Fitzwater

New Member
Lý Công Uẩn, người làng Cổ Pháp (Bắc Ninh). Xung quanh ngài có rất nhiều truyền thuyết, không dám lạm bàn. Chỉ xin bàn đến cái việc Nhà Lý dời đô ra Thăng Long.
Lý Thái Tổ được dạy dỗ bởi hai nhà sư: Lý Vạn Hạnh và Lý Khánh Văn (hai anh em ruột). Đây là hai đại tôn sư rất uyên thâm, gồm cả tài đức, đều được phong Quốc sư. Có lẽ trong quá trình nuôi dạy Lý thái tổ, hai vị tôn sư này đã nhìn thấy cái chân mệnh thiên tử của Ngài nên đã có hướng cho một triều đại mới. Bởi vậy mà ngay từ khi còn nhỏ tuổi, Lý đế đã được đào tạo rất công phu kiêm cả văn võ. Cái quá trình chuẩn bị cho ngài lên ngôi đã được sắp đặt rất kỹ càng bằng các biện pháp gây thanh thế trong lòng dân chúng bằng các bài sấm ký, đồng giao, bằng các điềm báo thiên nhiên, chỉ qua một sự việc về cây gạo làng Dương lôi (nơi Lý thái tổ sinh sống khi chưa nhập kinh) bị sét đánh, trong thớ gỗ xuất hiện bài thơ nói rằng Nhà Lý sẽ thay nhà Lê, đã minh chứng cho một sự chuẩn bị rất chu đáo của hai nhà sư Lý Vạn Hạnh và Lý Khánh Văn (cái này thuộc về lịch sử, không bàn nữa). Nhưng đáng chú ý là việc chuẩn bị cho công cuộc dời đô của nhà Lý.

Nhà sư Lý Vạn Hạnh là một người cực giỏi địa lý, ngài đã nghiên cứu rất nhiều về thế đất thành Thăng Long. Lẽ tất nhiên Ngài phải biết cái thế đất ấy muốn dùng được thì phải trấn được Bạch Hổ mới có thể lập kinh đô. Chính vì vậy, sau khi nên ngôi, Nhà Lý đã cho dời đô ra Thăng Long. Trong quá trình xây dựng thành Lý Vạn Hạnh đã tiến hành trấn yểm ở nhiều điểm, nhưng điểm cốt lõi vẫn là nơi mà trước kia Cao Biền đã thất bại – đó chính là Thủy Khẩu.

(Nếu nghiên cứu về địa lý thì ai cũng biết rằng vị trí của Thủy Khẩu quan trọng như thế nào đối với một ngôi đất, nó đóng vai trò như cái yết hầu của con người, bởi vậy việc trấn yểm nếu thực hiện tại vị trí này thì có thể khống chế cả cuộc đất. Nói như vậy nhưng nếu trấn yểm tại Thủy Khẩu là nơi khí tụ trước khi đổ vào minh đường để nuôi dưỡng huyệt mạch thì sẽ vô cùng khó khăn vì nơi ấy khí lực cực mạnh. Một ngôi đất tốt, nhưng nếu thủy khẩu bị chặn lại, nước không đem khí mạch đến được, ắt sẽ sinh họa ngay. Vì thế nên có câu phú “đăng sơn tầm tổ tông, đáo xứ vấn thủy khẩu” đó là điều đầu tiên phải làm).

Việc Lý Vạn Hạnh thực hiện trấn yểm như thế nào, đó là một điều không thể nói. Nhưng chúng ta chỉ cần biết rằng ông đã thành công. Ông đã trị được con sông Tô lịch, khống chế được Bạch Hổ. Từ đó đất Thăng Long đã trở thành đế đô muôn đời cho các triều đại, ngày càng hưng thịnh. Việc làm này của sư Lý Vạn Hạnh được thành công cũng là nhờ thần thiêng sông núi, giúp cho con cháu nước Nam trấn giữ được kinh thành, để mà có được cái thế đất Anh Hùng Vạn Cổ. Đấy là hồn thiêng Đất Việt đã giữ gìn ngôi đất bao đời để trao lại cho cháu con Lạc Việt, mà không cho kẻ ngoại bang xâm phạm.
Quay lại với các sự việc về trận đồ bát quái được tìm thấy, các nhà khảo cổ đã chứng minh rằng các di vật tìm thấy là thuộc đời Lý. Vì vậy, quan điểm cho rằng trận đồ này do Cao Biền lập là không có cơ sở, hẳn nhiên không phải là các di vật này “sau này mới rơi xuống” như một số quan điểm. Nên biết rằng từ khi Cao Biền tiến hành trấn yểm đến đời Lý là khoảng hơn 200 năm – sông lấp sóng bồi, vậy mà sao khi phát hiện, các di vật đều cùng một niên đai, đều cùng một địa tầng – đó là một điều vô lý. Nhưng nếu nó là tác phẩm của Lý Vạn Hạnh thì hoàn toàn có lý, bởi vì như trên đã dẫn, Nhà Lý khi dời đô ra Thăng Long đã xây dựng tòa thành mới mà không dùng thành Long Biên như các thế hệ trước.

