phaply_k19

New Member

Download miễn phí Đồ án Mạch chạy chữ hiển thị lên màn hình LCD





Trong những năm gần đây LCD đang ngày càng được sử dụng rộng rãi thay thế dần các đèn Led.
Mô tả các chân, loại 14 chân.
-VCC: cấp nguồn dương
-VSS: cấp nguồn âm
-VEE: điều khiển độ tương phản của LCD
-Chân chọn thanh ghi RS( Register Select)
Có hai thanh ghi rất quan trọng trong LCD, chân RS được dùng để chọn thanh ghi này như sau: Nếu RS =0 thì thanh ghi mà lệnh được chọn để cho phép người dùng gửi một lệnh chẳng hạn như xóa màn hình, đưa con trỏ về đầu dòng Nếu RS=1 thì thanh ghi dữ liệu được chọn cho phép người dùng gửi dữ liệu cần hiển thị trên LCD.
-Chân đọc/ghi (R/W)
Đầu đọc/ghi cho phép người dùng ghi thông tin lên LCD khi R/W=0 hay đọc thông tin từ nó khi R/W=1
-Chân cho phép E (Enable)
Chân cho phép E được sử dụng bởi LCD để chốt thông tin hiện hữu trên chân dữ liệu của nó. Khi dữ liệu được cung cấp đến chân dữ liệu thì một xung mức cao xuống thấp phải được áp đến chân này để LCD chốt dữ liệu trên các chân dữ liệu. Xung này phải rộng tối thiểu là 450 ns.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP
HỌ VÀ TÊN SINH VIÊN: HỒ MINH TUẤN
LỚP: K10-TC-ĐTVT
KHOA: TRUNG CẤP CHUYÊN NGHIỆP
NGÀNH: ĐIỆN TỬ VIỄN THÔNG
ĐỀ TÀI : “MẠCH CHẠY CHỮ HIỂN THỊ LÊN MÀN HÌNH LCD”
A:NỘI DUNG PHẦN BÁO CÁO
Phần I:Cơ Sở Lý Thuyết
Phần II: giới thiệu các linh kiện-Thiết kế và thi công
Phần III: Kết luận và hướng phát triển
I:Giáo Viên Hướng Dẫn: PHAN VĨ PHÚC
II: Ngày nhận đồ án:Ngày….Tháng….Năm 2010
III: Ngày nộp đồ án: Ngày….Tháng….Năm 2010
Thông Qua Khoa Giáo Viên Hướng Dẫn
Ngày…..Tháng……Năm 2010 (ký và ghi rõ họ tên)
Chủ Nhiệm Khoa
(ký và ghi rõ họ tên)
Đà Nẵng,Ngày…..Tháng…..Năm 2010
Chủ Tịch Hội Đồng
Kết Quả Đánh Giá :…………..
Lời Nói Đầu
Trong thời kì công nghiệp hoá ngày càng phát triển của đất nước ta.Và nhu cầu của con người ngày càng được cải thiện và nâng cao.khi đó việc áp dụng nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá vào sản xuất một điều rất cần thiết và là cả một vấn đề để chúng ta quan tâm.
Phải nói rằng nền công nghiệp hoá,hiện đại hoá đã làm con người đỡ vất vả và tạo điều kiện tốt để nước ta thúc đẩy quá trình hội nhập nền kinh tế thế giới.
Trong nền công nghiệp hoá, hiện đại hoá đó thì lĩnh vực tự động hoá xí nghiệp,công nghiệp cũng đóng góp một phần không nhỏ. Ví dụ như:các băng truyền,băng tải, thang máy.....đều áp dụng tự động hoá xí nghiệp để cải tiến và nó đã giúp con người tiết kiệm được sức lao động và có thể thay thế được nhiều công nhân và thuận tiện hơn cho người sử dụng. Các công nghệ đều được điều khiển tự động hóa bằng nhiều phần mềm khác nhau với mục đích chung là giúp con người thuận tiện trong khi làm việc.
Trong đợt thực tập này, sinh viên chúng tui đã tiếp súc được phần nào với các công nghệ tiên tiến từ các linh kiện điện tử đơn giản như :tụ điện,IC,điốt...,đến các thiết bị tự động có chức năng cao như :OMRON, LOGO và các linh khiện cần thiết cho việc lắp giáp các mạch điện tử...từ đó thấy được rằng, ngoài việc học lý thuyết trên lớp thì việc được thực tập để được tiếp cận với các thiết bị cụ thể là rất quan trọng khi nó giúp cho sinh viên có thêm nhận biết một cách trực quan và thực tế hơn rất nhiều.
Thời gian thực tập tuy ngắn nhưng thực sự tui đã có được những kinh nghiệm rất quý báu để làm hành trang cho công việc sau này. tui chân thành Thank sự giúp đỡ tận tình của thầy Phan Vĩ Phúc và các anh chị của công ty tui thực tập đã giành cho tui những bài học quý báu .
Chương 1
Cơ Sở Lý Thuyết
I. GIỚI THIỆU VỀ CÁC HỌ VI XỬ LÝ VÀ CÁC HỌ VI ĐIỀU KHIỂN THÔNG DỤNG
1.1. Lịch sử phát triển của bộ vi xử lý và bộ vi điều khiển.
Sự ra đời và phát triển nhanh chóng của kỹ thuật vi điện tử mà đặc trưng là kỹ thuật vi xử lý đã tạo ra một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của khoa học tính toán, điều khiển và xử lý thông tin.
- Năm 1971, hãng Intel đã cho ra đời bộ vi xử lý (microprocessor) đầu tiên trên thế giới tên gọi là Intel-4004, nhằm đáp ứng nhu cầu cấp thiết của một công ty kinh doanh là hãng truyền thông BUSICOM.
