daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Luận văn Thạc sĩ Sinh học: Nghiên cứu một số đặc tính sinh lý – sinh thái cây chùm ngây (Moringa Oleifera Lam.) thuộc họ chùm ngây (Moringaceae r.br. ex dumort.; 1829)


CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam nằm ở vành đai khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, nhiệt độ trung bình
năm khác nhau giữa các địa phương…. Nhờ có yếu tố về địa hình và khí hậu đa dạng,
do vậy nước ta có thảm thực vật phong phú và nguồn cây làm thuốc dồi dào.
Ngay từ thuở nguyên sơ, khi còn ở thời đại đồ đá, trong quá trình đấu tranh với
thiên nhiên, bệnh tật bảo vệ cuộc sống, người xưa đã biết dùng cây cỏ quanh mình để làm
thuốc và biết sáng tạo ra những cách chữa bệnh không dùng thuốc. Ví dụ, ban đầu là củ
gừng, củ tỏi... chỉ được dùng với mục đích nấu nướng để làm thay đổi và đa dạng hóa mùi vị,
tạo ra những thức ăn ngon miệng, nhưng dần dần về sau người ta nhận thấy chúng còn có
khả năng làm ấm bụng và tiêu hóa tốt khi ăn phải những đồ sống, lạnh..., và thế là bắt đầu
một cuộc hành trình dài - từ trong lòng đất - củ gừng và củ tỏi đã theo con người lên bàn ăn,
đi vào tủ thuốc của từng gia đình, đồng thời công dụng chữa bệnh của chúng được thử thách
qua thời gian và lưu truyền từ đời này sang đời khác.
Các nhà khoa học đã thống kê ở nước ta có 3.948 loài thực vật và nấm lớn được
dùng làm thuốc, thuộc 307 họ của chín ngành thực vật khác nhau. Trong đó có 52 loài tảo
biển, 22 loài nấm, bốn loài rêu và 3.870 loài thực vật có mạch. Mỗi loài lại có bộ gen đa
dạng riêng của mình. Ðiều này làm cho kho tàng nguồn gen cây thuốc ở Việt Nam vô cùng
đa dạng, từ cấp hệ sinh thái đến cấp loài và trong loài.
Phần lớn số loài cây thuốc ở nước ta được ghi nhận dựa trên tri thức và kinh
nghiệm sử dụng của cộng đồng dân tộc ở khắp các địa phương trên toàn quốc. Tri thức sử
dụng cây cỏ làm thuốc ở nước ta tồn tại trong y học chính là y học cổ truyền chính thống, có
nguồn gốc từ Trung y, với các hệ thống lý luận và thực hành được tư liệu hóa trong sách vở
như các học thuyết Âm - Dương, Ngũ hành, v.v. Các nền y học nhân dân hay y học cổ truyền
dân tộc, thường được gọi là thuốc Nam. Ðiều này đã tạo nên một kho tàng tri thức sử dụng
cây thuốc của các dân tộc ở nước ta rất phong phú.
Mặc dù có nguồn tài nguyên thực vật phong phú và kinh nghiệm sử dụng dược
liệu làm thuốc từ xa xưa, nhưng hiện tại hệ thống bảo tồn, gìn giữ, xây dựng và phát triển
nguồn gen và giống cây thuốc mới phát hiện chưa được quản lý chặt chẽ, đa số các cây thuốc
quý hiếm lại đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi đó, theo số liệu của các cơ quan chức
năng, thì trên 50% nguyên dược liệu của nước ta nhập về từ nước ngoài...



Trên cơ sở nhận thức tầm quan trọng về công dụng làm thuốc của các cây cỏ
hiện có ở nước ta, chúng tui chọn một loài cây có nhiều giá trị kinh tế, đặc biệt dùng làm
thuốc, là cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) trong họ Chùm ngây (Moringaceae R.
Br. ex Dumort.) để nghiên cứu.
Cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) có rất nhiều công dụng thực tế, qua
kết quả nghiên cứu của lương y Nguyễn Công Đức (Đại học Y Dược -2006) và một số nhà
khoa học khác như: Lockett (2000); Fuglie LJ (1999); Jed W. Fahey (2005);…cây Chùm
ngây (Moringa oleifera Lam.) chứa hơn 90 chất dinh dưỡng tổng hợp với một số công
dụng chính sau:
1.1.1 Về dinh dưỡng:
1.1.1.1 Lá cây được dùng làm rau ăn, lá non, chồi, cành non và cả cây con được dùng
trộn dầu dấm ăn thay rau diếp, làm bột cà - ri, ủ chua làm gia vị, lá già làm trà giải khát...Ở
châu Phi, còn được dùng để chống suy dinh dưỡng cho trẻ con vì chứa nhiều vitamin và
muối khoáng có ích. Ngoài ra, lá cây còn là thức ăn bổ sung cho gia súc.
1.1.1.2 Hoa có thể dùng để làm rau ăn hay phơi khô, hãm làm trà (nhiều nước phương
Tây sản xuất trà hoa Chùm ngây bán ra thị trường, cung cấp tốt nguồn muối khoáng calcium
và potassium). Hoa cũng là nguồn cung cấp phấn hoa rất tốt cho công nghệ nuôi ong.
