Download Tiểu luận Nêu và lý giải những điểm khác nhau giữa chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000
MỞ ĐẦU
Chế độ tài sản của vợ chồng là một chế định quan trọng của pháp luật hôn nhân- gia đình, đã và đang thu hút sự quan tâm nghiên cứu của nhiều luật gia và các nhà áp dụng luật . Chế độ tài sản của vợ chồng được quy định phụ thuộc chặt chẽ vào chế độ chính trị, kinh tế, văn hóa- xã hội. Do đó, chế độ tài sản của vợ chồng ở mỗi quốc gia và trong cùng một đất nước ở các giai đoạn phát triển là khác nhau. Xuất phát từ bản chất của chế độ xã hội chủ nghĩa, pháp luật hôn nhân và gia đình Việt Nam với nhiệm vụ xây dựng và bảo vệ gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, bền vững đã quy định chế độ tài sản của vợ chồng ngày càng cụ thể và hoàn thiện hơn.
Ở phạm vi bài viết này em đi: “ Nêu và lý giải những điểm khác nhau giữa chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000”.
NỘI DUNG
I. Những khái niệm chung về chế độ tài sản của vợ chồng:
1. Khái niệm chế độ tài sản của vợ chồng:
Như ta đã biết, gia đình là tế bào của xã hội, thể hiện tính chất và kết cấu của xã hội. Trong xã hội có giai cấp, Nhà nước luôn bằng pháp luật điều chỉnh các quan hệ hôn nhân và gia đình, xây dựng mô hình( kiểu gia đình) phù hợp với thiết chế xã hội. Gia đình có vị trí, vai trò dặc biệt quan trọng đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội. Để cho gia đình tồn tại và phát triển cần có các điều kiện vật chất- cơ sở kinh tế của gia đình, nuôi sống gia đình. Do vậy, chế độ tài sản của vợ chồng luôn được nhà làm luật quan tâm xây dựng như là một trong các chế định cơ bản quan trọng nhất của pháp luật hôn nhân và gia đình.
Trước tiên để thấy được sự phát triển của chế độ tài sản của vợ chồng qua các thời kỳ chúng ta cần hiểu rõ thế nào là chế độ tài sản của vợ chồng? Chế độ tài sản của vợ chồng là tổng hợp các quy phạm pháp luật điều chỉnh về( sở hữu) tài sản của vợ chồng, bao gồm các quy định về căn cứ xác lập tài sản, quyền và nghĩa vụ của vợ chồng đối với tài sản chung, tài sản riêng, các trường hợp và nguyên tắc chia tài sản giữa vợ và chồng theo luật định.
2. Đặc điểm của chế độ tài sản của vợ chồng:
Chế độ tài sản của vợ chồng thực chất là chế độ sở hữu của vợ chồng xuất phát từ tính chất và mục đích đặc biệt của quan hệ hôn nhân được xác lập- tính cộng đồng của quan hệ hôn nhân. Vợ, chồng với tư cách là công dân, vừa là chủ thể của quan hệ hôn nhân và gia đình, vừa là chủ thể của quan hệ dân sự khi thực hiện quyền sở hữu của mình, tham gia các giao dịch dân sự. Vì vậy, chế độ tài sản của vợ chồng có những đặc điểm riêng biệt sau:
●Xét về chủ thể của quan hệ sở hữu trong chế độ tài sản này, thì các bên phải có quan hệ hôn nhân hợp pháp với tư cách là vợ chồng của nhau ( đây là đặc điểm chỉ tồn tại trong loại chế độ tài sản này). Do vậy, để trở thành chủ thể của quan hệ sở hữu này, các chủ thể ngoài viêc có đầy đủ năng lực chủ thể trong quan hệ pháp luật dân sự, còn đòi hỏi phải tuân thủ các điều kiện kết hôn được quy định trong pháp luật hôn nhân và gia đình..