Sau đó các bộ vi xử lý mới liên tục được đưa ra thị trường và ngày càng được phát triển, hoàn thiện hơn trong các thế hệ sau:
- Năm 1971, hãng Intel đưa ra bộ vi xử lý 8 bit đầu tiên với tên Intel-8008.
-Năm 1975, Intel chế tạo bộ vi xử lý 8 bit 8088 và 8085.
Cũng vào khoảng thời gian 1975, một loạt các hãng khác trên thế giới cũng đã giới thiệu các bộ vi xử lý tương tự: 6800 của Motorola với 5000 tranzitor, Signetics 6520, 1801 của RCA, kế đến là 6502 cùa hãng MOS Technology và Z80 của hãng Zilog.
Vào năm 1976 Intel giới thiệu bộ vi điều khiển (microcontroller) 8748, một chip tương tự như các bộ vi xử lý và là chip đầu tiên trong họ vi điều khiển MCS- 48. 8748 là một vi mạch chứa trên 17000 Transistor, bao gồm một CPU, 1K byte EPRAM, 64 byte RAM, 27 chân nhập xuất và một bộ định thời 8 bit.
-Năm 1978 xuất hiện Intel 8086 là loại bộ vi xử lý 16 bit với 29.000 tranzitor, Motorola 68.000 tích hợp 70.000 tranzitor, APX 432 chứa 120.000 tranzitor. Bộ vi xử lý của Hewlet Pakard có khoảng 450.000 tranzitor. Từ năm 1974 đến 1984 số tranzitor tích hợp trong một chip tăng khoảng 100 lần.
- Năm 1983, Intel đưa ra bộ vi xử lý 80268 dùng trong các máy vi tính họ AT ( Advanced Technology). Chip này sử dụng I/O 16 bit, 24 đường địa chỉ và không gian nhớ điạ chỉ thực 16 MB.
- Năm 1987,Intel đưa ra bộ vi xử lý 80386 32-bit.
- Năm 1989 xuất hiện bộ vi xử lý Intel 80486 .
- Năm 1992 đến nay , xuất hiện Intel 80586 còn gọi là Pentium 64 bit chứa 4 triệu tranzitor.
Hiện nay Intel không còn cung cấp các loại vi điều khiển họ MCS-51 nữa, thay vào đó các nhà sản xuất khác như Atmel, Philips/signetics, AMD, Siemens, Matra&Dallas, Semiconductors được cấp phép làm nhà cung cấp thứ hai cho các chip của họ
MCS-51.
Độ phức tạp, sự gọn nhẹ về kích thước và khả năng của các bộ vi điều khiển được tăng thêm một bậc quan trọng vào năm 1980 khi Intel công bố chip 8051, bộ vi điều khiển đầu tiên của họ vi điều khiển MCS-51.
Từ các bộ vi xử lý ban đầu chỉ là các bộ xử lý trung tâm trong một hệ thống, không thể hoạt động nếu thiếu các bộ phận như Ram, ROM, bo mạch chủ… Các hãng đã phát triển các bộ vi xử lý này lên thành các bộ vi điều khiển để phục vụ các mục đích riêng biệt, khác nhau trong công nghiệp.
Một bộ vi điều khiển là một hệ vi xử lý thật sự được tổ chức trong một chip (trong một vỏ IC) bao gồm một bộ vi xử lý (microprocesseor), bộ nhớ chương trình (ROM), bộ nhớ dữ liệu (RAM), tuy không bằng dung lượng RAM ở các máy vi tính nhưng đây không phải là một hạn chế vì các bộ vi điều khiển được thiết kế cho mục đích hoàn toàn khác, ngoài ra trên chip còn có bộ xử lý số học-logic (ALU) cùng với các thanh ghi chức năng, các cổng vào/ra, cơ chế điều khiển ngắt, truyền tin nối tiếp, các bộ định thời.
1.2. Ưu và khuyết điểm của các bộ vi điều khiển.
Các công việc được thực hiện bởi các bộ vi điều khiển thì không mới. Điều mới là các thiết kế hiện thực với ít thành phần hơn so với các thiết kế trước đó. Các thiết kế trước đó đòi hỏi phải vài chục hay vài trăm IC để thực hiện nay chỉ cần một ít thành phần trong đó bao bộ vi điều khiển. Số thành phần được giảm bớt, hiệu quả trực tiếp của tính khả lập trình của các bộ vi điều khiển và độ tích hợp cao trong công nghệ chế tạo vi mạch, thường chuyển thành thời gian phát triển ngắn hơn, giá thành khi sản xuất thấp hơn, công suất tiêu thụ thấp hơn và độ tin cậy cao hơn.
Vấn đề ở đây là tốc độ. Các giải pháp dựa trên bộ vi điều khiển không bao giờ nhanh bằng giải pháp dựa trên các thành phần rời rạc. Những tình huống đòi hỏi phải đáp ứng thật nhanh (cỡ nsec) đối với các sự kiện (thường chiếm thiểu số trong các ứng dụng) sẽ được quản lý tồi khi dựa vào các bộ vi điều khiển.
Tuy nhiên trong vài ứng dụng, đặc biệt là các ứng dụng liên quan đến con người, các khoảng thời gian trễ tính bằng nsec, µsec hay thậm chí msec là không quan trọng. Việc giảm bớt các thành phần là một điều lợi như đã đề cập, các thao t...
 
Top