daigai

Well-Known Member
LINK TẢI LUẬN VĂN MIỄN PHÍ CHO AE KET-NOI
Tiểu luận cao học, kỹ năng sử dụng nhân tài trong lãnh đạo, quản lý
1. Tính cấp thiết của đề tài
Tổng Thống Mỹ Dwight D. Eisenhower từng nói: “Lãnh đạo là một
nghệ thuật của cá nhân ảnh hưởng đến tính tự giác hoàn tất công việc của
những người khác nhằm đạt mục tiêu chung”. Chỉ ít một số cá nhân sinh ra
có tố chất làm lãnh đạo, còn lại những nhà lãnh đạo thành công và nổi tiếng
đều dựa vào quá trình học tập, rèn luyện và trau dồi kiến thức kỹ năng
trong công việc, cuộc sống. Họ nỗ lực hết mình, không ngừng học hỏi và
cầu tiến để tạo cho mình một kiến thức vững chắc.
Nhân tài được hiểu là một nguồn lực quý, “nhân tài tụ hợp, sự nghiệp
sẽ thành; nhân tài phân tán, mất cả đất nước”. Stalin từng chỉ ra rằng: nhân tài
là thứ vốn liếng có ý nghĩa nhất trong tất cả mọi vốn quý trên thế giới.
Từ thời xa xưa, ông cha ta cũng đặc biệt trọng dụng nhân tài “Hiền tài
là nguyên khí của quốc gia”, “nhân tài là rường cột của quốc gia”, “có giang
sơn thì sĩ đã có tên, so chính khí đã đầy trong trời đất”….là những quan niệm
phổ biến và to lớn về những đóng góp, vai trò của nhân tài trong xã hội.
Có thể nói, việc tìm kiếm và trọng dụng nhân tài trong thời kỳ nào cũng
vậy, bất kể là thời gian nào hay thời đại nào, nhân tài luôn được tìm kiếm và
trọng dụng, được coi là nguồn nguyên khí của mỗi quốc gia.
Mỗi nhân tài sẽ góp phần xây dựng phát triển đất nước, giải quyết
những yêu cầu của thời đại lịch sử, mỗi quốc gia khác nhau.
Từ sự tìm kiếm và trọng dụng nhân tài, rút ra những bài học kinh
nghiệm và kỹ năng lựa chọn nhân tài cho đất nước.
Hiện nay, việc tìm kiếm và trọng dụng nguồn lực nhân tài cho quốc gia là
vấn đề cấp bách và rất cần thiết. không chỉ lựa chọn vào cách nhìn người, qua
những cuộc thi tìm kiếm mà hơn hết các nhà lãnh đạo, quản lý khi đã tuyển chọn
được cần những kỹ năng sử dụng nhân tài đúng hoàn cảnh và yêu cầu.
Một đất nước, một tổ chức không thể nào phát triển nếu không có được
sự đóng góp và cống hiến của một đội ngũ nhân tài dồi dào và mạnh mẽ.


Những người tài ấy, tuy chỉ chiếm một lượng nhỏ trong xã hội, nhưng lại là
một động lực tích cực thúc đẩy sử phát triển của đất nước nói chung và tổ
chức nói riêng.
Kinh tế xã hội càng phát triển, nguồn lực tri thức càng trở nên quan trọng
đối với sự tồn tại và phát triển của tổ chức... các doanh nghiệp Việt Nam đã chú
trọng hơn đến việc tìm kiếm, thu hút, đào tạo và giữ chân nhân tài.
Vậy trong quá trình hội nhập và phát triển của thị trường hiện nay,
những nhà lãnh đạo chuẩn bị những kỹ năng lãnh đạo, quản lý sử dụng
nhân tài như thế nào.
Căn cứ vào những cơ sở lý thuyết thông qua giáo trình môn học “kỹ
năng lãnh đạo, quản lý” của PGS.TS Lưu Văn An và thực tiễn, em lựa chọn
vấn đề “kỹ năng sử dụng nhân tài trong lãnh đạo, quản lý” làm đề tài viết
tiểu luận và kết thúc môn học.
2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục tiêu
Trên cơ sở lý luận và thực tiễn để tìm hiểu đề tài “những kỹ năng sử
dụng nhân tài”, từ đó phân tích tìm hiểu khái niệm, đặc trưng và tố chất của
nhân tài trong lãnh đạo, quản lý, làm rõ những yêu cầu và các quy trình đối
với nhà lãnh đạo, quản lý khi sử dụng nhân tài. Từ đó rút ra được nghĩa và bài
học kinh nghiệm áp dụng trong thực tế.
2.2 Nhiệm vụ của đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu trong triển khai đề tài phải đạt được
những nhiệm vụ sau:
- Tìm hiểu những khái niệm về kỹ năng, lãnh đạo và quản lý
- Khai thác và phân tích những kỹ năng sử dụng nhân tài vài yêu cầu
cấp thiết của nó để làm rõ đề tài đang phân tích.
- Tìm hiểu khái niệm, đặc trưng và tố chất cần thiết nhất đối với nhân tài.
- Phân tích những yêu cầu đối với nhà lãnh đạo, quản lý trong sử dụng
nhân tài.
1



