Biaiardo

New Member
Cho mình hỏi: (Khuong Thanh Tung) Ngày 11/5/2012:
tui có thắc mắc hỏi quý hội một vấn đề như sau:
Hiện nay tui đang làm việc tại một TCTD có phát sinh nợ lãi vay quá hạn. Theo quy định tại Khoản 1.2 Mục II Thông tư 12/2006/TT-BTC ngày 21/02/2006 hướng dẫn chế độ tài chính đối với các TCTD như sau: ...
 

truongmynga_dx

New Member
...
-    Đối với hoạt động tín dụng: tổ chức tín dụng hạch toán số lãi phải thu phát sinh trong kỳ vào thu nhập đối với các khoản nợ xác định là có khả năng thu hồi cả gốc, lãi đúng thời hạn và không phải trích dự phòng rủi ro cụ thể theo qui định.

-    Đối với số lãi phải thu đã hạch toán thu nhập nhưng đến kỳ hạn trả nợ (gốc, lãi) khách hàng không trả được đúng hạn tổ chức tín dụng hạch toán vào chi phí hoạt động kinh doanh và theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu. Khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.

-    Đối với số lãi phải thu phát sinh trong kỳ của các khoản nợ còn lại không phải hạch toán thu nhập, tổ chức tín dụng theo dõi ngoại bảng để đôn đốc thu, khi thu được thì hạch toán vào thu hoạt động kinh doanh.
Tuy nhiên, hiện nay chúng tui phát sinh một khoản nợ lãi vay quá hạn tháng 12/2011 và tháng 1/2012 khách hàng chưa trả được nợ. Do đó tui muốn hỏi quý hội như sau:

Đối với khoản lãi vay của tháng 2/2012 và các tháng khác khi doanh nghiệp chưa trả được nợ:
1.    Chúng tui sẽ thực hiện hạch toán dự thu bình thường sau đó khi đến hạn thanh toán lãi vay. Nếu doanh nghiệp tiếp tục không trả được nợ vay chúng tui sẽ hạch toán ngoại bảng để theo dõi.

2.    hay thực hiện theo dõi ngoại bảng ngay lập tức toàn bộ khoản lãi phải thu còn lại, chờ đến khi doanh nghiệp trả nợ hay xử lý nợ sẽ thực hiện hạch toán doanh thu.

Kính mong ý kiến tư vấn của Quý hội. Xin cảm ơn!

Trả lời:

Vấn đề Bạn hỏi Kế toán có ý kiến như sau:

Vấn đề xử lý nợ lãi vay quá hạn như Bạn nêu trong câu hỏi phải căn cứ vào quy định tại Thông tư 12/2006/TT-BTC ngày 21/2/2006 và qui định trong Quyết định 493/205/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 của Thống đốc NHNN ban hành qui định về phân loại nợ; trích lập và sử dụng dự phòng để xử lý rủi ro tín dụng trong hoạt động ngân hàng của tổ chức tín dụng và Quyết định số 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/4/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493.

Tại điều 6-Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN ngày 25/04/2007 sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định 493 có qui định; Các khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày mà TCTD đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ gốc và lãi đúng thời hạn còn lại thì vẫn nằm trong nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) - Tức vẫn để ở trong bảng cân đối kế toán. Vì vậy, Bạn cần nghiên cứu kỹ các văn bản liên quan này để xem các khoản nợ của TCTD rơi vào trường hợp nào để từ đó để khoản lãi phải thu trong bảng hay ngoài bảng cân đối kế toán.

P.M.H

 

 
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tìm hiểu về bộ chứng từ trong thanh toán xuất nhập khẩu thực trạng và các giải pháp hoàn thiện tại Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ của ngân hàng techcombank Luận văn Kinh tế 0
D Di sản văn hóa vùng Hàm Rồng ở tỉnh Thanh Hóa Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao chất lượng thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ tại Vietinbank Luận văn Kinh tế 0
D Chất lượng thanh toán quốc tế theo phương thức tín dụng chứng từ tại Eximbank Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
D Kế toán vốn bằng tiền và các nghiệp vụ thanh toán tại Công ty Vật Liệu và Xây Dựng Quảng Nam Kế toán & Kiểm toán 0
D Nghiên cứu ô nhiễm nước hồ ở Đảo Cò, xã Chi Lăng Nam, huyện Thanh Miện, tỉnh Hải Dương Khoa học Tự nhiên 0
D Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing tại Công ty TNHH TM&DV Thanh Kim Marketing 0
D Quản trị sản xuất Hoạch định nhu cầu nguyên vật liệu tai công ty sản xuất sữa thanh trùng Vinamilk Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng tới tính thanh khoản của cổ phiếu niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top