Download Luận văn - Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến 2011

Download Luận văn - Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến 2011 miễn phí





1.1 Giới thiệu
Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng rất quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích mặt nước ngọt gần 121.465 ha (Lê Xuân Sinh, 2008) với nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao, vườn, đồng ruộng và được xem là vùng có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi thủy sản. Hiện nay, nhu cầu phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm càng xanh, đang phát triển mạnh nên nhu cầu về con giống ngày gia tăng.
Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với nghề nuôi tôm càng xanh là vấn đề con giống. Từ lâu, người nuôi vẫn quen sử dụng nguồn giống thu từ tự nhiên, nguồn giống này ngày càng khan hiếm, chất lượng không đảm bảo. Trong khi đó, việc sản xuất giống nhân tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Trong những năm gần đây việc sản xuất tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến đã được áp dụng rộng rải (chiếm 88,5% số trại giống) (Nguyen Thanh Phuong et al., 2006). Tuy nhiên, ương tôm càng xanh theo qui trình trên với căn bản là không có hút cặn đáy bể, không thay nước và không sử dụng hóa chất hay kháng sinh nên hàm lượng đạm và vi khuẩn gây bệnh luôn tăng cao ở cuối chu kỳ ương, ảnh hưởng đến chất lượng nước ương và giảm tỷ lệ sống của ấu trùng. Do đó nâng cao chất lượng tôm giống là vấn đề cần quan tâm. Theo Ohnmar Aung et al., (2008) cho rằng, tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh, thời gian chuyển postlarvae, sự phát triển của postlarvae và chất lượng nước ương sẽ tốt hơn trong tất cả các thử nghiệm với chế phẩm sinh học. Đặng Thị Hoàng Oanh (2005) cho rằng, vi sinh vật hữu ích đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nếu không có vi sinh vật phân hủy hữu cơ thì toàn bộ quá trình chuyển hóa vật chất trong thủy vực sẽ ngừng lại và sự sống sẽ không tồn tại được. Vì vậy, chế phẩm sinh học cần được sử dụng, bổ sung các dòng vi khuẩn có lợi vào bể ương nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước. Ngoài ra, nó có thể làm cho động vật thủy sản khỏe mạnh hơn bằng cách ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh trong cùng một môi trường sống. Tuy nhiên theo Zhou et al., (2009), việc sử dụng các chế phẩm phải đảm bảo đúng liều lượng, đúng chu kỳ và đúng phương pháp.
Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến” được thực hiện.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Việc xác định liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học trong quá trình ương nhằm cải thiện môi trường nước ương, nâng cao tỷ lệ sống và sức tăng trưởng của ấu trùng tôm càng xanh từ đó đưa vào thực tiễn sản xuất góp phần làm cho nghề nuôi tôm càng xanh ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng ngày càng phát triển.
1.3 Nội dung nghiên cứu
- Ảnh hưởng của liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học lên sự biến động các yếu tố môi trường: Nhiệt độ, pH, TAN, N-NO-2, N-NO3-, P-PO43- trong môi trường nước ương tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến.
- Sự biến động mật độ vi khuẩn trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh dưới ảnh hưởng của liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học khác nhau.
- Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên tỷ lệ sống ấu trùng tôm càng xanh giai đoạn PL.
 



++ Ai muốn tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho!

Tóm tắt nội dung:

