babylovemimy

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Thứ tư, giá của sản phẩm cạnh tranh trực tiếp với cá nheo nuôi là thịt gà giảm mạnh do giá thức ăn giảm và sản lượng tăng. Giá thịt gà trung bình năm 2001 là 33 cent/1 pound, giảm 6cent/pound so với giá trung bình các năm 1993 đến 1998 và giảm 1 cent so với giá trung bình các tháng đầu năm nay. Do đó, để cạnh tranh đợc với mặt hàng này, giá cá nheo buộc phải giảm, nếu không, sản lợng cá tiêu thụ trên thị trờng Mỹ chắc chắn sẽ giảm sút.

Như vậy có thể kết luận rằng, việc tăng nhập khẩu cá da trơn Việt Nam không phải là nguyên nhân giảm giá bán và lợng tiêu thụ sản phẩm cá nheo nuôi nội địa của Mỹ. Trên thực tế, sản lợng cá da trơn Việt Nam nhập khẩu vào thị trờng Mỹ chỉ chiếm một tỉ trọng nhỏ. Giá giảm chỉ là một hiện tợng kinh tế, là diễn biễn bình thờng theo chu kì phát triển, do các nguyên nhân của sản xuất và tiêu thụ của chính thị trờng Mỹ gây ra.


II. Những định hướng nhằm xây dựng và giải quyết vấn đề thương hiệu cho cá basa

1. Thống nhất tên gọi cho cá tra, basa

Trong tháng 1/2002, sau khi xảy ra cuộc tranh chấp thương mại Việt-Mỹ đầu tiên về cá da trơn, để giữ vững thị trường, Hiệp hội chết biến và Xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam và thay mặt các thành viên Câu lạc bộ Sản xuất và Xuất khẩu cá tra, cá basa đã họp bàn và quyết định thống nhất tên gọi thương mại cho cá da trơn Việt Nam là basa. Lô hàng 100 tấn cá da trơn mang tên Basa đã được xuất khẩu sang Mỹ. Tuy nhiên để cạnh tranh thành công trên thị trường Mỹ, các nhà chế biến cá basa, cá tra Việt Nam cần có một chiến lược tiếp thị và xây dựng thương hiệu có bài bản.

2. Duy trì và phát triển thương hiệu cá basa

Thứ nhất, thiết lập một biểu tượng, khẩu hiệu đi kèm với tên gọi basa, bởi biểu tượng là một tín hiệu mang tính điển hình hoá cao, có quy cách chặt che, cô đọng được cấu tạo bằng chữ, kí hiệu, hình ảnh có cấu trúc nghiêm ngặt. Ví dụ, biểu tương ngôi sao ba cánh của Mercedes. Xây dựng cho cá basa một biểu tượng điển hình, để khi nhìn vào đó người tiêu dùng có thể nghĩ ngay tới tên gọi của basa, đồng thời liên tưởng tới chất lượng ngon của cá.

Đôi khi để làm mạnh thêm ảnh hưởng của thương hiệu trong nhận thức của khách hàng, hỗ trợ cho chiến lược định vị của nhãn, doanh nghiệp thường bổ sung khẩu hiệu gắn với nhãn. Tính pháp lý trong khẩu hiểu của mỗi nhãn thường yếu hơn so với tên gọi và biểu tượng của thương hiệu. VD



Thương hiệu Khẩu hiệu
Vinamilk
Unilever
AT&T
Dream
Microsoft Sức khoẻ và trí tuệ
Phục vụ thế giới người tiêu dùng
Sựa lựa chọn đúng đắn
Không ngừng mơ ước
Chúng tui nỗ lực hơn nữa

Do vậy, việc có một khẩu hiệu hợp lí đi kẻm cùng với tên gọi, biểu tượng cho basa sẽ là một đặc trưng riêng cho sản phẩm này.

Thứ hai, khuyến khích gia tăng việc sử dụng sản phẩm

Thông qua những hoạt động tuyên truyền, khích sử dụng, hướng dẫn sử dụng chi tiết sản phẩm, làm cho việc sử dụng và quá trình mua sắm, tìm kiếm sản phẩm dễ dàng hơn, tăng cường các hoạt động khuyến mại, quảng cáo nhằm nhắc nhở khách hàng sử dụng sản phẩm.

Tăng sản lượng ngày càng nhiều để thay thế cho các loại cá thịt trắng khác gía cao hơn cá Basa Việt Nam tại thị trưòng Mỹ và chấp nhận lợi nhuận thấp. Phương pháp này chỉ yêu cầu một chiến lược tiếp thị tối thiểu với chi phí tiếp thị rất ít nhưng nếu sản lượng tiếp tục gia tăng thì gía sẽ xuống dưới mức giá thành sản xuất là điều không thể tránh khỏi.

