marianc_2807

New Member

Download miễn phí Luận văn Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của nhà nước





MỤC LỤC
 
Trang
MỞ ĐẦU 1
Chương 1: KHÁI QUÁT CHUNG VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC 6
1.1. Sơ lược lịch sử hỡnh thành chế định về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 6
1.1.1. Sơ lược về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước của một số nước trên thế giới 6
1.1.2. Sơ lược về chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước của Việt Nam 9
1.2. Quan điểm tiếp cận vấn đề trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 14
1.2.1. Bản chất của trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 14
1.2.2. Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong giới hạn của chính sách pháp lý 19
1.3. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của trỏch nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 24
1.3.1. Khái niệm thiệt hại và bồi thường thiệt hại 24
1.3.2. Khái niệm và đặc điểm pháp lý của trỏch nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 25
Chương 2: THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VIỆT NAM VỀ TRÁCH NHIỆM BỒI THƯỜNG THIỆT HẠI CỦA NHÀ NƯỚC VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ 35
2.1. Cỏc yếu tố phỏp lý cơ bản về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 35
2.1.1. Chủ thể 36
2.1.2. Điều kiện phát sinh trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 41
2.1.3. cách bồi thường 44
2.1.4. Nghĩa vụ hoàn trả 47
2.2. Kiến nghị về mô hỡnh thực hiện trỏch nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 53
2.2.1. Cơ sở pháp lý và một số yờu cầu cơ bản đối với chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước cho việc hoàn thiện mô hỡnh thực hiện trỏch nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 53
2.2.2. Kiến nghị về một số vấn đề cụ thể của mô hỡnh thực hiện trỏch nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước 56
KẾT LUẬN 66
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 68
 
