baucats10

New Member

Download miễn phí Đề tài Mô hình hóa các nhân tố tác động tới khoảng cách giữa thành thị và nông thôn Việt Nam trong thời kỳ hội nhập kinh tế





MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG 1: VIỆT NAM VÀ VẤN ĐỀ BẤT BÌNH ĐẲNG 3
1. Thành tựu trong phát triển kinh tế của Việt Nam giai đoạn đổi mới và hội nhập kinh tế thế giới 3
1.1. Giai đoạn 1986-1990: Giai đoạn đầu đổi mới. 3
1.2. Giai đoạn 1991-1996: Đổi mới đạt kết quả quan trọng. 4
1.3. Giai đoạn từ 1996- 2000: Tiếp tục tăng cường đổi mới. 7
1.4. Giai đoạn 2001-2005 8
1.5. Giai đoạn 2006-nay: 11
2. Bất bình đẳng của Việt Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế giới 13
2.1 Tổng quan về bất bình đẳng 13
2.2 Bất bình đẳng vùng 14
2.3 Tác động của quá trình hội nhập kinh tế tới bất bình đẳng Việt Nam 16
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN CÁC MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU BẤT BÌNH ĐẲNG 24
1. Các nghiên cứu về bất bình đẳng 24
2. Các nghiên cứu đánh giá tác động của hội nhập kinh tế. 29
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH HÓA CÁC NHÂN TỐ TÁC ĐỘNG TỚI BẤT BÌNH ĐẲNG GIỮA THÀNH THỊ NÔNG THÔN VIỆT NAM TRONG QUÁ TRÌNH HỘI NHẬP: LÝ THUYẾT VÀ KẾT QUẢ 33
1. Mô hình hóa tác động của các nhân tố tới bất bình đẳng ở thành thị và nông thôn Việt Nam 33
1.1. Giới thiệu mô hình hồi quy phân vị 33
1.2. Xây dựng mô hình và các giả định ban đầu 34
1.2.1. Xây dựng mô hình 34
1.2.2. Các nhận định lý thuyết 36
1.3. Mô tả số liệu 37
2. Tổng quan khoảng cách chi tiêu thành thị nông thôn. 45
3. Phân tích kết quả hồi quy 50
3.1. Hệ số hồi quy 51
3.2. Nội hàm của sự khác biệt thành thị và nông thôn 64
Chương 4: ĐỀ XUẤT CHÍNH SÁCH 67
1. Phương hướng nhằm làm giảm khoảng cách giữa thành thị và nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 67
1.1. Nhóm chính sách liên quan đến đặc điểm hộ gia đình 67
1.2. Nhóm chính sách liên quan đến môi trường vĩ mô 69
2. Giải pháp thực hiện làm giảm bất bình đẳng giữa thành thị và nông thôn trong giai đoạn hiện nay. 70
2.1. Nhóm giải pháp liên quan đến đặc điểm hộ gia đình 70
2.2. Nhóm giải pháp liên quan đến môi trường vĩ mô 72
2.2.1 Giải pháp thúc đẩy đầu tư cơ sở hạ tầng ở khu vực nông thôn 72
2.2.2 Giải pháp thúc đẩy đô thị hóa hợp lý ở nông thôn 73
2.2.3 Giải pháp di dân 74
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 82
PHỤ LỤC 84
 