Thứ ba, doanh nghiệp có thể tiến hành những cuộc nghiên cứu hành vi người tiêu dùng, các hoạt động của phòng nghiên cứu và phát triển, qua các chuyên gia tư vấn...để có thể khám phá những công dụng mới của cá basa.

Thứ tư, các doanh nghiệp cần nỗ lực hợp tác bán hàng có tổ chức chặt chẽ, lợi nhuận có thể sẽ đạt được cao hơn với những nỗ lực tiếp thị chung được phối hợp tốt bởi các nhà chế biến cá basa Việt Nam. Họ cần giới thiệu, hướng dẫn người tiêu dùng Mỹ bằng nhiều phương tiện với những chiến dịch tiếp nối nhau, liên hệ, trao đổi tốt hơn vói nhà Nhập khẩu, nhà phân phối tại Mỹ và tất nhiên là phải tốn tiền. Việc xây dựng thương hiệu tốt và chất lượng sản phẩm ổn định sẽ cải thiện khả năng tiếp thị và bán được giá ngày càng cao hơn, thí dụ giá cá tuyết (cod-fish) của Iceland đang bán tại Mỹ cao hơn 0.5USD/pound so với cá tuyết nhập khẩu từ các nước khác chính là nhờ thương hiệu và chất lượng ổn định. Các nhà xuất khẩu Việt Nam cần hợp tác bán hàng vào Mỹ có tổ chức, cùng nhau đóng tiền lập ra một quỹ tiếp thị chung, mở văn phòng thay mặt tại Mỹ. Văn phòng này sẽ nhập khẩu trực tiếp từ Việt Nam và tiến đến có thể đáp ứng được yêu cầu của các khách hàng lớn hơn tại Mỹ và cung cấp với sản lượng lớn “ngay lập tức” ngay tại thị trường Mỹ. Những điều này sẽ giảm cạnh tranh trong bán hàng, không bán phá giá lẫn nhau và sẽ tạo ra mức giá cao hơn, lợi nhuận tốt hơn.

Thứ năm, nếu chúng ta chỉ dựa vào thị trường Mỹ, mức độ rủi ro gặp phải sẽ rất cao. Do vậy, cần mở thêm thị trường mới.

III. Những giải pháp cho sản phẩm Việt Nam với luật chống phá giá của Mỹ

1. Đối với chính phủ Việt Nam

Chính phủ nên nhanh chóng ban hành luật chống phá giá của Việt Nam để khi các doanh nghiệp nước ngoài xuất khẩu hàng hoá vào thị trường Việt Nam có dấu hiệu bán phá giá, làm nguy hại đến thị trường nội bộ.

Hỗ trợ các doanh nghiệp Việt Nam trong cuộc chiến chống bán phá giá bằng nhiều bịện pháp, đặc biệt là thông qua Bộ thương mại và Bộ ngoại giao.

2. Đối với hiệp hội cá da trơn Việt Nam

Tăng cường mối quan hệ với nước ngoài để có thể mở rộng thị trường tiêu thụ. để làm được điều này một cách có hiệu quả, phải liên hệ với các cơ quan thay mặt của ta ở nước ngoài thông qua Đại sứ quán, đặc biệt là các tham tán thương mại.

Thường xuyên tổ chức các cuộc hội thảo chuyên đề về cá da trơn cho các doanh nghiệp sản xuất mặt hàng này, để từ đó nêu ra được những ý kiến đóng góp, hỗ trợ, bổ sung lẫn nhau, rút ra được kinh nghiệm cho từng doanh nghiệp cụ thể.

3. Đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Chúng ta cũng nhận thấy rằng, việc các doanh nghiệp Việt Nam thường thua thiệt khi xuất khẩu hàng hoá ra nước ngoài là do họ còn thiếu hiểu biết về luật thương mại quốc tê. Do vậy, các doanh nghiệp cần nắm vững luạt pháp, hiểu biết về lực lượng kinh tế, chính trị tác động đến thị trường tiêu thụ.

Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu trữ tài liệu một cách khoa học để có thể đưa ra lời giải đáp nhanh nhất khi bị kiện chống phá giá. Chất lượng đối với sản phẩm có một ý nghĩa sống còn đối với các doanh nghiệp, do đó phải thường xuyên liên hệ với các cơ quan y tế có thẩm quyền để xác định sản phẩm mình làm ra có đạt tiêu chuẩn tốt hay không. Họ phải thường xuyên liên lạc mật thiết với hiệp hội doanh nghiệp để cập nhật thông tin, có như vậy mới có thể tồn tại và phát triển.

Việc cải tiến kỹ thuật phải được thường xuyên nghiên cứu, có như vậy, doanh nghiệp mới không bị lạc hậu, mới có thể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác.