CHƯƠNG 1

ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Giới thiệu

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) là một trong những đối tượng rất quan trọng trong nghề nuôi trồng và khai thác thủy sản. Vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long (ĐBSCL) có diện tích mặt nước ngọt gần 121.465 ha (Lê Xuân Sinh, 2008) với nhiều sông ngòi, kênh rạch, ao, vườn, đồng ruộng và được xem là vùng có tiềm năng rất lớn cho nghề nuôi thủy sản. Hiện nay, nhu cầu phát triển nguồn lợi thủy sản, đặc biệt là nghề nuôi tôm càng xanh, đang phát triển mạnh nên nhu cầu về con giống ngày gia tăng.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất đối với nghề nuôi tôm càng xanh là vấn đề con giống. Từ lâu, người nuôi vẫn quen sử dụng nguồn giống thu từ tự nhiên, nguồn giống này ngày càng khan hiếm, chất lượng không đảm bảo. Trong khi đó, việc sản xuất giống nhân tạo chưa đáp ứng được nhu cầu của người nuôi. Trong những năm gần đây việc sản xuất tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến đã được áp dụng rộng rải (chiếm 88,5% số trại giống) (Nguyen Thanh Phuong et al., 2006). Tuy nhiên, ương tôm càng xanh theo qui trình trên với căn bản là không có hút cặn đáy bể, không thay nước và không sử dụng hóa chất hay kháng sinh nên hàm lượng đạm và vi khuẩn gây bệnh luôn tăng cao ở cuối chu kỳ ương, ảnh hưởng đến chất lượng nước ương và giảm tỷ lệ sống của ấu trùng. Do đó nâng cao chất lượng tôm giống là vấn đề cần quan tâm. Theo Ohnmar Aung et al., (2008) cho rằng, tỷ lệ sống của ấu trùng tôm càng xanh, thời gian chuyển postlarvae, sự phát triển của postlarvae và chất lượng nước ương sẽ tốt hơn trong tất cả các thử nghiệm với chế phẩm sinh học. Đặng Thị Hoàng Oanh (2005) cho rằng, vi sinh vật hữu ích đóng vai trò rất quan trọng trong nuôi trồng thủy sản, nếu không có vi sinh vật phân hủy hữu cơ thì toàn bộ quá trình chuyển hóa vật chất trong thủy vực sẽ ngừng lại và sự sống sẽ không tồn tại được. Vì vậy, chế phẩm sinh học cần được sử dụng, bổ sung các dòng vi khuẩn có lợi vào bể ương nhằm mục đích cải thiện chất lượng nước. Ngoài ra, nó có thể làm cho động vật thủy sản khỏe mạnh hơn bằng cách ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn gây bệnh trong cùng một môi trường sống. Tuy nhiên theo Zhou et al., (2009), việc sử dụng các chế phẩm phải đảm bảo đúng liều lượng, đúng chu kỳ và đúng phương pháp.

Xuất phát từ những vấn đề trên, đề tài “Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học cải thiện môi trường nước ương ấu trùng tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến” được thực hiện.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

Việc xác định liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học trong quá trình ương nhằm cải thiện môi trường nước ương, nâng cao tỷ lệ sống và sức tăng trưởng của ấu trùng tôm càng xanh từ đó đưa vào thực tiễn sản xuất góp phần làm cho nghề nuôi tôm càng xanh ở nước ta nói chung và ĐBSCL nói riêng ngày càng phát triển.

1.3 Nội dung nghiên cứu

- Ảnh hưởng của liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học lên sự biến động các yếu tố môi trường: Nhiệt độ, pH, TAN, N-NO-2, N-NO3-, P-PO43- trong môi trường nước ương tôm càng xanh theo qui trình nước xanh cải tiến.

- Sự biến động mật độ vi khuẩn trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh dưới ảnh hưởng của liều lượng và định kỳ bổ sung chế phẩm sinh học khác nhau.

- Ảnh hưởng của chế phẩm sinh học lên tỷ lệ sống ấu trùng tôm càng xanh giai đoạn PL.

CHƯƠNG 2

LƯỢC KHẢO TÀI LIỆU

2.1 Sơ lược về đặc điểm sinh học của tôm càng xanh

2.1.1 Phân Loại và phân bố

Theo Dinh The Nhan (2009), thì tôm càng xanh có vị trí phân loại như sau:

Ngành: Arthropoda

Ngành phụ: Crustacea

Lớp: Malacostraca

Bộ: Decapoda

Bộ phụ Pleocyemata Burkenroda

Phân bộ: Caridea

Họ: Palaemonidae

Giống: Macrobrachium

Loài: Macrobrachium rosenbergii (De Man, 1879)

Tên tiếng Anh: Giant Freshwater Prawn

Trong tự nhiên, tôm càng xanh phân bố rộng ở các vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, tập trung ở khu vực Ấn Độ Dương và Tây Nam Thái Bình Dương. Ở Việt Nam, tôm càng xanh phân bố tự nhiên chủ yếu các tỉnh Nam Bộ, đặc biệt vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Ở các thủy vực độ mặn 18‰ hay đôi khi cả 25‰ vẫn có thể thấy tôm xuất hiện (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).