●Xuất phát từ vị trí, vai trò quan trọng của gia đình đối với sự tồn tại và phát triển của xã hội, Nhà nước bằng pháp luật khi quy định về chế độ tài sản của vợ chồng đều xuất phát từ mục đích trước tiên và chủ yếu nhằm bảo đảm quyền lợi của gia đình trong đó có lợi ích cá nhân của vợ ,chồng. Những quy định của pháp luật về chế độ tài sản của vợ chồng là cơ sở tạo điều kiện để vợ chồng chủ động thực hiện các quyền và nghĩa vụ của mình đối với tài sản của vợ chồng.
●Căn cứ xác lập, chấm dứt chế độ tài sản này phụ thuộc vào sự phát sinh và chấm dứt của quan hệ hôn nhân hay nói cách khác chế độ tài sản của vợ chồng thường chỉ tồn tại trong thời kỳ hôn nhân. Từ đó, tài sản chung của vợ chồng chấm dứt khi một bên vợ, chồng chết trước hay vợ, chồng ly hôn( chấm dứt hôn nhân trước pháp luật)
●Chế độ tài sản của vợ chồng cũng mang những đặc thù riêng trong việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ thể. Đối với tài sản chung của vợ chồng, bắt buộc vợ chồng khi tham gia các giao dịch dân sự, kinh tế phải xuất phát từ lợi ích chung của gia đình.
II.Những điểm khác nhau giữa chế độ tài sản của vợ chồng theo Luật hôn nhân và gia đình năm 1959, Luật hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật hôn nhân và gia đình năm 2000.
1.Những điểm khác nhau:
a. Luật hôn nhân và gia đình năm 1959( được Quốc hội khóa I, kỳ họp thứ 11 chính thức thông qua ngày 29/12/1959 và được Chủ tịch nước ký lệnh công bố ngày 13/1/1960)
Năm 1950, yêu cầu của cuộc kháng chiến chống thực dân pháp đòi hỏi cần xóa bỏ, hạn chế ảnh hưởng của chế độ hôn nhân và gia đình thực dân, phong kiến lạc hậu, Nhà nước ta đã ban hành 2 sắc lệnh đầu tiên quy định điều chỉnh một số quan hệ hôn nhân và gia đình. Trong đó có sắc lệnh số 97/SL ngày 22/5/1950 của Chủ tịch nước Việt nam dân chủ cộng hòa về sửa đổi một số quy lệ và chế định trong dân luật. Sắc lệnh gồm có 8 điều quy định về hôn nhân và gia đình và 5 điều quy định các nguyên tắc cơ bản của pháp luật dân sự ( cho đến nay các nguyên tắc này vẫn được kế thừa và phát triển trong hệ thống pháp luật hôn nhân và gia đình và pháp luật dan sự của nước ta)
Sắc lệnh 97/SL quy định: “ chồng và vợ có địa vị bình đẳng trong gia đình”(Điều 5) và “người đàn bà có chồng có toàn năng lực về mặt hộ”(Điều 6). Như vậy, lần đầu tiên quyền gia trưởng của người chồng bị xóa bỏ, quan hệ nam nữ, vợ chồng bình đẳng về mọi mặt( trong đó có quyền bình đẳng về tài sản trong gia đình của vợ chồng) đã được thiết lập mang tính nguyên tắc này đã thể hiện bản chất của nền pháp chế mới dân chủ tiến bộ hơn hẳn so với hệ thống pháp luật dưới thời thực dân phong kiến. Bên cạnh đó, sắc lệnh 159/SL ngày 17/11/1950 của Chủ tịch nước Việt Nam dân chủ cộng hòa cũng góp phần đặt nền tảng xây dựng một nền pháp chế mới dân chủ và tiến bộ trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình của nhà nước xã hội chủ nghĩa trên đất nước ta.