Kết luận

Như vậy,thương hiệu có những giá trị lợi ích lớn mà không phải bất cứ một yếu tố nào cũng có thể mang lại và cũng không phải bất cứ một sản phẩm nào cũng có thể có được. Nhưng với một nền kinh tế đang trong thời kì phát triển và đổi mới như nước ta hiện nay, không phải bất cứ một doanh nghiệp nào cũng có thể nhận ra điều này. Và việc đánh giá thương hiệu cũng cực kì phức tạp với bản chất vô hình và “tương lai” của nó.

Theo dòng thời gian, vụ “tranh chấp” về thương hiệu đã được phía Việt Nam chủ động một hướng đi đúng đắn. Chúng ta đã thống nhất đặt tên gọi “basa”.

Tuy nhiên, chúng ta cần nỗ lực bằng nhiều cách để duy trì và phát triển thương hiệu basa một cách vững mạnh. Đó là một tiền đề vô cùng quan trọng để sản phẩm cá basa Việt Nam bước chân vào thị trường thể giơí nói chung và thị trường Mỹ nói riêng.

Từ năm 1997 trở lại đây, thương hiệu của một số sản phẩm mà nước ta xuất khẩu ra nước ngoài bị “đánh cắp” có xu hướng tăng lên, điều này đã gây ra cho các doanh nghiệp Việt Nam thiệt hại đáng kể. Song qua đó, các doanh nghiệp của ta cũng đúc rút ra được những kinh nghiệm quý báu để có thể học hỏi, đứng vững hơn trên thương trường quốc tế. Đông thời, nó cũng có ý nghĩa hết sức quan trọng đối với nhà nước ta.

Đề tài nghiên cứu một vấn đề nóng hổi với hi vọng sẽ cung cấp thông tin và bài học bổ ích cho người đọc. Trên thực tế, Bộ Thương mại đã xác định Việt Nam khó có thể thắng trong vụ kiện phá giá này. Các doanh nghiệp sản xuất cá da trơn Việt Nam đang dần tìm kiếm các thị trường mới. Đây là công việc không mấy dễ dàng, đòi hỏi nỗ lực cực lớn của các doanh nghiệp cũng như sự hỗ trợ đáng kể của Nhà nước.

Từ vụ kiện cá Catfish (bây giờ là cá Basa), các doanh nghiệp cũng như các cơ quan hữu quan cần có những đường đi nước bước nhằm tiếp cận và xây dựng vị thế cho các doanh nghiệp Việt Nam trên thị trường Mỹ nói riêng và thị trường quốc tế nói chung.


Mục lục

Lời nói đầu 1
Phần I: Thương hiệu Việt Nam trên thị tr¬uờng quốc tế 3
I. Vai trò của thư¬ơng hiệu trong kinh doanh 3
1. Khái niệm chung về nhãn hiệu, thư¬ơng hiệu sản phẩm 3
2. Tầm quan trọng của nhãn hiệu sản phẩm trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp 3
2.1Những lợi ích đem lại cho doanh nghiệp khi có một thư-ơng hiệu mạnh 3
2.2 Lợi ích của thư¬ơng hiệu mang lại cho ng¬ời tiêu dùng 5
3. Giá trị tài chính của thư¬ơng hiệu 5
4. Quản lý và đánh giá thư¬ơng hiệu 5
II. Thư¬ơng hiệu Việt Nam trên thị trư¬ờng quốc tế 6
1. Những vấn đề chung về thư¬ơng hiệu Việt Nam trên thị trư¬ờng quốc tế 6
2. Quan hệ Việt Nam và Mỹ sau chiến tranh 7
3. Xác định Mỹ là thị tr¬ờng đầy tiềm năng 7
Phần II: Thực trạng kinh doanh cá da trơn Việt nam trên thị tr¬ờng Mỹ 8
I. Tình hình cá basa trên thị trường Mỹ 8
1. Sản phẩm cá tra, basa Việt Nam trên thị tr¬ờng Mỹ 8
2. Th¬ương hiệu của cá da trơn Việt Nam trên thị tr¬ờng Mỹ 9
3. Cuộc chiến Catfish của Việt Nam trên thị tr¬ờng Mỹ 10
4.Những bất cập trong cuộc chiến Catfish 11
II. Luật chống phá giá của Mỹ với sản phẩm cá da trơn Việt 11
1. Vài nét về luật chống phá giá của Mỹ 11
2. Luật chống phá gía của Mỹ đ¬ợc áp dụng đối với cá da trơn của Việt Nam nh¬ư thế nào? 13
III. Những thách thức với Việt Nam khi thị tr¬ờng Mỹ không còn 14
1. ảnh hư¬ởng đối với ng¬ời nông dân nuôi trồng cá tra, basa 14
2. ảnh h¬ởng tới các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu cá 14
3. Phản ứng của Việt Nam và quốc tế 15
3.1 Phản ứng từ phía Việt Nam 15
3.2 Phản ứng của tổ chức Action Aid 16
3.3 Phản ứng của d¬ luận Mỹ 16
PHần III: những vấn đề đặt ra và giải pháp cho cá da trơn việt nam trên thị tr¬ờng Mỹ và thị tr¬ờng quốc tế
I. Việt nam có đủ điều kiện để xây dựng một th¬ơng hiệu mạnh cho cá tra, basa 17
1 Cá Việt Nam rẻ hơn bởi điều kiện thiên nhiên ư¬u đãi 17
2 Cá Việt Nam rẻ hơn bởi giá nhân công rẻ 17
3 Giá thành sản xuất rẻ nên cá Việt Nam bán với giá thấp vẫn có lãi mà không cần bảo hộ 17
4 Những nguyên nhân làm giá cá nheo trên thị trờng Mỹ giảm 18
II. Những định h¬ớng nhằm xây dựng và giải quyết vấn đề th¬ơng hiệu cho cá basa 19
1 Thống nhất tên gọi cho cá tra, basa 19
2 Duy trì và phát triển th¬ơng hiệu cá basa 19
III. Những giải pháp cho sản phẩm Việt Nam với luật chống phá giá của Mỹ 21
1 Đối với chính phủ Việt Nam 21
2 Đối với hiệp hội cá da trơn Việt Nam 21
3 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam 21
Kết luận 22
Lời nói đầu