- Tìm hiểu các quy trình sử dụng nhân tài của các nhà lãnh đạo, quản lý.
- Đưa ra phương pháp tìm kiếm nhân tài và sử dụng nhân tài.
- Rút ra ý nghĩa và bài học về vấn đề sử dụng nhân tài trong xã hội
hiện nay cho bản thân.
3. Phương pháp nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu sử dụng kết hợp đồng thời các phương pháp phân
tích, tổng hợp, ví dụ dẫn chứng, so sánh và dựa trên những cơ sở lý luận và
thực tiễn.
4. Cơ sở lý luận, thực tiễn
Cơ sở lý luận đề tài dựa trên khái niệm kỹ năng, lãnh đạo, quản lý, khái
niệm chung về kỹ năng lãnh đạo, quản lý và kỹ năng sử dụng nhân tài.
Cơ sở thực tiễn của đề tài là nghiên cứu về “kỹ năng sử dụng nhân tài”
thuộc chương 3 kỹ năng dùng người trong lãnh đạo, quản lý.
5. Kết cấu của bài
Đề tài nghiên cứu, ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục các tài
liệu tham khảo, kết cấu đề tài gồm có…..

2


NỘI DUNG
1. Các khái niệm
Khái niệm kỹ năng:
Theo từ điển Tiếng Việt, kỹ năng là khả năng ứng dụng tri thức
khoa học vào thực tiễn. Kỹ năng là giai đoạn trung gian giữa tri thức và
kỹ xảo trong quá trình nắm vững một cách hoạt động. Kỹ năng
còn được hiểu là năng lực hay khả năng chuyên biệt của một cá nhân về
một hay nhiều khía cạnh nào đó được sử dụng để giải quyết tình huống

hay công việc nào phát sinh trong cuộc sống.
Kỹ năng được hình thành từ khi một cá nhân được sinh ra, trưởng thành
và tham gia hoạt động thực tế cuộc sống.
Ví dụ: Kỹ năng lãnh đạo từ nhỏ, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng giải quyết
vấn đề, kỹ năng quản lý và lập kế hoạch, kỹ năng truyền cảm hứng… Mỗi cá
nhân để trở thành nhà lãnh đạo, quản lý đều có kỹ năng khác nhau, có thể có
từ khi sinh ra, tuy nhiên nhiều phần do rút kinh nghiệm và học hỏi từ thực tế
cuộc sống và quá trình trưởng thành của họ. Vì vậy, mỗi người phải tự rèn
luyện và tích lũy kỹ năng cho bản thân mình.
Khái niệm lãnh đạo:
Daft (1999) mô tả những mối quan hệ mang tính ảnh hưởng giữa nhà
lãnh đạo và cấp dưới, là những người hướng tới những thay đổi thực sự phản
ánh mục đích chia sẻ của họ.
Lussier (2004) định nghĩa lãnh đạo là quá trình ảnh hưởng của nhà lãnh
đạo với thuộc cấp để đạt được các mục tiêu của tổ chức thông qua sự thay đổi.
Robbins và Judge (2007) lại đề cập khả năng tác động tới nhóm người
trong quá trình hiện thực hóa tầm nhìn hay một nhóm các mục tiêu.
Maxwell (2007) cho rằng lãnh đạo là gây ảnh hưởng, một nhà lãnh đạo
mà không có ai đi theo thì không hơn người đi bộ một mình.
3


Yukl (2006) cũng đồng thuận với nhận định lãnh đạo là khả năng tác
động gây ảnh hưởng để mọi người thực hiện một nhóm các nhiệm vụ.
Johnson (2011) lại nhấn mạnh lãnh đạo là việc gắn kết và đồng nhất nỗ
lực của mọi người để thực hiện các mục tiêu của tổ chức.
(Nguồn: “Từ lý luận về quản lý, lãnh đạo đến phát triển nhân tài lãnh
đạo, quản lý ở nước ta hiện nay” – Lý luận Chính trị, TS Đỗ Tiến Long trường Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội
Từ đó rút ra khái niệm chung cho lãnh đạo:
Lãnh đạo được hiểu là sự chỉ đạo, định hướng bằng việc đề ra chủ

