Download miễn phí Đề tài Một số vấn đề về công tác quản lý tài chính tại công ty Dệt kim Thăng Long - Đánh giá phân tích các giải pháp





Công tác quản lý tài chính luôn là vấn đề được các doanh nghiệp quan tâm vì nó thật sự là một vấn đề thiết thực liên quan đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp.

Mỗi đơn vị sản xuất kinh doanh là một tế bào của nền kinh tế. Để thúc đẩy toàn bộ nền kinh tế phát triển thì mỗi tế bào phải biết vận động tìm chỗ đứng cho bản thân mình, đây chính là cơ sở, là tiền đề xây dựng một nền kinh tế vững mạnh. Sự phát triển của mỗi doanh nghiệp sẽ tạo đà phát triển cho toàn bộ nền kinh tế.

Từ lý thuyết về hoạt động tài chính có thể giúp cho người phân tích đánh giá được tình hình tài chính nói riêng và tình hình kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Công ty Dệt kim Thăng Long là một đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, hoạt động trong cơ chế thị trường, công ty cũng tồn tại và cạnh tranh bình đẳng với các doanh nghiệp khác. Vì vậy để đáp ứng cạnh tranh và không ngừng nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, công ty đã và đang tìm mọi biện pháp đổi mới máy móc thiết bị, mở rộng quy mô, địa bàn hoạt động và tăng cường chất lượng sản phẩm để có khả năng cạnh tranh trên thị trường.

Khi nghiên cứu số liệu thực tế và hiện trạng lao động, đồng thời đi sâu vào phân tích ưu điểm và những vấn đề tồn tại trong công tác quản lý tài chính ở công ty Dệt kim Thăng Long sẽ thấy được rằng vấn đề hoàn thiện công tác quản lý tài chính của doanh nghiệp là vô cùng quan trọng. Nhờ những thông tin chính xác về tài chính đã giúp cho Ban giám đốc đưa ra những quyết định đúng đắn, mang lại lợi ích kinh tế cao và cố gắng đưa doanh thu ngày càng tăng lên, đảm bảo lấy thu bù chi có lãi, thực hiện đầy đủ nghĩa vụ đối với ngân sách Nhà nước và không ngừng nâng cao đời sống cán bộ công nhân viên.

Mặc dù hoạt động tài chính của công ty còn nhiều khó khăn như bị chiếm dụng vốn, hiệu quả sử dụng vốn chưa tốt, tình hình trang thiết bị công nghệ lạc hậu, không đồng bộ và hơn nữa là áp lực cạnh tranh nhưng bên cạnh đó công ty cũng có những thuận lợi như về vị trí địa lý, lực lượng lao động, thị trường tiêu thụ sản phẩm. Với những thuận lợi này hàng năm công ty đã giải quyết được hơn 600 công ăn việc làm, góp phần xây dựng nền kinh tế phát triển. Vì lẽ đó, công ty luôn cố gắng hoàn thiện công tác kế toán mà tập trung vào các hoạt động tài chính để cố gắng hạ giá thành, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.

Qua phân tích cụ thể và căn cứ vào những tồn tại thực tế của có thể, em đã mạnh dạn nêu lên một số giải pháp nhằm góp phần củng cốm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng như nâng cao hiệu quả hoạt động tài chính. Những giải pháp trên đây mới chỉ là những bước đầu qua một thời gian ngắn tìm hiểu thực tế, với trình độ nhận thức còn hạn chế nên bài luận văn với đề tài "Một số vấn đề về công tác quản lý tài chính tại công ty Dệt kim Thăng Long. Đánh giá phân tích các giải pháp" sẽ không thể tránh khỏi những sai sót. Em rất mong được sự xem xét đánh giá, chỉ bảo của các thầy, cô giáo và các bạn.

