quoctoan_ptit

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Phần I: Tổng quan về hệ thống truyền hình
Chương I: hệ thống truyền hình

I/ Khái niệm chung về truyền hình
Truyền hình như tên gọi của nó là một hệ thống biến đổi hình ảnh và âm thanh kèm theo thành tín hiệu điện truyền đến máy thu - nơi thực hiện biến đổi tín hiệu này thành dạng ban đầu và hiển thị lên màn hình dưới dạng hình ảnh. Truyền hình dựa trên đặc điểm cảm nhận ánh sáng của mắt người để truyền đi thông tin cần thiết. ánh sáng là các bức xạ điện từ có bước sóng nằm trong khoảng từ 380 nm đến 780 nm. Thông tin nhìn thấy của vật được mắt người cảm nhận phụ thuộc tính chất phản xạ của vật. Như chúng ta biết, một vật thể khi được rọi nóng bằng một nguồn sáng, một phần ánh sáng sẽ bị phản xạ. Cường độ và thành phần phổ của tia sáng phản xạ phản ánh tính chất phản xạ, chúng xác định độ chói và mầu của vật. Hệ thống truyền hình thực hiện xử lý tín hiệu mang thông tin về độ chói và mầu của vật. Sơ đồ hệ thống truyền hình được mô tả trên hình 1.1:

Hình 1.1: Sơ đồ khối hệ thống truyền hình
Các thông tin về hình ảnh được biến đổi thành tín hiệu điện thông qua quá trình quét do camera thực hiện sau đó được truyền qua đường truyền và được gọi là truyền dẫn. Khi thông tin về hình ảnh được biến đổi dưới dạng tín hiệu điện và truyền trong không gian. Tới đầu thu tại đây người ta tái tạo lại các hình ảnh đơn sắc hay ảnh mầu trên ống đèn hình sau khi đã thực hiện đồng bộ giữa đầu thu và đầu phát. Tín hiệu Bộ chuyển đổi ảnh quang được chuyển đổi thành tín hiệu điện, người ta chia nhỏ thực hiện chia nhỏ ảnh cần truyền thành nhiều phần, sau đó thực hiện quét ảnh đó từ trên xuống dưới, từ trái qua phải. Quá trình truyền được thực hiện:
Bên phát Bên thu
1 2 3 4 Phần tử ảnh 1 2 3 4 Điểm ảnh
5 6 7 8 5 6 7 8
9 10 .. .. 9 10 .. ..
.. .. .. .. .. .. .. ..
.. .. .. .. .. .. .. ..

Hình 1.2
Từ ảnh 1,2,3,4 ... và được gọi là quá trình quét lần lượt yêu cầu khi thanh quét ở bên phát nằm tại điểm ảnh số 6 thì ở bên thu cũng nằm ở vị trí số 6. Công việc này được thực hiện nhờ sự đồng bộ giữa bên phát và bên thu gọi là xung đồng bộ. Trong điện ảnh người ta thực hiện theo phương pháp trên nhưng khi truyền 24 ảnh/s người ta nhận thấy có ánh sáng vẫn bị chớp gây khó chịu cho người xem, chính vì vậy thay vì chiếu 1 ảnh liên tục trong thời gian 1/24 giây, người ta chiếu ảnh đó làm 2 lần, mỗi lần 1/48 giây. Đối với truyền hình để tránh hiện tượng bị rung, trôi, lắc hay có vết đen trôi trên màn ảnh người ta truyền 25 ảnh/s và sử dụng phương pháp quét xen kẽ có nghĩa là chia ảnh đó thành các dòng chẵn và các dòng lẻ. Theo hệ thống OIRT và CCIR mỗi giây truyền đi 50 mành trong đó có 25 mành chẵn và 25 mành lẻ hình thành 25 ảnh.
Quá trình chuyển đổi tín hiệu ảnh thành tín hiệu điện bằng phương pháp quét như trên đã thực hiện được chuyển đổi các điểm ảnh thực tế phân bố miền không gian thành miền thời gian được đặc trưng bằng các độ sáng tối của ảnh, hay nói cách khác, dòng điện tín hiệu thu nhận được khi quét một ảnh là một chuỗi xung với các hình dạng và biên độ khác nhau tương ứng với từng điểm sáng, dòng tín hiệu này sẽ chứa đựng tín hiệu vùng tần cao ứng với các điểm ảnh có độ sáng lớn nhất (chi tiết đó nhỏ nhất) còn các vùng tần số thấy ứng với độ sáng đồng đều và không đổi.