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


(iii) OLS rất nhạy cảm với các giá trị ngoại lai và không theo chuỗi xu thế có thể làm sai lệch kết quả đáng kể. Bằng hồi quy phân vị nếu số liệu phân tán, ước lượng hồi quy trung vị có thể hiệu quả hơn ước lượng hồi quy trung bình.
Trong báo cáo này chúng tui nghiên cứu về khoảng cách chi tiêu thực tế là tương đương với bất bình đẳng thành thị - nông thôn ở Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế. Tập chung chủ yếu đến sự khác biệt trong phân phối phúc lợi, được tính bằng tiêu dùng thực tế bình quân đầu người trong hộ gia đình (RPCE) giữa hai khu vực thành thị và nông thôn. Chúng tui sử dụng kỹ thuật phân tích vi phân hồi quy phân vị để giải thích sự khác biệt trong phân phối của hộ gia đình điển hình giữa hai khu vực. Sử dụng số liệu của VLSS (Vietnam Living Standards Surveys) để tiến hành phân tích cho năm 2006 và 2008
Xây dựng mô hình và các giả định ban đầu
Xây dựng mô hình
Chúng tui sử dụng dữ liệu mức sống tiêu chuẩn ở Việt Nam (VLSS) từ năm 2006 – 2008 để nghiên cứu bất bình đẳng giữa thành thị - nông thôn ở Việt Nam. Đơn vị đo lường chính là tiêu dùng thực tế đầu người của hộ gia đình (RPCE). Chúng tui lựa chọn biến phụ thuộc là logarit cơ số tự nhiên của Chi tiêu thực tế bình quân hộ gia đình (log e RPCE) ký hiệu là logRPCE. Áp dụng phương pháp phân tích hồi quy phân vị để đánh giá sự khác biệt của log RPCE giữa thành thị và nông thôn Việt Nam trong những năm hội nhập. Chúng tui đưa ra giả định chi tiêu của hộ gia đình tỷ lệ thuận với thu nhập của họ. Khi thu nhập hộ gia đình tăng lên đồng nghĩa với việc chi tiêu bình quân của họ cũng tăng lên tương ứng.
Trong phần này chúng tui sẽ miêu tả các biến sử dụng trong mô hình và mối quan hệ giữa chúng khác nhau như thế nào ở khu vực nông thôn và thành thị. Chúng tui ước lượng mô hình sau với bộ số liệu thành thị và nông thôn riêng biệt để đánh giá các nhân tố ảnh hưởng mức chi tiêu các hộ gia đình ở từng khu vực. Những kết quả này là cơ sở để đánh giá mức chênh lệch ảnh hưởng của các nhân tố trên giữa thành thị và nông thôn:
Qθ [ logRPCE/ X] = β0 + Xi /U (1)
Trong mô hình (1) này :
Qθ [ logRPCE/ X] là logRPCE ở phân vị thứ θ trong điều kiện X. Phân vị là một giá trị tương ứng với một tỷ lệ cụ thể của một mẫu được sắp xếp của một tổng thể. Ví dụ, một phân vị rất hay được sử dụng là giá trị trung vị, bằng tỷ lệ 0,5 của số liệu được sắp xếp. Nó tương ứng với phân vị có xác suất xảy ra bằng 0,5. Phân vị 0,5 này đánh dấu ranh giới của hai phần bằng nhau của hai tập hợp con liên tục của tổng thể. Chúng tui sử dụng các phân vị 5, 25, 50 , 75 và 95 trong phân tích hồi quy để có được sự so sánh chính xác khoảng cách chênh lệch 5% phân vị giữa thành thị và nông thôn Việt Nam.
Ui là biến giả thành thị và nông thôn với U=1 là hộ ở thành thị, U=0 nếu hộ ở nông thôn.
Xi là ma trận hệ số của những biến giải thích cho biến phụ thuộc logRPCE, bao gồm cả các biến thuộc về đặc tính của hộ gia đình như kích thước hộ , tình trạng hôn nhân, tuổi, học vấn, nghề nghiệp, kinh nghiệm … và các biến đặc trưng cho quá trình hội nhập kinh tế. Chúng tui sẽ giới thiệu chi tiết trong phần mô tả số liệu dưới đây.
Các nhận định lý thuyết
Chúng tui đề xuất những giả định ban đầu cho các biến giải thích sau nhằm mô tả các nhân tố tác động tới bất bình đẳng thành thị nông thôn tại Việt Nam:
Biến giáo dục (edu): Đây là một biến quan trọng để xác định tiêu dùng hộ gia đình. Nếu những yếu tố khác là giống nhau thì hộ gia đình nào có trình độ và được đào tạo cao hơn sẽ có mức thu nhập cũng như chi tiêu cao hơn so với hộ gia đình khác. Chúng tui cho rằng với mức độ giáo dục có ảnh hưởng khác nhau đối với từng nhóm dân cư. Theo như nhiều phân tích đánh giá, nhóm người giàu sẽ được lợi nhiều hơn nếu gia tăng được mức độ giáo dục của mình.
Dân tộc (ethn): Xét đến khu vực nông thôn, chúng tui cho rằng chi tiêu của hộ gia đình dân tộc thiểu số sẽ thấp hơn so với chi tiêu của những hộ gia đình dân tộc kinh. Tuy nhiên, đối với thành thị, vấn đề dân tộc dường như không ảnh hưởng lắm tới chi tiêu của các hộ gia đình.
