Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Thoái hóa và phục hồi đất
Đề tài: “Nguyên nhân và tình hình ô nhiễm đất tại một số vùng ở Việt Nam”

I. Đặt vấn đề.
Đất đai là tài nguyên quốc gia vô cùng quí giá, là tư liệu sản xuất đặc biệt, là thành phần quan trọng hàng đầu của môi trường sống, là địa bàn phân bố các khu đất đai dân cư xây dựng các cơ sở kinh tế, văn hoá xã hội, an ninh quốc phòng. Vậy đất đai đóng vai trò quyết định cho sự tồn tại và phát triển của loài người.
Hiện nay, cùng với ô nhiễm nước, ô nhiễm không khí thì ô nhiễm đất đai đang trở nên đáng báo động. Ô nhiễm đất làm ảnh hưởng xấu đến các tính chất của đất, làm giảm năng suất cây trồng và làm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Chính vì vậy, việc phòng chống ô nhiễm đất có một ý nghĩa hết sức quan trọng trong quá trình phát triển của mỗi vùng, mỗi quốc gia.
Để tìm hiểu các nguyên nhân và thực trạng của ô nhiễm đất ở Việt Nam, từ đó đưa ra các giải pháp hữu hiệu để phòng chống ô nhiễm đất, nhóm chúng tui tiến hành tìm hiểu chủ đề: “Nguyên nhân và tình hình ô nhiễm đất tại một số vùng ở Việt Nam”.

II. Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu nguyên nhân gây ô nhiễm đất ở Việt Nam
- Tìm hiểu tình hình ô nhiễm đất ở một số vùng của Việt Nam hiện nay.
III. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp sưu tầm và tổng hợp tài liệu
IV. Nội dung nghiên cứu
1. Một số khái niệm và thuật ngữ
- Khái niệm đất: Đất hay thổ nhưỡng là lớp ngoài cùng của thạch quyển bị biến đổi tự nhiên dưới tác động tổng hợp của nhiều yếu tố.
- Các yếu tố hình thành đất:
 Đá mẹ: sự hình thành đất là một quá trình phức tạp, biến đổi bởi nhiều yếu tố. Đá là nền móng của đất. Do đá bị phá hủy vỡ vụn nên thành phần khoáng của đất chiếm tới 95% trọng lượng khô. Nếu đá chứa nhiều cát thì đất sẽ nhiều cát, đá nhiều Kali thì đất giàu Kali…
 Sinh vật: chưa có sinh vật thì đá chưa tạo thành đất, trong đó có vai trò đặc biệt quan trọng của vi sinh vật, phân hủy xác bã động thực vật tạo thành chất mùn hữu cơ, tạo nên độ phì cho đất. Trong mỗi gam đất có từ hàng trăm triệu đến hàng tỉ vi sinh vật các loại. Chúng tích lũy một lượng lớn các nguyên tố dinh dưỡng hòa tan trong quá trình phong hóa, đặc biệt là đưa vào đất Nitơ phân tử (N2) từ không khí ở dạng chất hữu cơ chứa Nitơ của bản thân chúng. Bên cạnh đó, trong mỗi gam đất cũng có hàng trăm ngàn động vật nguyên sinh và động vật không xương sống khác tồn tại.
 Khí hậu, địa hình, đặc biệt là trị số nhiệt ẩm, ảnh hưởng lớn đến sự hình thành đất, tác động tới sinh vật và sự phá hủy của đá. Còn địa hình đóng vai trò tái phân phối lại những năng lượng mà thiên nhiên cung cấp cho mặt đất. Cùng ở một nhiệt độ nghĩa là được một lượng nhiệt mặt trời cho như nhau nhưng ở địa hình cao thì lạnh và ở địa hình gần với mặt đất thì nóng..
 Thời gian: thời gian là một yếu tố đặc biệt. Mọi yếu tố ngoại cảnh tác động, mọi quá trình diễn ra trong đất đều đòi hỏi một thời gian nhất định.