II/ Hệ thống truyền hình
2.1 Mạng lưới truyền hình
Để thực hiện truyền các chương trình truyền hình trên phạm vi rộng phục vụ đông đảo người xem, thông thường phải thiết lập nhiều trung tâm truyền hình mà giữa chúng có các hệ thống chuyển tiếp, hình thành một mạng lưới truyền hình. Trung tâm truyền hình có nhiệm vụ xây dựng các chương trình truyền hình và truyền các chương trình đó đến với người xem bằng máy phát hình hay các phương tiện khác hay ghi lại các chương trình đó để thực hiện trao đổi. Các trung tâm truyền hình có thể liên hệ với nhau để cùng phát một chương trình truyền hình hay sử dụng một phần chương trình truyền hình của các trung tâm truyền hình khác.
Ngoài các trung tâm truyền hình có khả năng xây dựng chương trình còn có các trung tâm phát lại có nhiệm vụ tiếp nhận các chương trình từ các trung tâm truyền hình khác phát đến để rồi phát đi nhằm phục vụ cho một vùng nhất định bằng các máy phát hình thông thường và để chuyển tiếp các chương trình truyền hình cũng như phân phối chương trình truyền hình trực tiếp đến cho người sử dụng có thể thực hiện qua các hệ
Mục lục
Trang
Lời nói đầu
Phần I: Tổng quan về hệ thống truyền hình 1
Chương I: hệ thống truyền hình 1
I/ Khái niệm chung về truyền hình 1
II/ Hệ thống truyền hình 3
2.1 Mạng lưới truyền hình 3
2.2 Đặc điểm của tín hiệu hình 3
III/ Quá trình truyền dẫn 5
IV/ Dây chuyền sản xuất chương trình truyền hình 6
4.1 Khâu tiền kỳ: 6
4.2 Khâu hậu kỳ: 6
4.3 Khâu phát sóng: 6
V/ Hệ thống truyền hình cáp 6
VI/ Hệ thống thu - phát truyền hình vệ tinh 8
6.1 Những ưu điểm của truyền hình vệ tinh 8
6.2 Nguyên lý làm việc của thiết bị thu - phát vệ tinh 9
Chương II: Các hệ truyền hình mầu 11
I/ Hệ truyền hình mầu NTSC 11
1.1 Đặc điểm của hệ NTSC 11
1.2 Tín hiệu đồng bộ mầu 12
1.3 Phổ của tín hiệu mầu tổng hợp 13
1.4 Mạch mã hóa của hệ NTSC 13
1.5 Mạch giải mã hệ NTSC 14
1.6 Sơ đồ khối máy phát tín hiệu mầu hệ NTSC 15
1.7 Nhược điểm của hệ NTSC 15
II. Hệ truyền hình SECAM 15
2.1 Đặc điểm của hệ SECAM 15
2.2 Tín hiệu đồng bộ 16
2.3 Phổ của tín hiệu mầu tổng hợp 17
2.4 Mạch mã hoá SECAM 17
2.5 Mạch giải mã SECAM 18
2.6 Sơ đồ khối máy phát tín hiệu mầu hệ SECAM 19
III/ Hệ truyền hình mầu hệ PAL 21
3.1 Đặc điểm của hệ PAL 21
3.2 Tín hiệu đồng bộ mầu: 21
3.3 Phổ của tín hiệu mầu tổng hợp 22
3.4 Mạch mã hoá hệ PAL 23
3.5 Mạch giải mã hệ PAL 23
VI/ Phương pháp tạo mầu 25
4.1 Lý thuyết 3 mầu 25
4.2 Các mầu cơ bản 26
4.3 Ba yếu tố xác định một mầu sắc là: 26
4.4 Tách mầu 27
4.5 Trộn mầu 27
4.6 Các phương pháp tạo mầu: 27
4.6.1 Phương pháp trộn quang học 27
4.6.2 Phương pháp trộn không gian 28
4.6.3 Phương pháp trừ 28
Chương III: Máy phát hình tương tự 29
I/ Mở đầu 29
II/ Phân loại máy phát hình 29
III/ Sơ đồ khối máy phát hình 30
3.1 Máy phát hình công suất lớn điều chế trung tần riêng 30
3.1.1 Sơ đồ khối 30
3.1.2 Chức năng các khối 30
3.1.3 Một số đặc điểm của loại máy phát công suất lớn điều chế trung tần riêng 32
3.2 Máy phát hình điều chế ở mức công suất nhỏ điều chế trung tần chung 33
3.2.1 Sơ đồ khối 33
3.2.2 Các khối chức năng 33