Sau ngày miền Bắc được giải phóng, ảnh hưởng của những tàn dư tư tưởng lạc hậu, nhất là các hủ tục, các quy định của hệ thống pháp luật dưới chế độ cũ nhằm bảo vệ quyền gia trưởng, phân biệt đối xử giữa nam và nữ, giữa vợ và chồng, giữa các con trong gia đình, giữa con trai với con gái, con đẻ với con nuôi, con trong giá thú với con ngoài giá thú còn rất nặng nề trong xã hội.Việc ban hành một đạo luật mới về hôn nhân- gia đình nhằm đáp ứng với sự nghiệp cách mạng của đất nước, đáp ứng với sự nghiệp giải phóng phụ nữ, đảm bảo quyền lợi của người phụ nữ trong gia đình là tất yếu khách quan vì “ nếu không giải phóng phụ nữ thì xây dựng xã hội chủ nghĩa mới chỉ là một nửa” ( Hồ chủ tịch). Chính vì vậy, Luật hôn nhân và gia đình năm 1959 đã ra đời và có những quy định về chế độ tài sản của vợ chồng:
- Tài sản chung: Nhà nước ta không dự liệu chế độ tài sản ước định . Chế độ tài sản của vợ chồng là chế độ cộng đồng toàn sản “ vợ chồng đều có quyền sở hữu, hưởng thụ và sử dụng ngang nhau đối với tài sản có trước và sau khi cưới” (Điều 15): nghĩa là toàn bộ các tài sản của vợ chồng dù có trước khi kết hôn hay được tạo ra trong thời kỳ hôn nhân ;dù vợ, chồng được tặng cho riêng, được thừa kế riêng hay cả hai vợ chồng được tặng cho chung hay thừa kế chung, không phân biệt nguồn gốc tài sản và công sức đóng góp đều thuộc khối tài sản chung của vợ chồng.
- Tài sản riêng: Luật không thừa nhận vợ chồng có tài sản riêng.
- Quyền và nghĩa vụ đối với tài sản: vợ chồng có quyền bình đẳng ngang nhau khi thực hiện quyền sở hữu đối với tài sản chung và luôn có kỷ phần bằng nhau trong khối tài sản thuộc sở hữu chung hợp nhất đó. Có 2 trường hợp chia tài sản của vợ chồng: khi vợ, chồng chết trước( Điều 16) và khi vợ chồng ly hôn( Điều 29). Về nguyên tắc, tài sản chung của vợ chồng được chia căn cứ vào công sức đóng góp của mỗi bên vào tình hình tài sản. Lao động trong gia đình được kể như lao động sản xuất.
b. Luật hôn nhân và gia đình năm 1986( được Quốc hội khóa VII kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 29/12/1986)

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Cho em xin link tải đầy đủ bản phân tích này được không ạ. Em Thank và chúc anh/chị thật nhiều sức khỏe ạ.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
T Làm rõ độc lập dân tộc gắn liền chủ nghĩa xã hội theo tư tưởng Hồ Chí Minh. Nêu ý nghĩa lý luận và t Tài liệu chưa phân loại 0
T Nêu các định nghĩa về TQM ? Triết lý Deming dựa trên những nguyên tắc nào? Phân tích và cho ví dụ mi Tài liệu chưa phân loại 2
A Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý nhà Luận văn Luật 6
M Nêu và lý giải những điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi tron Luận văn Luật 0
B Tiểu luận Nêu và lý giải những điểm khác nhau giữa điều kiện kết hôn theo Luật hôn nhân và gia đình Tài liệu chưa phân loại 0
T Tiểu luận Nêu và lý giải điểm khác nhau giữa chế độ tài sản của vợ chồng theo luật Hôn nhân và gia đ Tài liệu chưa phân loại 0
F Nêu và lý giải những điểm khác nhau về điều kiện và hậu quả pháp lý của việc nhận nuôi con nuôi trong chương nuôi con nuôi theo Luật Hôn nhân Tài liệu chưa phân loại 2
H Phân tích khái niệm quyết định hành chính và nêu vai trò của quyết định hành chính trong quản lý nhà Tài liệu chưa phân loại 4
M [Free] Tiểu luận Phân tích mặt lý luận và thực tiễn vấn đề quốc hữu hóa, nêu quan điểm trị ngoại lãn Tài liệu chưa phân loại 0
F Đánh giá về Hồ Quý Ly và nêu nguyên nhân thất bại, kết quả, bài học kinh nghiệm của cuộc cải cách Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top