 Con người: vai trò của con người khác hẳn các yếu tố kể trên. Qua hoạt động sống, nhờ các thành tựu khoa học kỹ thuật mà con người tác động vào thiên nhiên và đất đai một cách mạnh mẽ. Tác động này có thể là tích cực, phù hợp với quy luật tự nhiên, đem lại lợi ích cho con người như tưới nước, thủy lợi, tiêu nước hay bón phân cải tạo đất xấu và trồng rừng cho vùng đồi trọc. hay tiêu cực như làm ô nhiễm đất bởi các chất độc hóa học, phá rừng gây xói mòn đất…
- Khái niệm ô nhiễm đất:
+ Ô nhiễm môi trường đất được xem là tất cả các hiện tượng làm nhiễm bẩn môi trường đất bởi các chất ô nhiễm.
+ Ô nhiễm đất là quá trình làm biến đổi hay thải vài đất các chất ô nhiễm làm thay đổi tính chất và cấu trúc của nó theo chiều hướng không có lợi, mất khả năng đáp ứng cho các nhu cầu của con người.
Có thể phân loại đất bị ô nhiễm theo các nguồn gốc phát sinh hay theo các tác nhân gây ô nhiễm.
Theo nguồn gốc phát sinh thì có:
- Nguồn gốc tự nhiên: Do lắng đọng của các chất, do hoạt động núi lửa…
- Nguồn gốc nhân tạo:
 Ô nhiễm đất do các chất thải sinh hoạt
 Ô nhiễm đất do các chất thải công nghiệp
 Ô nhiễm đất do hoạt động nông nghiệp
Theo tác nhân gây ô nhiễm:
 Ô nhiễm đất do tác nhân hóa học: ví dụ như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, chất thải sinh hoạt và công nghiệp.
 Ô nhiễm đất do tác nhân sinh học: vi khuẩn, giun sán, ký sinh trùng…
 Ô nhiễm đất do tác nhân vật lý: các chất phóng xạ
Chất ô nhiễm đi vào đất nhiều nhưng đi ra rất ít, vì sau khi thấm vào trong đất, chất ô nhiễm sẽ ở lại và lưu tồn trong đất. Yếu tố này phụ thuộc nhiều vào khả năng tự làm sạch của đất.
- Khái niệm: Khả năng tự làm sạch của đất:
Là khả năng tự điều tiết của đất trong hoạt động của môi trường đất thông qua một số cơ chế đặc biệt để giảm thấp ô nhiễm từ ngoài vào, tự làm trong sạch và loại trừ các chất độc hại cho đất. Mức độ làm sạch phụ thuộc vào các yếu tố như:
 Số lượng và chất lượng hạt keo trong đất, càng nhiều hạt keo (keo mùn) thì khả năng tự làm sạch cao.
 Đất nhiều mùn, nhiều acid humic
 Trạng thái hiện tại của môi trường đất, đất chưa bị ô nhiễm hay ô nhiễm ít thì khả năng tự làm sạch tốt hơn.
 Sự thoát nước và giữ ẩm
 Cấu trúc đất tốt.
 Các chủng loại vi sinh vật phong phú, số lượng nhiều sẽ giúp đất đào thải chất độc chất ô nhiễm nhanh chóng.

Qua kết quả tính toán trên cho thấy trong năm 2007 toàn tỉnh sử dụng 192.477,8 tấn phân bón hóa học, gấp 3,52 lần so với năm 2005. Theo nghiên cứu đánh giá, cây trồng chỉ sử dụng tối đa 30% lượng phân bón được đưa vào đất. Như vậy, lượng phân còn lại khoảng 13.473 tấn bị rửa trôi và một phần nằm lại trong môi trường đất, gây ô nhiễm môi trường đất. Phân đạm nếu tồn lưu trong môi trường đất sẽ làm tăng lượng HNO3 trong đất (super lân chứa 5% acid ở dạng tự do), tức sẽ làm tăng tính chua của đất. Khi đất chua sẽ làm mất cân đối về lượng Mn, Co, Mo có trong đất, làm thay đổi tính chất cơ lý của đất, đất bị nén chặt, độ trương co kém, tính thông khí kém.