Cơ cấu hộ gia đình: bao gồm những biến về giới tính, tình trạng hôn nhân, tỷ lệ người đi làm/ không đi làm. Đây là những biến thuộc về đặc điểm hộ gia đình vì vậy có ảnh hưởng tới chi tiêu của hộ gia đình đó.
Ngành nghề: Mỗi ngành nghề có thể tạo ra thu nhập khác nhau vì vậy quyết định tiêu dùng của hộ gia đình. Chúng tui cho rằng những hộ gia đình ở thành thị thường tham gia vào ngành phi nông nghiệp và thu nhập của họ cũng cao hơn so với những hộ gia đình làm nông nghiệp khác ở nông thôn
Khu vực : Chúng tui nghiên cứu trên 8 vùng miền của cả nước để thấy sự chênh lệch về mức sống ở các vùng miền khác nhau của cả khu vực nông thôn và thành thị.
FDI/GDP: Là biến đầu tư nước ngoài, gia tăng đầu tư nước ngoài sẽ làm gia tăng thu nhập cho người dân cũng như gia tăng tiêu dùng. Chúng tui cho rằng FDI/GDP phản ánh cơ cấu đầu tư nước ngoài ở vùng đó.
Độ mở nền kinh tế
Những nghiên cứu trước chỉ ra rằng độ mở trong thương mại góp phần làm suy giảm bất bình đẳng thành thị và nông thôn. Toàn cầu hóa làm giảm bất bình đẳng thu nhập. Độ mở của nền kinh tế có mối quan hệ với bất bình đẳng, với khoảng cách giữa thành thị và nông thôn
EXP(k,t) là kim ngạch xuất khẩu của thành phố k ở năm t
Công thức tính độ mở:
OPEN(k,t) = EXP(k, t)/GDP(k, t).
Mô tả số liệu
Để đánh giá mức sống phục vụ hoạch định chính sách và lập kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Tổng cục Thống kê (TCTK) đã tiến hành nhiều cuộc điều tra mức sống hộ gia đình. Đặc biệt từ năm 2002 đến 2010, TCTK tiến hành Khảo sát mức sống hộ gia đình (KSMS) Việt Nam 2 năm một lần vào những năm chẵn nhằm theo dõi và giám sát một cách có hệ thống mức sống các tầng lớp dân cư Việt Nam; giám sát, đánh giá việc thực hiện Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo; góp phần đánh giá kết quả thực hiện các Mục tiêu phát triển thiên niên kỷ và các Mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam.
Chúng tui sử dụng bộ số liệu khảo sát mức sống tiêu chuẩn người Việt Nam của VLSS (Vietnam Living Standards Surveys) năm 2006 và 2008. Đây là những cuộc khảo sát toàn quốc được tiến hành bởi Tổng cục thống kê với sự hỗ trợ kỹ thuật từ Ngân hàng Thế giới và UNDP. Nghiên cứu dựa trên dàn mẫu gồm 2 danh sách: danh sách các hộ gia đình và danh sách các thành viên trong hộ gia đình (Bao gồm chủ hộ và các thành viên) của cả nước kèm theo số liệu của các biến có ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp đến mức sống của người Việt Nam trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế được lấy từ Tổng cục thống kê, mẫu của Khảo sát mức sống dân cư Việt Nam được chọn độc lập theo hai khu vực Thành thị và Nông thôn, và được phân tách thành 8 vùng kinh tế. Mẫu bao gồm 9189 hộ gia đình và 39071 thành viên trong VLSS 2006 và 9189 hộ gia đình trong năm 2008 (Năm 2008 chúng tui chỉ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phát triển năng lực mô hình hóa toán học cho học sinh trong dạy học đại số lớp 7 Luận văn Sư phạm 0
D Dạy học giải bài toán bằng cách lập phương trình, hệ phương trình ở trường trung học cơ sở theo phương pháp mô hình hóa Luận văn Sư phạm 0
H Chuẩn hóa mô hình cơ sở dữ liệu quan hệ dựa trên tính tương tự Luận văn Kinh tế 0
G Xây dựng mô hình chứng khoán hóa các khoản nợ trong quá trình tái cơ cấu và lành mạnh hóa tài chính Luận văn Kinh tế 0
D Mô hình hóa môi trường - Lời giải các bài tập Khoa học kỹ thuật 0
T Nghiên cứu tác động của tham số hóa đối lưu đối với dự báo mưa lớn khu vực Bắc Bộ bằng mô hình HRM Luận văn Sư phạm 2
N Thiết kế và mô hình hóa bus truyền thông tốc độ cao dùng cho các hệ thống trên vi mạch Luận văn Sư phạm 0
D Mã hóa tiếng nói,các mô hình,các chuẩn mã hóa tiếng nói trong truyền thông đa phương tiện ( ví dụ tr Công nghệ thông tin 1
P Quá trình đổi mới mô hình hợp tác trong nông nghiệp, nông thôn Thanh Hóa ( 1986 - 2010 ) Lịch sử Việt Nam 0
D Hướng dẫn sử dụng Midas/Civil trong mô hình hóa cầu Phần mềm kế toán, tài chính 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top