1.1.1.3 Quả non chiên xào ăn có hương vị như măng tây.
1.1.1.4 Hạt chứa nhiều dầu, lượng dầu chiếm đến 30 - 40% trọng lượng hạt. Dầu Chùm
ngây ăn được, hay dùng bôi trơn máy móc, đồng hồ hay dùng trong công nghệ mỹ phẩm,
xà phòng dầu gội.
1.1.1.5 Các đoạn rễ non được dùng làm rau ăn thay cho rau Cải ngựa (Armoracia
rusticana = Cochlearia armoracia, Horseradish), món rau quí của phương Tây.
1.1.2 Về y học
Toàn cây Chùm ngây (Moringa oleifera Lam.) đều được dùng làm thuốc chữa
nhiều bệnh khác nhau.
1.1.2.1 Lá, hoa và rễ được dùng trong y học cộng đồng, chữa trị các khối u. Lá dùng
uống để điều trị chứng hạ huyết áp và vò xát vào vùng thái dương để trị chứng nhức đầu.
Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy rằng: lá Chùm ngây có tính chất như một kháng sinh
chống các viêm nhiễm nhỏ. Vỏ, lá và rễ được dùng tăng cường tiêu hóa. Theo Hartwell, hoa,
lá, và rễ còn được dùng trị sưng tấy; còn hạt dùng trị khó tiêu, trướng bụng. Lá còn được
dùng để điều trị các vết cắt ở da, vết trầy sướt, sưng tấy, nổi mẩn ngứa hay các dấu hiệu của
THÁNG
H.4.19. Đồ thị tỉ lệ sống của cây con qua mỗi tháng trong vườn ươm
Dựa vào bảng 4.13 và H.4.19 cho thấy:
Ở lô che bóng 100%, 75%, 50% tháng thứ 1 và tháng thứ 2 tỉ lệ sống của cây con là
100%, và tỉ lệ này giảm dần qua các tháng sau, điều này chứng tỏ trong giai đoạn đầu tiên,
cây rất chịu bóng râm. Khi bộ rễ đã tương đối phát triển, nhu cầu cung cấp các chất khoáng,
chất hữu cơ của cây ngày càng cao thì khả năng đòi hỏi ánh sáng của cây càng nhiều, mặt
khác do Chùm ngây là loại cây chịu hạn, nên trong điều kiện thiếu sáng, ẩm ướt dễ làm cho
cây bị thối cổ rễ, nên một số cây bị chết.
Ở các lô che bóng 25% và không che bóng thì tỉ lệ cây sống ở tháng thứ 1 và tháng
thứ 2 có giảm (5% - 8%), nhưng lại rất ổn định ở các tháng sau, do những tháng đầu nắng
quá gắt, cây non chưa thích nghi kịp, dẫn đến khô héo dần, thêm vào đó bệnh nhện đỏ lại
hoành hành nên làm cho số lượng cây giảm. Qua tháng thứ 3 trở đi, bộ rễ đã phát triển, cộng
thêm điều kiện ánh sáng đầy đủ, nên số cây lượng cây hầu như không giảm.
Tỉ lệ sống của cây con qua 6 tháng ở lô 2 và lô 3 là cao nhất.
Từ tháng thứ 3 trở đi, chỉ có lô số 1 (che bóng 100%) có số lượng cây giảm, còn
các lô khác là ổn định.
Từ các nhận xét trên cho thấy trong điều kiện chiếu sáng (che bóng 0%) hay che
bóng hoàn toàn (che bóng 100%) thì tỉ lệ cây sống giảm so với các lô che bóng 25%, 50%,
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Xác định một số chỉ tiêu sinh sản, chỉ tiêu huyết học của chuột nhắt trắng giống Swiss nhân nuôi trong một số cơ sở nghiên cứu tại Hà Nội Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản trên đàn chuột nhắt trắng giống Swiss nuôi tại Viện kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế Nông Lâm Thủy sản 0
D Bước đầu nghiên cứu tạo chế phẩm cellulase từ một số chủng vi sinh vật và khả năng thủy phân cellulose Khoa học Tự nhiên 0
D Đề cương nghiên cứu tình hình đề kháng kháng sinh của một số vi khuẩn gây nhiễm khuẩn vết mổ Y dược 0
D Nghiên cứu tình trạng dinh dưỡng và một số yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã hương vinh thị xã hương trà tỉnh thừa thiên Huế năm 2015 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu lựa chọn một số loại giá thể và dung dịch dinh dưỡng thích hợp cho trồng rau thủy canh Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu khả năng hấp phụ một số hợp chất hữu cơ trên các vật liệu tio2 và khoáng sét bằng phương pháp hóa học tính toán Ngoại ngữ 0
D Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến tính kháng thuốc của vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis tại thành phố Cần Thơ Y dược 0
D Nghiên cứu một số chỉ tiêu sinh sản, bệnh ở cơ quan sinh dục và thử nghiệm phác đồ điều trị trên đàn lợn nái Nông Lâm Thủy sản 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học của bò sữa chậm sinh và ứng dụng hormone để khắc phục Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top