trương, sách lược, sau đó tổ chức thực hiện. Các hoạt động của lãnh đạo là ra
quyết định, tổ chức thực hiện, phối hợp kiểm soát. Lãnh đạo là định hướng
dài hạn cho chuỗi các tác động của quản lý.
Ví dụ: Đảng lãnh đạo quần chúng nhân dân không phải bằng sức
mạnh của việc dùng bạo lực lãnh đạo quần chúng mà bằng sự đúng đắn
trong các đường lối, chủ trương thông qua hoạt động tuyên truyền, giáo dục
và sự gương mẫu của Đảng.
Khái niệm quản lý:
Trong lịch sử có nhiều cách hiểu khái niệm quản lý khác nhau. Tuy
nhiên theo từ điển Tiếng Việt, quản lý là tổ chức và điều khiển các hoạt động
theo các yêu cầu đề ra.
Có thể hiểu khái niệm quản lý như sau, quản lý là sự tác động có tổ
chức, có hướng đích của chủ thể lên đối tượng (khách thể) quản lý nhằm sử
dụng có hiệu quả nhất tiềm năng, cơ hội để đạt được mục tiêu đề ra trong điều
kiện biến động của môi trường.
Ví dụ: Quản lý hành chính trong các cơ quan của Nhà nước, quản trị trong
các doanh nghiệp. Nhà quản lý sử dụng quyền lực để điều hành người khác.
Khái niệm kỹ năng lãnh đạo, quản lý
Theo cách tiếp cận Chính trị học, lãnh đạo là nắm quyền lực, là sự chỉ
đạo, là việc đề ra ý chí của mình và áp đăt cho người khác. Quản lý là thực thi
quyền lực thông qua các chức năng chỉ đạo, giám sát, điều khiển.
4


Mối quan hệ giữa lạnh đạo và quản lý là quan hệ giữa chủ thể lãnh đạo
và chủ thể quản lý trong quá trình thực hiện các chức năng của lãnh đạo và
quản lý.
Như vậy, có thể hiểu, kỹ năng lãnh đạo, quản lý là khả năng vận dụng
những tri thức, kinh nghiệm vào định hướng, tổ chức, sắp xếp công việc cảu
một tổ chức nhằm đạt được mục tiêu đề ra.

2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài
Tư tưởng về nhân tài được Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện không phải
một cách tách rời độc lập, mà gắn kết chặt chẽ với các tư tưởng lớn về giải
phóng dân tộc, phát triển con người, xây dựng chủ nghĩa xã hội. Có thể khái
quát tư tưởng Hồ Chí Minh về nhân tài ở những luận điểm cơ bản sau:
Thứ nhất, nhân tài là người có cả tài và đức:
Chủ tịch Hồ Chí Minh quan niệm nhân tài là “người tài đức, có thể làm
những việc ích nước lợi dân” (1). Theo cách quan niệm này thì một người được
coi là nhân tài phải có cả tài và đức, và quan trọng hơn là tài và đức ấy phải
hướng đến những việc ích nước lợi dân.
Trong bài nói chuyện tại Đại hội Sinh viên Việt Nam lần thứ II ngày
07/5/1958, Người khẳng định: “Có tài mà không có đức ví như một anh làm
kinh tế tài chính rất giỏi, nhưng lại đi đến thụt két thì chẳng những không làm
được gì ích lợi cho xã hội, mà còn có hại cho xã hội nữa. Nếu có đức mà
không có tài ví như ông Bụt không làm hại gì, nhưng cũng không có lợi gì
cho loài người” (2).
“Tài” ở đây chính là tài năng, tri thức, kỹ năng, kinh nghiệm để mỗi
người có thể hoàn thành công việc của mình một cách tốt nhất; người có tài là
người đem hết tài năng của mình ra phụng sự Tổ quốc và Nhân dân. Nếu
người có tài mà chỉ biết chăm lo lợi ích cho riêng mình thì không những là kẻ
vô dụng mà còn có hại cho xã hội.
“Đức” là đạo đức, là lòng nhiệt tình, là những khát vọng hướng tới
“chân, thiện, mĩ”; người có đức là người luôn cố gắng học tập nâng cao trình
5