3.2.3 Một số đặc điểm của loại máy phát công suất thấp điều chế trung tần chung 35
IV/ Lý thuyết điều chế 36
4.1 Điều chế biên độ (AM) 36
4.1.1 Định nghĩa 36
4.1.2 Các biểu thức AM 36
4.1.3 Dạng sóng điều biên 39
4.1.4 Điều chế sóng mang hình 40
4.1.4.1 Điều chế cực dương AM+ 40
4.1.4.2 Điều chế cực tính âm AM - 40
4.2 Điều chế tần số FM 41
4.2.1 Định nghĩa 41
4.2.2 Nguyên lý FM 41
4.2.3.1 Biên độ của tín hiệu tiếng 42
4.2.3.2 Tần số của tín hiệu âm tần 42
Phần II: máy phát hình mầu 25W linear pal d/k 44
I/ Các đặc điểm chung 44
II/ Sơ đồ khối máy phát hình LINEAR 25W PAL D/K 45
III/ Các khối trong máy phát 46
IV/ Nguyên lý hoạt động 46
V/ Các khối chức năng 46
5.1 Khối điều chế trung tần chung 46
5.1.1 Sơ đồ khối mạch trung tần chung 46
5.1.2 Yêu cầu kỹ thuật 48
5.1.3 Chức năng các khối mạch điều chế trung tần chung 48
5.1.3.1 Phần hình 48
5.1.3.2 Phần tiếng 49
5.1.4 Phân tích mạch điều chế trung tần chung 50
5.2 Khối điều chỉnh hệ số khuyếch đại 53
5.2.1 Sơ đồ mạch AGC 53
5.2.2 Chức năng 55
5.2.3 Phân tích nguyên lý mạch AGC 55
5.3 Khối xử lý tín hiệu trung tần 56
5.4 Khối trộn tần 57
5.4.1 Sơ đồ khối mạch 57
5.4.2 Chức năng nhiệm vụ của mạch trộn tần 57
5.4.2.1 Trộn tần tạo tần số mang hình của kênh phát 57
5.4.2.2 Trộn tần tạo ra tần số cao tần tiếng 58
5.4.3 Phân tích nguyên lý mạch trộn tần 58
5.5 Khối lọc dải thông 59
5.5.1 Sơ đồ mạch lọc dải thông 59
5.5.2 Yêu cầu nhiệm vụ của mạch lọc dải thông 59
5.5.3 Nguyên lý làm việc của mạch lọc dải thông 60
5.6 Khối dao động chủ sóng hình 60
5.6.1 Sơ đồ mạch chủ sóng hình 60
5.6.2 Chức năng khối chủ sóng hình 62
5.6.3 Yêu cầu chỉ tiêu cơ bản của chủ sóng hình 62
5.6.4 Các biện pháp kỹ thuật để đạt chỉ tiêu cho chủ sóng hình 62
5.6.5 Phân tích nguyên lý làm việc của mạch chủ sóng hình 63
5.7 Các mạch tiền khuyếch đại và khuyếch đại công suất 68
5.7.1 Sơ đồ khối 68
5.7.2 Chức năng các khối 68
5.7.2.1 Khối khuyếch đại 1mW và khối 1W. 68
5.7.2.2 Khối khuyếch đại công suất 25 W 68
5.7.3 Phân tích các khối mạch khuyếch đại 69
5.7.3.1 Mạch khuyếch đại 1 mW 69
5.7.3.2 Mạch khuyếch đại 1W 71
5.7.3.3 Mạch khuyếch đại công suất 25W 72
5.8 Khối mạch khống chế 75
5.8.1 Sơ đồ khối mạch khống chế 75
5.8.2 Chức năng 76
5.8.3 Phân tích nguyên lý hoạt động 76
5.9 Khối chỉ thị 78
5.9.1 Sơ đồ khối chỉ thị 78
5.9.2 Yêu cầu kỹ thuật 80
5.9.3 Chức năng các khối 80
5.9.4 Phân tích nguyên lý làm việc 80
5.10 Khối trích đo công suất phản xạ 82
5.11 Anten 82
5.11.1 Chức năng của Anten 82
5.11.2 Anten dải rộng băng III VHF 83
5.12 Dây dẫn cao tần (fiđơ) 83
5.13 Hệ thống làm mát 83
5.13.1 Chức năng 83
5.13.2 Yêu cầu của hệ thống làm mát 83
5.14 Khối nguồn 84
5.14.1 Sơ đồ khối nguồn ổn áp 84
5.14.2 Chức năng nhiệm vụ 85
5.14.3 Yêu cầu kỹ thuật 85
5.14.4 Nguyên lý làm việc 85
5.15 Quy trình khai thác máy phát hình 86
5.15.1 Kiểm tra tổng thể trước khi mở máy: 86
5.15.2 Thực hiện lệnh mở máy và kiểm tra các chế độ của máy trên màn chỉ thị hay đồng hồ chỉ thị 87
5.15.3 Theo dõi xử lý quá trình vận hành 87
5.15.4 Kết thúc buổi phát sóng 87
Kết luận 88
Tài liệu tham khảo 89