Đại hội Đảng lần thứ VI đã khẳng định chuyển đổi cơ cấu kinh tế nước ta từ bao cấp sang nền kinh tế thị trường theo định hướng XHCN. Từ đó tới nay, nền kinh tế nước ta đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ mà không ai có thể phủ nhận. Vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế đã và đang được cải thiện một cách rõ rệt. Trên con đường hội nhập và phát triển, Việt Nam có những lợi thế nhất định, nhưng đồng thời cũng gặp phải những khó khăn. Một trong những khó khăn mà gần đây chúng ta đang gặp phải là vấn đề về thương hiệu của hàng hoá nước ta khi xuất ra thị trường nước ngoài bị “đánh cắp”, gây ra những thiệt hại to lớn cho nền kinh tế nước nhà. Nó gây ra sự ngừng trệ sản xuất, thậm chí phá sản cho các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cá tra, cá basa; và gián tiếp ảnh hưởng đời sống của những người dân người dân làm việc trong lĩnh vực này.

Thương hiệu có một vai trò rất quan trọng đối với các doanh nghiệp, sản phẩm của doanh nghiệp có tiêu thụ được hay không là phải nhờ tới thương hiệu của sản phẩm được dánh giá ra sao, nhưng làm thế nào để các doanh nghiệp có được một thương hiệu độc quyền khi hàng hoá của họ xuất khẩu sang nước ngoài? Đó là một câu hỏi mà lời giải đáp của nó đang dần được hé mở, là một dấu hiệu đáng mừng cho các doanh nghiệp nước ta. Giờ đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã phần nào ý thức được sự liên quan mật thiết giữa thương hiệu và việc tiêu thụ sản phẩm. Tuy nhiên vẫn còn muôn vàn khó khăn mà các doanh nghiệp còn gặp phải bởi thực ra thương hiệu đối với họ còn là một khái niệm tương đối mới mẻ mà không phải bất kì một doanh nghiệp nào cũng có thể hiểu được một cách thấu đáo.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Kiến thức, thái độ, thực hành về sức khỏe sinh sản vị thành niên và một số yếu tố liên quan của học sinh trường trung học phổ thông Y dược 0
D sáng kiến kinh nghiệm một số kinh nghiệm dạy trẻ 4 5 tuổi phòng chống hỏa hoạn trong trường mầm non Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Nghiên cứu kiến thức, thái độ, thực hành về các biện pháp tránh thai của sinh viên một số trường Đại học Cao đẳng Y dược 0
D Kiến thức, thực hành về VSATTP và một số yếu tố liên quan của người trực tiếp chế biến tại các cửa hàng ăn Y dược 0
D Tổ chức dạy học một số kiến thức chương “Hạt nhân nguyên tử” Vật lý 12 THPT theo định hướng nghề ngh Luận văn Sư phạm 0
D Sáng kiến kinh nghiệm Hướng dẫn học sinh giải một số bài toán hình học không gian bằng phương pháp v Luận văn Sư phạm 0
D Tổ chức dạy học theo trạm một số kiến thức của chương “chất khí” – Vật lý 10 ban cơ bản ở trường THP Luận văn Sư phạm 0
T Một số ý kiến đóng góp nhằm hoàn thiện công tác kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại Luận văn Kinh tế 2
N Một số ý kiến nhằm hoàn thiện kế toán lưu chuyển hàng hóa ở công ty cổ phần Gas Petrolimex Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top