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


hệ công tác giữa các phòng ban, các phân xưởng đảm bảo sự hợp tác chặt chẽ thống nhất tạo ra sự thông suốt trong công việc. Chức năng và nhiệm vụ của tổ chức bộ máy quản lý được thể hiện qua sơ đồ
Sơ đồ 2: Bộ máy quản lý của công ty Dệt kim
Thăng Long
Giám đốc
Giám đốc kỹ thuật
Phó giám đốc đời sống
Phòng kỹ thuật
Phòng Tài vụ
Phòng cung tiêu
Phòng hành chính
Phòng tổ chức
Phòng KCS
Tổ cơ điện
Phòng bảo vệ
Phòng
y tế
Phân xưởng dệt
Phân xưởng
tẩy nhuộm
Phân xưởng
cắt may
Phòng kế hoạch
Nhìn vào sơ đồ trên chúng ta thấy có chức năng của từng phòng. Sự sắp xếp này rất khoa học đảm bảo cho việc cung cấp thông tin nhanh chính xác và xử lý được kịp thời các thông tin đó. Các phòng có chức năng riêng của mình và đều chịu sự quản lý của giám đốc và các phó giám đốc:
- Giám đốc điều hành chung toàn công ty dưới sự trợ giúp của các phó giám đốc và các phòng nghiệp vụ.
- Phó giám đốc kỹ thuật phụ trách các kế hoạch trong sản xuất làm sao khi các thông tin của phòng kế hoạch chuyển lên phó giám đốc. Giải quyết ngay nếu thấy là hợp lý, nếu không phù hợp sẽ tiến hành họp bàn lại sao cho phù hợp. Việc này tạo ra một sự quản lý chặt chẽ từ dưới lên trên.
- Phó giám đốc đời sống phụ trách đời sống cho anh chị em công nhân, đảm bảo cuộc sống cho họ cả về tinh thần cũng như vật chất.
- Phòng kế hoạch: có nhiệm vụ lập các phương án kinh doanh để giám đốc, phó giám đốc lấy làm căn cứ cho việc thực hiện các hợp đồng kinh tế cũng như việc đề ra các phương án sản xuất kinh doanh, cung ứng nguyên vật liệu cho các phân xưởng sản xuất.
- Phòng kỹ thuật có trách nhiệm giải quyết các quy trình công nghệ sản xuất, có nhiệm vụ tính toán đề ra các định mức, tỷ lệ tiêu hao NVL, xây dựng kế hoạch sản xuất và thiết kế làm thử, định hình mặt hàng mẫu.
- Phòng tài vụ: Có trách nhiệm hạch toán các khoản chi phí NVL chi phí về động lực, nhân công, tiêu thụ sản phẩm... có tình hình biến động vốn tài sản của công ty. Theo dõi các khoản thu, chi tài chính để phản ánh vào các tài khoản kèm theo. Sau 1 thời gian quy định lập báo cáo tài chính gửi giám đốc tạo điều kiện thuận lợi giúp cho ban lãnh đạo công ty đề ra các biện pháp nhằm đạt hiệu quả kinh tế cao, tạo tạo điều kiện giúp cho phòng kế hoạch thực hiện tốt nhiệm vụ.
- Phòng cung tiêu: Có nhiệm vụ tổ chức công tác tiêu thụ sản phẩm, tăng cường các biện pháp yểm trợ, xúc tiến bán hàng, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm.
- Phòng hành chính: Có nhiệm vụ tiếp khách, trang bị đồ dùng hành chính cho các phòng ban, làm tạp vụ toàn công ty.
- Phòng tổ chức: Có nhiệm vụ quản lý về mặt lao động và trả lương của công ty. Dự kiến thời gian thực hiện kế hoạch sản xuất theo hợp đồng phù hợp với trình độ tay nghề, sức lao động hiện có của công ty.
- Tổ cơ điện: Có nhiệm vụ sửa chữa, đại tu thường xuyên máy móc thiết bị sửa chữa cơ điện.
- Phòng KCS: Có nhiệm vụ kiểm tra chất lượng sản phẩm xem có phù hợp với yêu cầu đề ra hay không.
- Phòng bảo vệ: Bảo vệ tài sản của công ty, phòng cháy chữa cháy đảm bảo an ninh nội bộ.
- Phòng y tế: Đảm nhận việc quản lý, tổ chức khám sức khoẻ, chữa bệnh cho cán bộ CNV.
Hiện nay công ty có 625 người, trong đó số cán bộ công nhân viên phục vụ gián tiếp là 156 người, số lao động trực tiếp sản xuất là 469 người.
Tính đến đầu năm 2000 tổng số vốn sản xuất kinh doanh của công ty là 9.180.090.293 VNĐ trong đó:
Vốn lưu động: 2955356241 VNĐ
Vốn cố định: 6224734052 VNĐ