2.1.2 Vòng đời tôm càng xanh

Vòng đời tôm càng xanh có 4 giai đoạn, bao gồm trứng, ấu trùng, hậu ấu trùng và tôm trưởng thành. Tôm càng xanh trưởng thành sống chủ yếu ở nước ngọt. Khi thành thục, tôm bắt cặp và đẻ trứng dính vào các chân bụng của tôm mẹ. Tôm di cư ra vùng cửa sông nước lợ 6 - 18‰ để nở. Ấu trùng nở ra sống phù du và trải qua 11 lần biến thái để trở thành hậu ấu trùng, lúc này tôm có xu hướng tiến vào vùng nước ngọt. Khi trưởng thành chúng lại di cư ra vùng nước lợ nơi có độ mặn thích hợp để sinh sản và tiếp tục vòng đời (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).

2.1.3 Tập tính ăn và bắt mồi

Tôm càng xanh là loài ăn tạp nghiêng về động vật, trong tự nhiên khi kiểm tra dạ dày thức ăn gồm có nguyên sinh động vật, giun nhiều tơ, giáp xác, côn trùng, nhuyễn thể, các loài tảo và mùn bã hữu cơ. Tôm thường bắt mồi vào chiều tối và sáng sớm (Phạm Văn Tình, 2004).

2.1.4 Đặc điểm về sinh trưởng

Không giống như những loài thủy sản khác, sự tăng trưởng về chiều dài và trọng lượng của tôm càng xanh cũng như những loài giáp xác khác, không tăng liên tục mà theo hình bậc thang. Tôm nhỏ có tốc độ tăng trưởng nhanh hơn tôm lớn, tôm đực lớn nhanh hơn tôm cái. Tôm được bổ sung thức ăn động vật sẽ lớn nhanh và chậm thành thục hơn so với cho tôm ăn thức ăn công nghiệp hoàn toàn (Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).

2.1.5 Đặc điểm về sinh sản

Theo Nguyễn Thanh Phương và ctv., (2003), tôm càng xanh thành thục và giao vĩ xảy ra hầu như quanh năm. Ở Đồng Bằng sông Cửu Long tôm sinh sản vào tháng 4 - 6 và tháng 8 -10. Tôm cái thành thục lần đầu ở khoảng 3 – 3,5 tháng kể từ khi PL10-15. Tùy vào kích cỡ và trọng lượng tôm mà sức sinh sản thay đổi từ 7.000 – 503.000 trứng. Thông thường 20.000 – 80.000 trứng. Sau khi giao vĩ từ 2- 5 giờ, có khi 6 – 24 giờ, thì tôm cái sẽ đẻ trứng. Tùy theo nhiệt độ ấp mà thời gian ấp trứng có thể từ 15 – 23 ngày.

2.2 Đặc điểm qui trình nước xanh cải tiến

Theo Ang et al., (1987), nguyên tắc chính của qui trình nước xanh cải tiến là cho phép vi sinh vật và tảo phát triển tự nhiên trong bể ương để tự ổn định môi trường nước. Vỏ Artemia được cho trực tiếp vào bể làm giá thể cho vi sinh vật phát triển. Hệ thống này có nhiều ưu điểm quan trọng là không phải thay nước, không vệ sinh bể và không bổ sung thêm tảo trong suốt quá trình ương (tảo chỉ cho vào bể ương một lần đầu trước khi thả ấu trùng), hệ thống rất đơn giản, chi phí thấp, dễ áp dụng cho nhiều đối tượng và nhiều nơi, cả những vùng xa biển (được trích dẫn bởi Nguyễn Thanh Phương và ctv., 2003).

2.3 Tình hình sản xuất giống tôm càng xanh trên thế giới và Việt Nam

2.3.1 Trên thế giới

Aquacop (1977), đã theo dõi sự biến động hóa học của nước trong quá trình ương ấu trùng tôm càng xanh đã đưa ra rằng: trong ương ấu trùng cần theo dõi sự biến động của đạm nitrit, ammonia...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top