daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
GIÁM ĐỐC MỚI KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ HÀNH CHÍNH phân tích kĩ

Tình huống
MỘT GIÁM ĐỐC BẢO TÀNG MỚI KHÔNG QUAN TÂM ĐẾN CÁC VẤN ĐỀ HÀNH CHÍNH




Tóm tắt tình huống:

Sau 7 năm làm phó giám đốc bảo tàng, với tài năng của mình, Jean Lause (33 tuổi) được đề bạt làm giám đốc thay cho vị giám đốc cũ đã đến tuổi về hưu. Ngay sau đó, Jean đã tổ chức kỳ thi tuyển dụng vị trí phó giám đốc kéo dài trong 3 tuần song không thành công, ông tiếp tục gửi thông báo tuyển dụng lần hai. Ngay sau đó, để thể hiện mình, Jean dự định tổ chức một cuộc triển lãm chưa từng có ở bảo tàng trước đây với thời gian chuẩn bị là 6 tháng. Ông giao hầu hết mọi việc cho cô thư ký nhanh nhẹn, có trách nhiệm, có kinh nghiệm – Gisele.

Sau 4 tháng, sức khỏe của Gisele suy sụp do quá tải khối lượng công việc, cô không thể tiếp tục đi làm. Lúc này, Jean không thể kiểm soát tình hình công việc. Kết quả là buổi triển lãm đã thất bại.
1. Người ta nghĩ gì về việc đề bạt ông Jean Lause và cách tiếp cận công việc của ông ta?

Người ta nghĩ rằng trong thời gian 7 năm làm phó giám đốc, ông Jean có kinh nghiệm trong nhiều vấn đề chung của tổ chức, từ cách thức làm việc đến vấn đề nhân sự của bảo tàng. Bên cạnh đó, ông Jean là người tiếp cận công việc của ông giám đốc cũ nhiều nhất, cho nên, ông Jean không chỉ thành thạo công việc chính của mình mà còn học hỏi được từ giám đốc cũ nữa. Vì thế, đề bạt ông Jean là thuận tiện nhất, tiết kiệm thời gian đào tạo nhân sự mới.

Công việc chính của ông Jean trước đây là chỉ đạo nghệ thuật, liên hệ nghệ sĩ. Công việc này đòi hỏi ông Jean phải có có khả năng ngoại giao tốt, có mối quan hệ rộng rãi và ông làm rất tốt điều này. Thậm chí Jean còn là người nổi tiếng trong giới nghệ sĩ, tức là có mức độ uy tín cao, được người ta nể trọng, đối với không chỉ nhân viên bảo tàng, mà còn đối với những người biết đến, thậm chí cả với những đối tác trong công việc. Những đặc thù trong công việc liên quan đến công chúng đã giúp Jean nổi bật hơn và tạo ấn tượng mạnh mẽ đối với người khác, cho nên khi nghĩ đến việc bổ nhiệm, người ta nghĩ ngay đến Jean đầu tiên mà không phải người khác.

Không những thế, Jean còn là tác giả của nhiều bài báo, có tài tổ chức hội nghị và thuyết minh triển lãm. Điều này chứng tỏ ông có kiến thức chuyên môn sâu sắc về lĩnh vực nghệ thuật. Mọi người thường nghĩ một cách đơn giản rằng đối với một bảo tàng, vấn đề về nghệ thuật là quan trọng duy nhất. Chỉ cần trưng bày những tác phẩm có giá trị hay có ý nghĩa lịch sử, bảo tàng sẽ tự khắc nhận được sự quan tâm của khách tham quan hay thậm chí những nhà đầu tư. Thực tế, nghệ thuật là vấn đề cốt lõi của một bảo tàng, nhưng không phải tất cả song người ta vẫn yên tâm rằng với kiến thức và tầm nhìn của ông về nghệ thuật, ông sẽ có những phương hướng phát triển tốt nhất cho bảo tàng.