(Nói thêm về phần địa lý : Khi phân tích kiểu đất Nam Việt, Có nhiều quan điểm cho rằng Sông Hồng là Thanh Long là chưa đúng. Chúng ta biết rằng Thanh Long hay Bạch Hổ đều là núi, là đất, là nơi ôm giữ khí mạch cho huyệt. Còn sông suối chỉ là huyết mạch, dẫn khí nhập huyệt. Khi long đình nhập huyệt, khí chỉ tại minh đường để từ đó nuôi dưỡng huyệt kết nên khi tầm long tróc mạch phải tìm đến chỗ mà có “long đình, chỉ khí” mới là chân huyệt. Còn riêng thế đất Thăng Long, ta biết rằng Côn lôn sơn là thái tổ sơn, khí mạch xuất phát từ đây, đi xuống phía Nam, qua hai thiếu tổ sơn là Vân Lĩnh, Đan Sơn, đều thuộc tỉnh Vân Nam, sau đó chuyển về Việt Nam, chia ba chi : Quảng Ninh là tả chi, Thăng Long là trung chi, Thanh Nghệ là hữu chi (đất Thanh Nghệ lại chia làm ba tiểu chi nữa), kết tại Thăng long là chính huyệt. Nếu quan sát một cách tổng thể trên bản đồ vệ tinh, ta sẽ nhìn thấy ngay đường đi của mạch, khi qua biên giới, mạch đi rất trực, tiến thẳng xuống phía Nam, kết tại Hà Nội. Mà theo như cụ Tả Ao thì “Mạch thô đi chẳng khép vào, vốn đi một chiều ấy mạch phát dương”. Ta đã biết, mạch có MẠCH ÂM, MẠCH DƯƠNG. Nếu mạch phát âm cơ thì là đất để mộ, nếu mạch phát dương cơ thì là đất làm nhà, làm doanh trại, làm thành phố, hay lớn như Thăng Long là làm kinh đô.

Mô tả về điều này sách viết :
“Tiên vấn tổ tôn giả, tổ giả, đột khởi nhất sơn vi tổ, phân hành thiên chi vạn điệp, như Côn lôn sơn đột khởi vi tổ sơn, thị dã. Tôn giả ly tổ biệt khởi nhất sơn vi tôn, phân hành Đông ngung, Tây lũng, như Vân Lĩnh, Đan sơn giáng Nam, thị dã” – Trước tiên phải hỏi đến tổ tôn, Tổ là một ngọn núi đột khởi lên, rồi phân hành ra ngàn vạn chi nhánh, như núi Côn Lôn một mình cao vọt nên là Tổ sơn. Tôn là mạch tự khi rời Tổ sơn rồi cũng lại cao vọt lên riêng biệt, phân ra Đông ngung, Tây lũng, như núi Vân lĩnh, Đan sơn cao vọt nên rồi đổ xuống phía Nam vậy).

Ai cũng biết có hai công trình thủy điện lớn nhất Đông Nam Á nằm trên sông Đà. Đó là Nhà máy thủy điện Hòa Bình với công suất 1920MW, Thủy điện Sơn La với công suất 2400MW. Xét về mặt địa lý, khí thủy dẫn khí nhập huyệt, thủy cường thì khí thịnh. Nhưng trong địa lý, nếu khí mà quá thịnh thì không tốt. Khí thịnh thì phát nhanh, phát mạnh nhưng hay cương ngạnh và thường không bền. Chính vì vậy trong khoa địa lý có nói :
Đối với sơn : "Nhược kiến Tổ tôn tủng bạt, nhất định tử tôn tranh hùng..." (nếu thấy tổ sơn mà cao vút, sắc nhọn thì nhất định con cháu sẽ tranh hùng). Sở dĩ có điều này là bởi vì nếu Tổ sơn mà cao vút, nhọn sắc tức là khí đã quá thịnh, con cháu đởi sau sẽ tranh hùng, cương ngạnh.
Còn đối với thủy : "Thanh kỳ, khuất khúc vi quý, thô cường, trực trọc vật thủ..." (nước chảy mà trong trẻo, thanh kỳ, đường đi lai khuất khúc quanh co là quý, còn nếu thô mạnh, chảy thẳng, đục thì không nên dùng)....

