2 Điều 225 Luật TTHC 2015.
28. Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ được quyền hoãn phiên tòa khi có căn cứ mà Luật TTHC đã quy định.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng.
29. Hội đồng xét xử phúc thẩm chỉ xem xét phần của bản án, quyết định của Tòa án cấp sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo, kháng nghị.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Bởi vì chỉ có phần bán án, quyết định của Tà án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng có kháng nghị mới là phần bị đương sự hay Viện kiểm sát quan tâm đến. Cho nên, phần không bị kháng cáo, kháng nghị không có phát sinh thêm vấn đề gì thì sẽ không xem xét.
30. Nếu bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm thì nó không thể bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm VAHC.
Trả lời:
Nhận định trên là sai. Bởi vì bản án sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật có thể vừa bị kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm vừa có thể bị kháng nghị theo thủ tục phúc thẩm.
31. Có trường hợp, quyết định sơ thẩm chưa có hiệu lực pháp luật vừa bị đương sự kháng cáo vừa bị VKS kháng nghị.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng.
32. Khi xét xử phúc thẩm VAHC, Tòa án phát hiện người khởi kiện là người không có quyền khởi kiện thì Tòa án sẽ đình chỉ xét xử phúc thẩm VAHC.
Trả lời:
Nhận định trên là đúng. Cơ sở pháp lý: điểm a khoản 1 Điều 229 Luật TTHC 2015.
II/ Bài tập
1. Ông A. bị Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Y Thành phố H xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai nên đã khiếu nại. Sau khi được Chủ tịch UBND quận Y giải quyết khiếu nại lần đầu, ông A tiếp tục khiếu nại lần 2 lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố H và cũng đã được giải quyết nhưng ông A không đồng ý nên đã khởi kiện vụ án hành chính.
a. Toà án nhân dân có quyền thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính hay không? Vì sao?
Trả lời:
Tòa án nhân dân có quyền thụ lý để giải quyết theo thủ tục tố tụng hành chính. Vì quyết định hành chính bị khiếu nại là của Chủ tịch Ủy ban nhân dân Quận Y Thành phố H.
b. Tại phiên toà phúc thẩm, người kháng cáo bổ sung một số yêu cầu hòan tòan mới, chưa được xem xét theo thủ tục sơ thẩm nhưng không cung cấp được chứng cứ để chứng minh cho yêu cầu mới đó. Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ xử lý như thế nào ?
Trả lời:
Hội đồng xét xử phúc thẩm sẽ không chấp nhận yêu cầu mới này.
2. Ông A là công chức công tác ở Phòng văn hóa thông tin huyện X, nhận được quyết định kỹ luật số 23/ QĐKL-VHTT buộc thôi việc đối với ông ngày 15/06/2016. Ngày 20/06/2016 ông A khiếu nại. Ngày 28/7/2016 ông A nhận được quyết định trả lời là giữ nguyên quyết định luật buộc thôi việc số 23/QĐKL-VHTT. Ngày 20/8/2016 ông A khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án. Toà án đã thụ lý ngày 25/8/2016. Ngày 30/8/2016 người bị kiện ra quyết định hủy bỏ quyết định số 23/QĐKL-VHTT. Toà án đã ra quyết định đình chỉ việc giải quyết vụ án. Sau đó, ông A đã kháng cáo. Tòa án cấp phúc thẩm sẽ giải quyết như thế nào? Nêu cơ sở pháp lý của việc giải quyết đó.
Trả lời:
Tòa án cấp phúc thẩm sẽ thụ lý giải quyết vụ án. Bởi vì khi người bị kiện ra quyết định hủy bỏ quyết định số 23/QĐKL-VHTT thì ông A chưa đồng ý rút đơn khởi kiện mà Tòa án đã ra quyết định đình chỉ giải quyết vụ án là không đúng theo quy định của pháp luật.
Cơ sở pháp lý : khoản 2 Điều 165 Luật TTHC 2015.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng Luận văn Kinh tế 0
M ad tải giúp em bài : ảnh hưởng của hình ảnh nhà hàng, giá trị cảm nhận đến sự hài lòng và ý định hành vi của khách hàng với ạ Khởi đầu 1
D Nhận xét tình trạng nha chu và độ sát khít của phục hình cố định tại viện đào tạo RHM trường Y dược 0
D Các quy tắc xuất xứ trong hiệp định EVFTA và những điều cần lưu ý, cơ chế cấp C/O mẫu EUR.1 và cơ chế tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa Luận văn Kinh tế 0
V Nghiên cứu thu nhận và xác định một số đặc tính protease đông tụ sữa từ Aspergillus awamori và ứng d Kiến trúc, xây dựng 2
K Một số nhận định về kinh doanh cà phê xuất khẩu của Công ty PROSIMEX và những giải pháp đề xuất Khoa học Tự nhiên 0
T Một số ý kiến nhận xét và đánh giá về Công ty cổ phần Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
K Nhận định thực trạng phát triển ngành giao thông vận tải Việt Nam - Nêu ra và phân tích một số ví dụ Luận văn Kinh tế 0
T hoàn thiện công tác hạch toán tiêu thụ giao nhận, vận chuyển hàng và xác định kết qủa kinh doanh tại Luận văn Kinh tế 0
D Về công nhận và thi hành tại Việt Nam bản án, quyết định dân sự của toà án nước ngoài, phán quyết củ Luận văn Luật 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top