Với nguồn lực trên cùng với sự lãnh đạo của giám đốc và sự say mê sáng tạo của cán bộ công nhân viên, công ty Dệt kim Thăng Long đã ngày càng mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm, nâng cao uy tín trên thương trường, phát huy thế mạnh của công ty và tận dụng những ưu đãi bạn hàng dành cho để liên tục phát triển và trở thành doanh nghiệp mạnh trong ngành dệt và may mặc ở nước ta.
2.4. Đặc điểm tổ chức công tác kế toán của công ty
Hiện nay ở công ty Dệt kim Thăng Long đang áp dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ. Với hệ thống sổ sách khá đầy đủ, đồng thời sử dụng hệ thống tài khoản kế toán thống nhất áp dụng cho tất cả các ngành kinh tế quốc dân theo quyết định số 1141/TC/QĐ/CĐKT ngày 1/11/95 của Bộ trưởng BTC với phương pháp kê khai thường xuyên. Toàn công ty chỉ có một phòng tài vụ kế toán. Tại các cửa hàng và trụ sở, nhân viên làm nhiệm vụ lập, thu thập, kiểm tra và định kỳ chuyển về phòng tài vụ.
Phòng tài vụ gồm 8 thành viên làm các công việc sau:
- Kế toán trưởng (kiêm trưởng phòng) là người phụ trách chung công việc của phòng, có trách nhiệm chỉ đạo công việc cho các nhân viên trong phòng và chịu hoàn toàn trách nhiệm trước pháp luật về những sai sót trong công tác quản lý tài chính của xí nghiệp. Kế toán trưởng lập kế hoạch tài chính với nhà nước, là người trực tiếp báo cáo các thông tin kinh tế, tài chính với giám đốc và các cơ quan có thẩm quyền khi họ có yêu cầu.
- Kế toán vật liệu: Có nhiệm vụ thu thập các nghiệp vụ phát sinh về xuất nhập nguyên vật liệu phục vụ cho sản xuất kinh doanh.
- Kế toán CPSX và giá thành: Có nhiệm vụ tập hợp chi phí phát sinh để tiêu thụ sản phẩm.
- Kế toán vốn thanh toán: Có nhiệm vụ hạch toán các khoản chi, thu bằng tiền mặt, séc và chuyển khoản.
- Kế toán TSCĐ: Có nhiệm vụ hạch toán tăng giảm nguyên giá và hao mòn TSCĐ.
- Kế toán tiền lương và BHXH làm nhiệm vụ theo dõi việc chi trả lương,
thanh toán BHXH cho cán bộ CNV.
- Kế toán thành phẩm và tiêu thụ: Có nhiệm vụ hạch toán quá trình xuất nhập thành phẩm, doanh thu bán hàng và các nghiệp vụ khác phát sinh liên quan tới tiêu thụ thành phẩm.
- Thủ quỹ: Thực hiện các khoản tiền như tạm ứng thanh toán quỹ tiền mặt, bảo quản quỹ tiền của công ty.
Các bộ phận cấu thành bộ máy kế toán có nhiệm vụ thực hiện những công việc thuộc phần hành của mình và hướng dẫn, kiểm tra các bộ phận khác trong công ty.
Sơ đồ: Bộ máy kế toán của công ty
Kế toán trưởng
K. toán vốn thanh toán
Kế toán TSCĐ
KToán TP và tiêu thụ
Thủ quĩ
K.T tiền lương và BHXH
KToán CFSX và TGTSP
Kế toán vật liệu
II/ Thực trạng về tổ chức công tác tài chính tại công ty Dệt kim Thăng Long
1. Quản lý chi phí, thu nhập và lợi nhuận của công ty
* Về chi phí
Chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp là toàn bộ chi phí sản xuất, chi phí tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp phải bỏ ra để thực hiện hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp phải quan tâm và tổ chức quản lý chặt chẽ chi phí này bởi lẽ nó liên quan đến lợi nhuận của doanh nghiệp.
Bảng 1: Chi phí sản xuất kinh doanh theo yếu tố cụ thể trong 3 năm
Đơn vị: 1000đồng
Yếu tố chi phí
Năm 1998
Năm 1999
Năm 2000
Số tiền
Tỷ lệ so với DT
Số tiền
Tỷ lệ so với DT
Số tiền
Tỷ lệ so với DT
1. Chi phí NVL trực tiếp
1979986
35,8%
1989499
34,4%
2467804
35,8%
2. Chi phí nhân công trực tiếp
1669872
30,1%
1680021
29%
2049761
29,7%
3. Chi phí sản xuất chung
747347
13,5%
751588
13%
876542
12,7%
Tổng cộng
4397205
66%
4421108
63,5%
5394107
65,6%
Nguồn: Báo cáo quyết toán năm 1998, 1999, 2000
Công ty Dệt kim Thăng Long
Giá vốn h...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top