Trở lại vấn đề khí mạch của thủ đô Hà Nội : Trong ba nhánh sông dẫn khí nhập huyệt của Hả Nội thì dòng sông Đà là cường thịnh nhất, hung dữ nhất. Vì vậy, khi xây dựng hai công trình thủy điện trên sẽ trị thủy sông Đà, làm cho nguồn khí mạch điều hòa, bớt hung hãn và đương nhiên là sẽ tốt hơn trước. Bởi vì hai công trình trên không hề ngăn chặn dòng nước sông Đà, mà chỉ là điều tiết dòng nước sông Đà thôi.
Ngoài ra một nhánh sông nữa là sông Lô, chúng ta sắp có một công trình thủy điện Tuyên Quang, cùng là một điều tốt cho khí mạch của Thủ Đô khi nó được điều hòa hơn, dồi dào hơn và...hiền lành hơn. Và trong tương lai thì dòng sông Gâm cũng sẽ được xây dựng thủy điện....

(nói thêm về khí mạch, cái quý nhất của khí mạch là 3 điểm : chung tụ, nhuyễn nhược và dồi dào. Vì vậy trong các sách địa lý của cụ Tả Ao có nói "Thắt cuống cà, sa đít nhện" hay "Thắt cuống cà phì ra mới kết" Nghĩa là Long lai nếu trước khi nhập huyệt mà thắt lại để khống chế bớt khí mạch cho huyệt, làm cho khí mạch rót từ từ vào huyệt thì rất tốt).
 

baby_dance2912

New Member
Lý Thái Tổ thấy đất Hoa Lư, cố đô của Đại Cồ Việt chật hẹp không có thể mở mang ra làm chỗ đô hội được, bèn định dời đô về thành Đại La (hay La Thành), ngày nay là Hà Nội. Quyết định rời bỏ hẳn một kinh đô từ vùng núi non hiểm trở ra vùng đồng bằng có thể cho thấy bản lĩnh và tầm nhìn của vị hoàng đế khai sáng ra triều Lý và thủ đô Hà Nội của Việt Nam. Trong Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu), Lý Thái Tổ khẳng định làm thế không phải theo ý riêng như các cựu triều Đinh và Tiền Lê, mà để mưu việc lớn, thấy thuận tiện thì thay đổi. Cũng trong Chiếu dời đô, ông còn viết Thăng Long là nơi thắng địa, thực là chỗ tụ hội quan yếu của bốn phương, đúng là nơi thượng đô kinh sư mãi muôn đời. Đại Việt sử ký toàn thư ghi nhận: Bề tui đều nói: "Bệ hạ vì thiên hạ lập kế dài lâu, trên cho nghiệp đế được thịnh vượng lớn lao, dưới cho dân chúng được đông đúc giàu có, điều lợi như thế, ai dám không theo". Vua cả mừng. Tháng 7 năm Thuận Thiên thứ nhất (1010) thì khởi sự dời đô. Khi ra đến La Thành, ông lấy cớ có điềm trông thấy rồng vàng bay lên trời nên đổi tên Đại La thành sang Thăng Long thành, và cải Hoa Lư làm Trường An phủ và Cổ Pháp làm Thiên Đức phủ.
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Thực trạng công tác an toàn vệ sinh lao động, công tác tổ chức quản lý, quy trình công nghệ tại Công ty Gang Thép Thái Nguyên Văn hóa, Xã hội 0
A Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý và điều hành của công ty cp Vinafood I Thái Bình Luận văn Kinh tế 2
K Biện pháp quản lý hoạt động giáo dục đạo đức học sinh trường trung học phổ thông Lý Thái Tổ, Cầu Giấ Luận văn Sư phạm 0
T Đánh giá thực trạng và đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả quản lý, tổ chức du lịch sinh thái tại cá Khoa học Tự nhiên 0
P Sự mất hứng thú học tiếng Anh của học sinh trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh. M.A Thesis Linguistics: Ngoại ngữ 0
T Nghiên cứu thái độ học nói Tiếng Anh của học sinh trường THPT Lý Thái Tổ, Bắc Ninh. M.A Thesis Lingu Ngoại ngữ 0
D Thực trạng công tác quản lý môi trường tại khu công nghiệp Nguyễn Đức Cảnh thành phố Thái Bình Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý vốn đầu tư công trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Quản lý nhà nước về thu hút vốn đầu tư vào các khu công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top