4. Các biện pháp giảm thiểu và cải tạo đất ô nhiễm.
Một khi đất đã bị ô nhiễm sẽ có tác hại vô cùng lớn đối với cuộc sống của con người cũng như các sinh vật, vì vậy cần phòng, chống ô nhiễm đất một cách tích cực. Muốn thực hiện điều đó, chúng ta cần thực hiện tổng hợp các biện pháp sau:
- Điều tra và phân tích đất: Điều tra ô nhiễm đất là tìm hiểu trạng thái ô nhiễm và đánh giá mức độ ô nhiễm. Hiện nay người ta lấy “trị số cơ bản” làm tiêu chuẩn đánh giá. Căn cứ vào hàm lượng bình quân của hợp chất hay nguyên tố độc hại trong đất vượt quá “trị số cơ bản” để đánh giá.
- Loại bỏ nguồn gây ô nhiễm: Trong các xí nghiệp, nhà máy, hầm mỏ cần nghiên cứu công nghệ khép kín, không sản xuất hay ít sản xuất chất độc. Những chất thải loại cần có cách xử lý thu hồi. Hiện nay, ô nhiễm đất chủ yếu bắt nguồn từ các nhà máy và nước cống thành phố, bởi vậy lúc tưới nước cho cây trồng cần cẩn thận.
Cần chọn dùng loại nông dược có hiệu lực cao nhưng ít độc, ít tồn lưu trong đất. Loại bỏ hoàn toàn các nông dược đã cấm sử dụng. Một hướng mới hạn chế dùng thuốc gây ô nhiễm là cần mở rộng phương pháp sinh vật phòng trừ kết hợp với các phương pháp khác (phòng trừ tổng hợp)
- Làm sạch hóa đồng ruộng: Dùng vôi và muối phốt phát kiềm để khử chua, chuyển phần lớn nguyên tố kim loại sang hợp chất khó tan từ đó làm giảm nồng độ của chúng trong dung dịch.
Tiêu nước vùng trũng, điều tiết Eh đất làm cho một số nguyên tố kim loại nặng chuyển sang dạng khó tan.
Luân canh lúa màu để xúc tiến phân hủy DDT
Cải thiện thành phần cơ giới đất, tăng cường bón phân hữu cơ
Đối với đất cát cần nâng cao tính đệm và khả năng hấp phụ để hút các cation kim loại và nông dược, áp dụng biện pháp tổng hợp nâng cao độ màu mỡ của đất, tạo điều kiện cho sinh vật hoạt động phân hủy các nông dược tồn lưu trong đất
- Đổi đất, lật đất: Khi đất bị nhiễm kim loại nặng (như Cd) có thể áp dụng biện pháp đổi đất, lật đất. Biện pháp này cải tạo triệt để nhưng khó thực hiện trên diện rộng.
- Thay đổi cây trồng và lợi dụng hấp thu sinh vật: Nếu đất bị ô nhiễm nặng nên thay cây lương thực, cây ăn quả bằng cây hỏa, cây cảnh hay cây lấy gỗ. Nếu đất trồng cỏ chăn nuôi thì nên thu hoạch vào thời gian hàm lượng chất độc thấp nhất.
Ngoài ra, có thể trồng những cây không dùng để ăn mà có khả năng hút mạnh các hcaats có chứa nguyên tố kim loại nặng, ví dụ: trồng cúc vạn thọ để cải tạo đất bị nhiễm Cd. hay có thể lợi dụng vi sinh vật để chống ô nhiễm đất.
- Thực hiện luật Môi trường.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top