độ, rèn luyện bản thân để hoàn thành nhiệm vụ được giao, có tinh thần sẵn
sàng nhường bước, ủng hộ những người tài năng hơn mình để họ ra gánh vác
việc nước, việc dân.
Nếu người có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó, chẳng

khác gì ông Bụt ngồi trong chùa. Nhấn mạnh về “đức”, Chủ tịch Hồ Chí
Minh từng nói: “Cũng như sông thì có nguồn mới có nước, không có nguồn
thì sông cạn.
Cây phải có gốc, không có gốc thì cây héo. Người cách mạng phải có
đạo đức, không có đạo đức thì dù tài giỏi mấy cũng không lãnh đạo được
nhân dân” (3). Với các quan điểm trên, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm tìm kiếm
những “người tài đức” và động viên họ mang hết sức mình phụng sự Tổ quốc,
phụng sự nhân dân.
Thứ hai, nhân tài là lực lượng quan trọng trong công cuộc kiến thiết
đất nước:
Ngày 14/11/1945, hơn hai tháng sau ngày đọc bản “Tuyên ngôn Độc
lập” khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, với bài viết “Nhân tài và
kiến quốc” đăng trên báo Cứu quốc, Người đã nhấn mạnh “kiến quốc cần có
nhân tài”(4). Về sau, Chủ tịch Hồ Chí Minh nhiều lần chỉ rõ vai trò của nhân
tài trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Trong bài “Tìm người tài đức” đăng trên báo Cứu quốc, số 411 ra ngày
20/11/1946, Người viết: “Nước nhà cần kiến thiết. Kiến thiết cần có
nhân tài. Trong số 20 triệu đồng bào chắc không thiếu người có tài có đức. E
vì Chính phủ nghe không đến, thấy không khắp, đến nỗi những bậc tài đức
không thể xuất thân. Khuyết điểm đó tui xin thừa nhận. Nay muốn sửa đổi
điều đó, và trọng dụng những kẻ hiền năng, các địa phương phải lập tức điều
tra nơi nào có người tài đức, có thể làm được những việc ích nước lợi dân, thì
phải báo cáo ngay cho Chính phủ biết” (5). Các bài viết trên của Chủ tịch Hồ
Chí Minh được coi là “chiếu cầu hiền tài” đầu tiên của chính quyền cách
mạng Việt Nam. Khi sang Pháp đàm phán, Người đã cố gắng thuyết phục một
6


số trí thức nổi tiếng có tài và đức trở về tham gia bảo vệ và kiến thiết đất
nước, tiêu biểu là Trần Đại Nghĩa, Hồ Đắc Di, Phan Huy Thông, Trần Hữu

Tước, Võ Đình Huỳnh,…
Thứ ba, phải thường xuyên quan tâm đào tạo, bồi dưỡng nhân tài:
Sinh thời, vấn đề đào tạo, bồi dưỡng nhân tài được Chủ tịch Hồ Chí
Minh quan tâm từ rất sớm. Cuối năm 1924, từ Liên Xô, Người đến Quảng
Châu (Trung Quốc), bắt liên lạc với nhóm thanh niên yêu nước trong Tâm
Tâm xã, hướng dẫn cho họ về phương pháp tổ chức và hoạt động; lập ra Hội
Việt Nam cách mạng thanh niên, đích thân tổ chức các lớp huấn luyện cán bộ;
lựa chọn những cán bộ trẻ xuất sắc gửi đi đào tạo tiếp ở những trường huấn
luyện của Quốc tế Cộng sản.
Nhiều người trong số đó sau này đã trở thành những cán bộ lãnh đạo
xuất sắc của Ðảng. Đây là những lớp đào tạo, bồi dưỡng thế hệ nhân tài đầu
tiên của thời kỳ lập Ðảng, cứu quốc trong lịch sử Cách mạng Việt Nam.
Trong những năm từ 1950-1954, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã cho mở một
số trung tâm nghiên cứu khoa học và cơ sở đào tạo bậc đại học và cao đẳng,
điển hình là Trường Đại học Y Dược (Việt Bắc); lớp Toán đại cương và các
trường dự bị đại học, sư phạm cao cấp (Khu IV); các trường khoa học cơ bản
và sư phạm cao cấp (Khu học xá trung ương, Quảng Tây, Trung Quốc) nhằm
tạo dựng một lớp người có đủ tài và đức phụng sự Tổ quốc, phụng
sự nhân dân.
Thứ tư, sử dụng nhân tài là một khoa học và là nghệ thuật:
Cùng với việc phát hiện, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài, một vấn đề
quan trọng mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm là việc sử dụng nhân
tài. Theo Người, nhân tài nước ta dù chưa có nhiều lắm nhưng nếu chúng ta
khéo léo lựa chọn, khéo phân phối, khéo dùng thì nhân tài ngày càng phát
triển, càng thêm nhiều, sử dụng nhân tài phải biết tùy tài mà dùng người.
Trong bài viết “Thiếu óc tổ chức – một khuyết điểm lớn trong các Ủy
ban nhân dân” đăng trên báo Cứu quốc, số 58 ra ngày 04/10/1945, Chủ tịch
7
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top