daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
MỤC LỤC MỞ ĐẦU .................................................................................................................. 11 1. Lí do chọn đề tài ................................................................................................ 11 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................... 13 3. Đối tượng nghiên cứu ........................................................................................ 13 4. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 14 5. Nguồn ngữ liệu ................................................................................................. 14 6. Đóng góp của luận án ........................................................................................ 15 7. Bố cục của luận án ............................................................................................. 15 CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN .. 17 1.1. Cơ sở lí luận ................................................................................................... 17 1.2. Sơ lƣợc về sự dẫn nhập và nghiên cứu bƣớc đầu về ẩn dụ ngữ pháp ...... 19 1.2.1. Halliday (1985/1994) ............................................................................... 19 1.2.2. Ẩn dụ ngữ pháp theo quan điểm của các nhà ngôn ngữ học chức năng hệ thống khác .......................................................................................................... 32 1.3. Tình hình nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp ở Việt Nam ................................... 44 1.4. Quan điểm nghiên cứu của luận án............................................................. 46 1.5. Tiểu kết ........................................................................................................... 49 CHƢƠNG 2. ẨN DỤ TƢ TƢỞNG TRONG CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT .................................................................................................. 52 2.1. Khái niệm ẩn dụ tƣ tƣởng ............................................................................ 52 2.2. Cách lập ngôn của các loại ẩn dụ tƣ tƣởng trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt......................................................................................................... 54 2.3. Phƣơng thức sử dụng các loại ẩn dụ tƣ tƣởng trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt ...................................................................................................... 56 2.3.1. Hiện tượng danh hóa cụm động từ ........................................................... 57 2.3.2. Hình thức danh hóa mệnh đề/cú bằng các danh từ có ý nghĩa khái quát giữ vai trò Chủ ngữ/Đề ngữ ............................................................................... 65 2.3.3. Cú bị bao được danh hóa, giữ vai trò như cụm danh từ làm Đề ngữ/Chủ ngữ trong các cú quá trình không tương thích ................................................... 70 2.3.4. Cú bị bao được danh hóa, giữ vai trò như cụm danh từ làm Bổ ngữ trong các cú quá trình không tương thích .................................................................... 75 2.3.5. Cú bị bao được danh hóa, giữ vai trò như cụm danh từ làm Chu cảnh trong các cú quá trình không tương thích .......................................................... 89 2.3.6. Trường hợp đặc biệt - thành phần của Chu cảnh được hiện thực hóa không tương thích giữ vai trò làm Đề ngữ/Chủ ngữ trong các cú quá trình ...................... 91 2.4. Tiểu kết chƣơng 2 ......................................................................................... 94 CHƢƠNG 3. ẨN DỤ LIÊN NHÂN TRONG CÁC VĂN BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI TIẾNG VIỆT .................................................................................................. 97 3.1. Tình thái và thức - những phạm trù diễn đạt nghĩa liên nhân ................. 