 
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

hiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm trực tiếp thì trước đó phải xác định: Hành vi thực hiện công vụ của công chức là hành vi của Nhà nước và vì vậy nếu công chức có hành vi gây thiệt hại thì chính là Nhà nước gây thiệt hại (hay hành vi sai của công chức là hành vi sai của Nhà nước). Vậy đương nhiên trong trường hợp này trách nhiệm thuộc về Nhà nước [32, tr. 8]. Có thể nói, cách tiếp cận theo hướng trách nhiệm trực tiếp đơn giản hơn nhiều so với cách tiếp cận trách nhiệm thay thế.
Có thể nói điểm khác nhau cơ bản của hai cách tiếp cận này là việc coi hành vi trái pháp luật gây thiệt hại có phải là hành vi của Nhà nước hay không? Cách tiếp cận coi trách nhiệm nhà nước là trách nhiệm trực tiếp có thể bị phản đối vì có tồn tại hay không cái gọi là "hành vi của Nhà nước" vì hành vi phải luôn là của con người [32, tr. 14]. Tuy nhiên, có thể khẳng định về mặt cơ học, hành vi luôn là của con người, tuy nhiên trên góc độ pháp lý thì hành vi của công chức lại có thể coi là hành vi của Nhà nước.
Một vấn đề cơ bản khác giữa hai cách tiếp cận này là nếu trách nhiệm Nhà nước là trách nhiệm thay thế đồng nghĩa với việc phủ nhận trách nhiệm của Nhà nước, theo đó việc bồi thường chỉ là một chính sách giống như chính sách phúc lợi xã hội có mục đích bù đắp tổn thất mà thôi. Ngoài ra nếu coi trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm thay thế thì vô hình chung đã gián tiếp khẳng định sự tồn tại của một quan niệm lỗi thời là "Vua không thể làm sai" của lịch sử.
Như vậy, với việc khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là một yêu cầu tất yếu của thời đại, Nhà nước thừa nhận trách nhiệm bồi thường của mình là trách nhiệm tự thân, có thể khẳng định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước là trách nhiệm trực tiếp.
c) Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước không chỉ là trách nhiệm tài sản mà còn là trách nhiệm khôi phục lại những tổn thất về tinh thần cho người bị thiệt hại
Trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước như đã khẳng định là trách nhiệm dân sự. Như vậy, trách nhiệm này bao gồm trách nhiệm về tài sản (trong trường hợp tài sản bị thiệt hại) và trách nhiệm khôi phục những tổn thất về tinh thần (trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm).
Có thể nói, điều này đã được khẳng định trong pháp luật Việt Nam hiện hành, cụ thể là Nghị quyết số 388 và các văn bản hướng dẫn thi hành đều có quy định về việc khôi phục danh dự cho người bị thiệt hại bởi hoạt động tố tụng hình sự. Đây là những quy định cần được kế thừa khi hoàn thiện chế định trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước.
d) Yếu tố trái pháp luật của việc gây thiệt hại được hiểu theo nghĩa rộng
Về lý luận, một chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm nếu thực hiện hành vi trái pháp luật và gây thiệt hại cho một chủ thể khác. Điều này đồng nghĩa với việc coi tính trái pháp luật là một thuộc tính của hành vi gây thiệt hại. Tuy nhiên, liệu giới hạn của chính sách pháp lý được mở rộng theo hướng quy định cả trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước trong trường hợp hành vi là hoàn toàn đúng pháp luật nhưng xét về hậu quả thì lại trái pháp luật - tức là vẫn gây thiệt hại cho cá nhân, tổ chức - thì cơ chế điều chỉnh đối với trách nhiệm bồi thường trong hai trường hợp này có giống nhau? Một trong những loại hoạt động của Nhà nước dù đúng luật nhưng tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn trong việc gây thiệt hại cho người dân là các hoạt động tố tụng hình sự. Về mặt kỹ thuật, nghiệp vụ cũng như cơ sở pháp lý để thực hiện các hoạt động tố tụng thì trong rất nhiều trường hợp cơ quan điều tra, cơ quan công tố, Tòa án đã thực hiện đúng pháp luật nhưng xét về hậu quả vẫn gây ra thiệt hại cho người bị bắt, truy tố, xét xử. Các chuyên gia pháp lý Nhật Bản còn nêu lên một loại hoạt động cũng dễ gây ra thiệt hại cho người dân là hoạt động tiêm chủng quốc gia. Khi Nhà nước thực hiện Chương trình tiêm chủng quốc gia cho trẻ em thì mọi hành vi của Nhà nước đều được thực hiện đúng pháp luật, từ việc cung cấp thuốc đúng chủng loại, chất lượng đến việc tiêm đúng liều lượng v.v.. mà vẫn gây ảnh hưởng đến sức khỏe thậm chí tính mạng của một số em bé thì ở đây là trách nhiệm đền bù, vì Nhà nước hoàn toàn chẳng làm gì sai trái cả. Vấn đề là ở chỗ vì một nguyên nhân nào đó mà em bé đó vẫn bị ảnh hưởng về sức khỏe hay tính mạng [33, tr. 8]. Đây là vấn đề rất quan trọng vì nó có liên quan đến ngân sách của Nhà nước vì nếu mở rộng phạm vi được bồi thường thì ngân sách nhà nước sẽ phải gánh chịu thêm nhiều khoản chi; mặt khác nó còn thể hiện được vai trò của Nhà nước đối với những thiệt hại của các cá nhân, tổ chức chịu thiệt hại từ những hành vi của Nhà nước cho dù hành vi đó là đúng pháp luật hay trái pháp luật.
Trong pháp luật dân sự, thông thường một chủ thể chỉ phải chịu trách nhiệm bồi thường khi hành vi gây thiệt hại của mình là hành vi trái pháp luật. Tuy nhiên, trong quan hệ bồi thường nhà nước thì nếu áp dụng tương tự như vậy thì bên bị thiệt hại sẽ rất thiệt thòi. Đứng ở vị trí là cá nhân, tổ chức bị thiệt hại từ những hoạt động của Nhà nước thì chắc chắn là họ luôn mong muốn mình sẽ được Nhà nước bồi thường cho mọi thiệt hại của mình mà không cần biết thiệt hại của mình là do hành vi trái pháp luật hay đúng luật gây ra. Đứng ở vị trí là Nhà nước - chủ thể hoạt động luôn vì lợi ích chung của xã hội thì việc bồi thường cho mọi thiệt hại của cá nhân, tổ chức gây ra bởi hành vi của mình là hoàn toàn hợp lý và cần thiết. Đây là một hạn chế rất lớn trong pháp luật hiện hành của Việt Nam, điển hình là Nghị quyết số 388 về bồi thường thiệt hại cho người bị oan do người có thẩm quyền trong hoạt động tố tụng hình sự gây ra. Nghị quyết này đã không có sự phân biệt rạch ròi giữa hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và hành vi đúng luật nhưng xét về hậu quả vẫn gây thiệt hại cho người dân để xác định những cơ chế điều chỉnh khác nhau cho phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Điều này đã gây nên một thực trạng đáng báo động trong hiệu quả hoạt động của các cơ quan tiến hành tố tụng hiện nay là e ngại làm oan, sợ trách nhiệm và giảm sút tinh thần đấu tranh, phòng chống tội phạm [38, tr. 9].
Như vậy, xét một cách toàn diện từ việc bảo đảm quyền, lợi ích cho người bị thiệt hại đến vai trò quan trọng của Nhà nước đối với lợi ích chung của toàn xã hội thì xác định tính trái pháp luật đối với việc gây thiệt hại của Nhà nước cần hiểu theo nghĩa rộng, bao gồm: hành vi trái pháp luật gây thiệt hại và hành vi đúng luật nhưng xét về hậu quả là trái pháp luật - vẫn gây ra thiệt hại.
đ) Yếu tố "công vụ" trong quan hệ về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nhà nước
Chế định pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại của Nh...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top