Lời nói đầu
Vô tuyến truyền hình là phương tiện thông tin đại chúng đang thịnh hành và ngày càng phát triển do sự tiến bộ vượt bậc của kỹ thuật, công nghệ mới của điện tử tin học.
Kỹ thuật truyền hình phát triển ngày càng không ngừng với chất lượng ngày càng cao, đến nay hầu hết các nước trên thế giới đều có truyền hình mầu.
ở nước ta truyền hình đen trắng đã được phát thí nghiệm năm 1970, truyền hình mầu hệ SECAM năm 1978 và từ năm 1991 phát theo hệ PAL D/K tức là phát mầu hệ PAL kết hợp với hệ đen trắng OIRT. Từ khi có truyền hình qua vệ tinh, hầu hết các tỉnh thành phố đều có máy phát hình công suất lớn, các huyện, hải đảo xa xôi có các trạm phát truyền hình loại công suất nhỏ.
Với sự mong muốn hiểu biết, vận hành các thiết bị phát thanh truyền hình là một yêu cầu bức thiết của sinh viên khoa điện tử viễn thông và là sự ham thích của nhiều người, việc nghiên cứu, khảo sát, thiết kế các mạch điện tử cơ bản ứng dụng trong lĩnh vực phát thanh - truyền hình là thiết thực và có ý nghĩa khoa học.
Đồ án này nghiên cứu những vấn đề liên quan tới việc truyền tín hiệu mang thông tin về hình ảnh và tín hiệu mang thông tin về âm thanh bằng sóng cao tần và được chia làm 2 phần:
Phần I: Tổng quan về hệ thống truyền hình
Phần II: Phân tích Máy phát hình tương tự - Phương pháp vận hành và bảo quản máy phát

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top