97 3.1.1. Nghĩa tình thái .......................................................................................... 97 3.1.2. Nghĩa mục đích phát ngôn và lực ngôn trung của cú ............................ 101 3.2. Ẩn dụ tình thái của cú trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt ... 105 3.2.1. Cú có phần đầu đứng thể hiện tình thái chủ quan của người viết …….106 3.2.2. Các cú có phần đứng đầu thể hiện tình thái chủ quan của người viết (chủ thể vắng mặt/ ẩn) .............................................................................................. 110 3.2.3. Các cú có phần đứng đầu thể hiện tình thái đồng quan điểm với người đọc .... 111 3.2.4. Các cú có phần đứng đầu thể hiện tình thái che giấu tính chủ quan trong phát ngôn của người viết .................................................................................. 113 3.3. Ẩn dụ thức của cú trong các văn bản khoa học xã hội ............................ 115 3.3.1. Ẩn dụ liên nhân của thức ........................................................................ 115 3.3.2. Khảo sát cú nghi vấn trong văn bản khoa học xã hội ............................ 118 3.3.3. Cú trần thuật với các giá trị ngôn trung khác trong văn bản khoa học xã hội .. 130 3.4. Tiểu kết chƣơng 3 ....................................................................................... 142 KẾT LUẬN ............................................................................................................ 145 DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ ............... 151 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................... 152 PHỤ LỤC BẢNG TƢ LIỆU ..................................................................................... 1 MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Theo lý thuyết tu từ truyền thống, khái niệm khái quát dùng để chỉ một số “nét của lời nói” hay “mỹ từ” có liên quan đến việc chuyển nghĩa ngôn từ thuộc nhiều kiểu khác nhau gọi là ẩn dụ (metaphor). Trong một số nét nghĩa cụ thể hơn, ẩn dụ là một kiểu chuyển nghĩa được dùng phân biệt với hoán dụ (metonymy) và cải dung (synecdoche). Cả ba thuật ngữ này đều bao hàm cách sử dụng không theo “nghĩa đen” của từ. Từ thời kỳ tu từ cổ Hy-La, thuật ngữ “ẩn dụ” đã được người ta biết đến là dùng để chỉ sự chuyển nghĩa từ từ này sang từ khác. Nó vẫn được dùng một cách rộng rãi để chỉ quá trình trong đó một từ nào đó được thu nạp một ý nghĩa phái sinh. Trong tu từ học truyển thống, ẩn dụ được khái quát hóa như là sự chuyển nghĩa từ vựng, là một phép tu từ ngữ nghĩa. Trong khoảng vài chục năm gần đây, nhất là khi tác phẩm Metaphors we live by (Chúng ta sống bằng ẩn dụ) của Lakoff và Johnson xuất bản năm 1980, giới ngôn ngữ học đã bùng lên một xu hướng nghiên cứu ẩn dụ ở nhiều khía cạnh. Cho đến nay, một số vấn đề lớn của ẩn dụ đã từng bước được làm sáng tỏ. Chẳng hạn vấn đề vai trò của ẩn dụ trong giao tiếp ngôn ngữ và trong sự phát triển ngôn ngữ, về cơ bản đã được khẳng định. Ẩn dụ không phải là cách dùng ngôn từ đặc biệt để trang sức như là những mỹ từ trống rỗng, mà ẩn dụ trở thành hương vị và cảm xúc chân thật của đời sống ngôn ngữ ở nhiều thể loại ngôn bản. Ẩn dụ cũng không còn giới hạn ở phép dùng từ hình ảnh, so sánh mà xa hơn thế nữa, ẩn dụ đi vào thế giới lập ngôn đầy màu sắc của ý niệm. Ẩn dụ không chỉ là một cách hoạt động hiệu quả của ngôn ngữ mà còn là đặc trưng quan trọng nhất của tư duy con người, vì tuyệt đại đa số các khái niệm cơ bản của loài người đều được thể hiện bằng ẩn dụ - ẩn dụ khái niệm. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh ẩn dụ thuộc lĩnh vực tri nhận, ẩn dụ tham gia vào quá trình sáng tạo và phát triển ngôn ngữ, ẩn dụ là một trong những cách sử dụng ngôn từ hiệu quả. Quá trình nghiên cứu ẩn dụ đã trải qua hàng nghìn năm lịch sử. Trong quá trình đó có những cách nhìn ẩn dụ từ những góc độ khác nhau. Các nhà từ vựng học cho rằng ẩn dụ là phép dùng từ so sánh đặc biệt, là sự chuyển đổi ý nghĩa thuộc cấp độ từ vựng-ngữ nghĩa. Các nhà ngôn ngữ học tri nhận khẳng định ẩn dụ thuộc lĩnh vực tri nhận, là phương tiện để con người tri nhận thế giới và cũng thức tư duy sáng tạo của loài người. Các nhà dụng học ngôn ngữ đề nghị lý giải ẩn dụ trên cơ sở dụng học, vì ẩn dụ được phân định không phải bám vào ngữ nghĩa mà là cách sử dụng ý nghĩa ấy trong hoàn cảnh cụ thể của các tình huống cụ thể. Nhìn chung, ẩn dụ thường được mô tả như là một sự thay đổi trong cách sử dụng của từ và được gắn bởi thuật ngữ “ẩn dụ từ vựng”. Khi ngôn ngữ học chức năng hệ thống đề xuất khái niệm “ẩn dụ ngữ pháp”, Halliday cho rằng: “Có một thành phần ngữ pháp mạnh mẽ trong chuyển nghĩa tu từ; và một khi chúng ta đã nhận ra điều này thì chúng ta thấy rằng cũng có một sự vật như là ẩn dụ ngữ pháp, ở đó sự thay đổi về cơ bản là trong các hình thức ngữ pháp mặc dù nó cũng thường bao hàm sự thay đổi về từ vựng” [18,541]. Từ góc độ này, ẩn dụ được xem xét là sự thay đổi về cách diễn đạt các ý nghĩa trong ngữ pháp ngôn bản. Ẩn dụ ngữ pháp có vai trò quan trọng trong việc tạo dựng và hiểu ngôn bản, nhất là các ngôn bản khoa học. Ẩn dụ ngữ pháp là vấn đề rất lý thú. Nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp không những nghiên cứu được vấn đề từ vựng theo truyền thống mà còn nghiên cứu được các vấn đề ngữ pháp xuất hiện trong các cách hành văn thế nào. Nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp còn để xem các nhà văn và các nhà khoa học kết cấu và sử dụng văn bản ra sao. Văn bản khoa học là văn bản ứng dụng trong giao tiếp khoa học gắn với vai trò người giao tiếp trong khoa học, nhằm chuyển tải tri thức khoa học. Văn bản khoa học tồn tại dưới hai dạng: dạng viết và dạng nói. Dạng viết là dạng tồn tại phổ biến của ngôn ngữ văn bản gồm có: các công trình nghiên cứu, khảo cứu, dịch thuật về khoa học tự nhiên và xã hội, các hình thức giới thiệu, nhận xét, phê bình khoa học, các bài làm của sinh viên, khóa luận, luận văn, luận án tốt nghiệp, đồ án khoa học, các loại sách giáo khoa và giáo trình học tập các loại. Dạng nói là lời bài giảng, lời phát biểu trong các buổi sinh hoạt khoa học. Lời hỏi và đáp trong các kỳ thi, kiểm tra vấn đáp… Văn bản khoa học gắn liền với thế giới quan, đời sống, xã hội con người. Văn bản khoa học xã hội chuyển tải các nội dung nghiên cứu về khoa học xã hội bao gồm: nhân học, truyền tin học, văn hóa, kinh tế, giáo dục, địa lý học nhân văn, sử học, ngôn ngữ học, khoa học chính trị, tâm lý học, chính sách xã hội, xã hội học… Đối tượng tham gia văn bản khoa học chủ yếu là các nhà khoa học, các giáo sư, tiến sĩ, người làm công tác giảng dạy, cán bộ nghiên cứu, giáo viên, sinh viên và học sinh. Ngôn ngữ sử dụng trong văn bản khoa học và văn bản khoa học xã hội chủ yếu là ngôn ngữ viết. Nhiệm vụ của người viết phải dùng ngôn ngữ để giải thích, chứng minh, diễn giải để làm sáng tỏ các lý luận, chứng cớ rõ ràng. Chức năng chính của ngôn ngữ trong văn bản khoa học là chức năng diễn giải và tác động, nó gợi mở cho người đọc những suy nghĩ, tìm tòi, tiến tới hiểu và nắm bắt được những vấn đề khoa học đặt ra. Trong văn bản khoa học xã hội ngôn từ phải được sử dụng chính xác, lôgic… đảm bảo chuyển tải thông tin chính xác đến người đọc để người đọc có thể lĩnh hội thông tin. Ngữ pháp chức năng hệ thống đã được áp dụng vào việc nghiên cứu tiếng Việt với các chuyên khảo của Hoàng Văn Vân [63], Diệp Quang Ban [2], Nguyễn Hòa [25] và một vài tác giả khác. Tuy nhiên, trong các công trình nghiên cứu theo đường hướng ngữ pháp chức năng hệ thống, vấn đề “ẩn dụ ngữ pháp” vẫn chưa được nghiên cứu một cách chi tiết và cụ thể, đặc biệt là hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt. Đây chính là lý do để tác giả chọn đề tài “Khảo sát cách sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học tiếng Việt” làm đề tài nghiên cứu cho luận án của mình. 2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu Mục đích của luận án là áp dụng ngôn ngữ học chức năng hệ thống để nghiên cứu bản chất của ẩn dụ ngữ pháp, khảo sát các cách sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học, tìm hiểu một cách có hệ thống về ẩn dụ ngữ pháp và cách thức sử dụng chúng trong một thể loại ngôn bản cụ thể là các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt. Để đạt được mục đích nói trên, luận án xác định các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể như sau:  Nghiên cứu những vấn đề lý thuyết đặc trưng về ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Anh, tìm hiểu hiện tượng này trong nghiên cứu tiếng Việt và xây dựng khung lý thuyết về ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt.  