Nói về độ tuổi của Jean – 33 tuổi – khá trẻ với những thành tựu ông đạt được, người ta có thể cho rằng, đây là một ứng cử viên tiềm năng. Đứng ở vị trí giám đốc bảo tàng sẽ là bước đệm để ông phát triển mạnh mẽ và từ đó, ông sẽ đưa bảo tàng phát triển theo, đời sống công nhân viên bảo tàng cũng được nâng cao trong tương lai. Ai cũng mong muốn có cuộc sống tốt đẹp, đầy đủ hơn. Vậy nên khi người ta kì vọng một người không chỉ đem lại lợi ích cho công việc chung, mà còn giúp họ có nguồn thu nhập khấm khá hơn, họ sẽ có xu hướng bổ nhiệm cho người đó. Với Jean, người ta nhìn rõ những điều mà ông đã làm được cho viện bảo tàng và những điều đó tác động thế nào đến lợi ích của cá nhân họ.
Bên cạnh đó, độ tuổi này không phải lớn nhưng cũng không quá trẻ để có thể giữ chức vụ cao trong tổ chức, hơn nữa ông đã có 7 năm kinh nghiệm làm việc tại đây. Cho nên, người ta kì vọng rằng ông có thể gắn bó lâu dài, thậm chí đến tuổi nghỉ hưu như vị giám đốc cũ. Như vậy, giảm thiểu khả năng thay đổi nhân sự, giữ ổn định trong việc vận hành tổ chức.

Nhìn chung, việc đề bạt ông Jean Lause là hoàn toàn có cơ sở và hợp lý. Tuy nhiên, bởi cách nhìn chưa toàn diện, việc bổ nhiệm này vẫn tồn tại một số những quan ngại.

Lãnh đạo là một quá trình liên tục bao gồm các chức năng lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo, ra quyết định, kiểm soát… mà trong đó, lập kế hoạch được coi là nhiệm vụ quan trọng nhất. Vì thế, người lãnh đạo không chỉ cần có chuyên môn mà còn phải có tầm nhìn chiến lược.
Các nhà lãnh đạo cần hội tụ các kĩ năng cần thiết như kĩ năng nhận thức, kĩ năng nhân sự, kĩ năng kỹ thuật mà với mỗi cấp lãnh đạo, yêu cầu về kĩ năng là khác nhau. Đối với nhà quản trị cấp cao như vị trí giám đốc bảo tàng, kĩ năng nhận thức quan trọng hơn kĩ năng kỹ thuật, nói cách khác, khả năng quản trị quan trọng hơn khả năng chuyên môn.
Trong tình huống này, các hoạt động Jean thực hiện trong thời gian làm phó giám đốc là hoạt động tại mảng chính của bảo tàng và các hoạt động cá nhân, chứ không bao quát toàn bộ tổ chức. Trong khi đó, để bảo tàng phát triển không chỉ dựa vào tính nghệ thuật, bởi tổ chức muốn duy trì cần nhân sự, cần marketing, cần cân đối tài chính... Vì thế, ngoài đảm bảo tính nghệ thuật cho bảo tàng, ta chưa thể đảm bảo được ông Jean có thể đảm nhận những mảng khác trong tổ chức hay không. Các tác phẩm nghệ thuật có giá trị lại thường có chi phí không hề rẻ, trong trường hợp nếu Jean không đảm bảo được tài chính, bảo tàng có thể sẽ rơi vào khủng hoảng.
Nói chung, chưa đủ căn cứ để đảm bảo ông Jean có thể điều hành tốt tổ chức, do vậy những khó khăn tiềm tàng là điều không thể phủ nhận.

Lấy dẫn chứng cho điều này, trong cách tiếp cận công việc của Jean, sau khi nhậm chức, Jean đã tổ chức một hoạt động không đem lại hiệu quả - tuyển dụng phó giám đốc. Đây là một quyết định vội vàng, hấp tấp của Jean khi mọi thứ chưa thật sự ổn định. Mặc dù tổ chức thi tuyển là hoàn toàn hợp lý vì nhân sự viện bảo tàng hiện nay không có ai đảm nhiệm được vị trí này. Tuy nhiên, việc thi tuyển vừa kéo dài lại vừa không đem lại kết quả mong đợi. Có thể điều này bắt nguồn từ việc job posting không hiệu quả hay ứng viên không đáp ứng được nhu cầu nhưng rõ ràng, trong công tác tuyển dụng nhân sự, Jean đã bắt đầu bộc lộ những thiếu sót. Có thể Jean đã vô tình áp đặt khuôn mẫu của một phó giám đốc thành công là chính bản thân Jean trước đây và đòi hỏi người ngồi vào vị trí đó phải là người tương tự hay ít nhất như vậy, tuy nhiên để đạt được điều đó thì không phải dễ dàng cho các ứng viên.

Một giám đốc khi tìm kiếm một phó giám đốc – là người song hành và hỗ trợ mình rất nhiều trong tương lai, người giám đốc đó đã phải có những định hướng cho bản thân và tổ chức để có thể đưa ra những yêu cầu phù hợp cho ứng viên. Có thể thực tế, không có ứng viên đạt yêu cầu, nhưng cũng không ngoại trừ khả năng Jean chưa có hướng đi cho tổ chức, đồng nghĩa với việc chưa có sự chuẩn bị kĩ càng cho sự thăng tiến của mình, thế nên yêu cầu công việc đưa ra không phù hợp, không mang tính thực tế, kể cả khi giám đốc cũ đã sắp đến tuổi nghỉ hưu và đã chủ động giao những công việc chủ chốt cho Jean.
Điều đó cũng chứng tỏ, Jean không có nhiều tâm huyết với bảo tàng, mà chỉ tập trung vào bản thân mình. Tất cả những gì Jean quan tâm không phải là trách nhiệm của một giám đốc ở trong tổ chức, mà chỉ quan tâm đến lợi ích mà tổ chức đem đến cho ông – như là một công cụ để ông thể hiện tài năng.

Nắm rõ thế mạnh của mình, Jean dự định tổ chức triển lãm nhưng ông hoàn toàn không quan tâm đến công việc nào khác ngoài việc xin cấp giấy phép và tập hợp các tác phẩm nổi tiếng. Đây không phải cách mà giám đốc cũ làm, càng minh chứng cho việc Jean không chuẩn bị cho việc thăng tiến của mình để bắt đầu học hỏi sớm hơn. Các công việc mà trước đây nhân viên được giám đốc hướng dẫn, chia sẻ thì bây giờ, họ phải tự mình thực hiện. Công việc càng khó khăn với dự định táo bạo, chưa có tiền lệ của vị giám đốc mới. Trong khi đó, giám đốc không theo sát, nắm bắt tình hình và kiểm tra các hoạt động trong quá trình thực hiện, cho nên cũng không có phương án dự phòng kịp thời cho các trường hợp bất ngờ xảy ra, dẫn đến việc trao quyền cho người không đủ năng lực. Cuối cùng, kết quả nhận được hoàn toàn thất vọng: nhân viên làm việc quá sức, rất ít người tham gia buổi triển lãm và họ tỏ ra thất vọng về vị giám đốc mới này.
Rõ ràng, khả năng quản trị của Jean là chưa đủ với vị trí giám đốc. Những kì vọng lúc đầu và những gì ông làm sau khi nhận chức là rất khác nhau. Do đó, khi bổ nhiệm một ví trị quan trọng, cần xem xét ở mức độ tổng thể và kĩ càng hơn.

2. Người ta có thể nói gì về vai trò của cô thư ký Gisele Taymans?

Cô Gisele là một nhân viên nhanh nhẹn, có trách nhiệm, có năng lực chuyên môn rất tốt. Cô đóng vai trò cực kì quan trọng trong tổ chức khi được ví là “bộ nhớ” của bảo tàng, là thành viên chủ chốt, là cánh tay đắc lực của vị giám đốc cũ.
Với kinh nghiệm 16 năm làm việc tại đây, cô luôn nắm rõ thông tin và đảm nhận rất nhiều công việc cùng một lúc cùng với sự trợ giúp của nhân viên đánh máy (dù không đáng kể). Có thể nói, sau vị giám đốc cũ, cô là người hiểu rõ bảo tàng nhất bên cạnh giám đốc Jean.
Vị trí của Gisele là rất khó thay thế. Nếu không có cô, những sự kiện của bảo tàng khó có thể diễn ra suôn sẻ nhất là khi vừa có sự thay đổi nhân sự ở vị trí cao nhất. Vị giám đốc cũ trước đây đã gánh vác rất nhiều công việc cùng cô thì giờ đây, cô phải tự mình thực hiện mọi thứ, khối lượng công việc của cô rất lớn, không thể chỉ 1-2 người mà có thể thay thế được. Vì vậy có thể nói, tổ chức thiếu cô Gisele là
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top