Khảo sát các cách diễn đạt sử dụng ẩn dụ ngữ pháp trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt. 3. Đối tƣợng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu của luận án là các hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các văn bản khoa học, mà cụ thể ở đây là trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt. Việc nghiên cứu các hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp hoạt động như thế nào trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt sẽ rút ra được quy luật hoạt động của hiện tượng ẩn dụ ngữ pháp trong tiếng Việt. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu đặc thù của luận án là phương pháp phân tích ngôn ngữ học theo tinh thần của ngữ pháp chức năng hệ thống. Cụ thể là: - Thống kê: Phương pháp này dùng để thống kê và phân loại các loại ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các ngôn bản đích thực thuộc thể loại văn bản khoa học xã hội (cụ thể là các tạp chí: Dân tộc học (DTH), Nghiên cứu lịch sử (NCLS), Nghiên cứu văn học (NCVH), Ngôn ngữ (NN), Nhà nước và Pháp luật (NN&PL), Tâm lý học (TLH), Triết học (TH), Văn hóa dân gian (VHDG), Xã hội học (XHH), Từ điển học và Bách khoa thư (TĐH&BKT), Khoa học xã hội Việt Nam (KHXHVN)…). - Mô tả: Dựa trên cơ sở quan điểm của Halliday về ẩn dụ ngữ pháp, tiến hành phân tích nội dung, ý nghĩa các yếu tố, các mặt tham gia vào việc tạo nên các loại ẩn dụ ngữ pháp xuất hiện trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt. Đồng thời, mô tả những luận điểm, luận cứ nhằm làm sáng tỏ vấn đề đang bàn luận. 5. Nguồn ngữ liệu Phạm vi văn bản khoa học xã hội rất rộng trong khi nội dung của luận án có hạn, chính vì vậy, tác giả chỉ giới hạn thu thập nguồn ngữ liệu được lựa chọn trong một số văn bản khoa học xã hội tiếng Việt (số tạp chí và năm xuất bản không đầy đủ tùy từng loại tạp chí, nhìn chung thời gian khoảng từ 2003 đến 2016), cụ thể như sau: Dân tộc học (DTH – 7 số), Nghiên cứu lịch sử (NCLS – 6 số), Nghiên cứu văn học (NCVH – 16 số), Ngôn ngữ học (NN – 19 số), Nhà nước và Pháp luật (NN&PL – 4 số), Tâm lý học (TLH – 8 số), Triết học (TH – 5 số), Văn học dân gian (VHDG – 8 số), Xã hội học (XHH – 5 số),Từ điển học và Bách khoa thư (TĐH&BKT – 4 số), Khoa học xã hội Việt Nam (KHXHVN – 5 số), … Ngoài ra, một số ngữ liệu tìm thấy trong các văn bản khoa học xã hội khác cũng được sử dụng để phục vụ cho nhiệm vụ nghiên cứu. Từ các tài liệu này, tác giả thu thập được hơn 1089 ví dụ, tập hợp lại thành 1 bảng tư liệu, sau đó phân loại các ví dụ thành các kiểu ẩn dụ ngữ pháp để làm tư liệu cho việc phân tích trong phần chính văn của luận án. 6. Đóng góp của luận án Về lí luận, luận án là công trình đầu tiên lấy ẩn dụ ngữ pháp của ngữ pháp chức năng hệ thống làm đối tượng nghiên cứu để khảo sát hiện tượng này trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt. Những kết quả nghiên cứu của luận án sẽ ít nhiều góp phần ủng hộ việc áp dụng ngữ pháp chức năng hệ thống vào trong nghiên cứu tiếng Việt. Bên cạnh đó, kết quả nghiên cứu còn tiếp tục làm rõ thêm bản chất của ẩn dụ ngữ pháp, khẳng định ẩn dụ ngữ pháp không phải là một vấn đề của hệ thống ngôn ngữ mà là một quá trình hay một cơ chế nảy sinh ra trong sự tác động của các siêu chức năng và các loại ngôn cảnh, nhằm chuyển tải ý niệm trong tư duy hay nghĩa trong tâm thức con người, đúng với sở nguyện của chủ thể lập ngôn. Về thực tiễn, việc hiểu rõ ẩn dụ ngữ pháp được sử dụng và có tác dụng như thế nào trong các văn bản khoa học tiếng Việt, cùng với việc nắm được cách thức vận dụng ẩn dụ ngữ pháp sẽ giúp các nhà nghiên cứu và giảng dạy ngôn ngữ hiểu rõ hơn về bản chất, kết cấu của các ngôn bản khoa học. Trên cơ sở đó, có thể xây dựng nên một môn học dạy về phương pháp soạn thảo văn bản khoa học một cách hiệu quả, giúp cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh nâng cao khả năng viết báo cáo khoa học, luận văn, luận án của mình. Ngoài ra, hiểu rõ cấu trúc ẩn dụ ngữ pháp còn có thể giúp những người làm công tác phiên dịch, biên dịch thực hiện công việc dịch thuật một cách dễ dàng hơn, nhờ việc nắm vững các cấu trúc ngữ pháp, các cách diễn đạt nghĩa của từng thể loại ngôn bản giúp việc chuyển mã ngôn ngữ nhanh chóng, chính xác và đạt hiệu quả cao. 7. Bố cục của luận án Luận án có kết cấu gồm những phần sau: Phần mở đầu Phần mở đầu trình bày lí do, mục đích, nhiệm vụ, đối tượng, nguồn ngữ liệu, phạm vi và phương pháp nghiên cứu của luận án. Những đóng góp của luận án và giới thiệu bố cục luận án. Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lí luận Trong chương 1, luận án trình bày tổng quan những vấn đề lý thuyết, đưa ra quan điểm nghiên cứu của những nhà ngôn ngữ học chức năng về vấn đề ẩn dụ ngữ pháp cụ thể là Halliday. Tiếp theo đó là những nghiên cứu của các nhà ngôn ngữ học chức năng hệ thống khác bàn về vấn đề ẩn dụ ngữ pháp trên tinh thần kế thừa kết quả nghiên cứu của Halliday. Luận án đưa ra những khái niệm liên quan là hiện thực hóa và sự tương thích. Khái quát tình hình hình nghiên cứu ẩn dụ ngữ pháp ở Việt Nam từ trước đến nay. Trình bày quan điểm nghiên cứu của luận án và tiểu kết. Chương 2: Ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt Trong chương 2 luận án nghiên cứu các vấn đề cụ thể của ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng trong các văn bản khoa học xã hội. Luận án đưa ra các khái niệm ẩn dụ tư tưởng, cách lập ngôn của các loại ẩn dụ tư tưởng trong văn bản khoa học xã hội Việt Nam. Khảo sát các trường hợp ẩn dụ tư tưởng xuất hiện trong văn bản khoa học xã hội. Qua quá trình khảo sát các trường hợp ẩn dụ tư tưởng trong văn bản khoa học xã hội, nhận thấy hiện tượng danh hóa được xem như là một công cụ thay thế để biểu đạt ý nghĩa trong văn bản. Thực trạng sử dụng các loại ẩn dụ tư tưởng trong văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiểu kết. Chương 3: Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân trong các bản khoa học xã hội Chương 3 luận án nghiên cứu các vấn đề ẩn dụ liên nhân trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt. Khái quát vấn đề thức và tình thái trong tiếng Việt bao gồm: nghĩa tình thái, nghĩa mục đích phát ngôn và lực ngôn trung của cú. Khảo sát các trường hợp ẩn dụ tình thái, ẩn dụ thức của cú trong các văn bản khoa học xã hội tiếng Việt và tiểu kết. Kết luận Phần kết luận tổng kết những kết quả đã nghiên cứu, nêu những hạn chế của luận án và đề xuất một số hướng nghiên cứu trong tương lai. CHƢƠNG 1 TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÍ LUẬN 1.1. Cơ sở lí luận Ngôn ngữ học chức năng hệ thống đã được biết đến ở rất nhiều nơi trên thế giới và được sử dụng làm khung lí thuyết cho rất nhiều công trình nghiên cứu khác nhau. Ngôn ngữ học có tính chức năng thể hiện ở ba điểm khu biệt có quan hệ rất gần gũi với nhau trong cách lí giải của nó về (1) các ngôn bản, (2) về hệ thống, và (3) về các thành phần của cấu trúc ngôn ngữ. Ngôn ngữ có tính chức năng là ngôn ngữ được thiết kế ra để giải thích cho việc ngôn ngữ được sử dụng như thế nào. Chính việc sử dụng ngôn ngữ qua hàng ngàn thế hệ đã hình thành nên hệ thống ngôn ngữ, với mục đích phát triển nhằm thỏa mãn các nhu cầu của con người. Ngữ pháp chức năng, về cơ bản là ngữ pháp tự nhiên, với ý nghĩa là mọi hiện tượng ngôn ngữ cuối cùng đều có thể giải thích được trong mối quan hệ với việc ngôn ngữ được sử dụng như thế nào. Ngôn ngữ là một quá trình xã hội, bởi vì “xã hội và kí hiệu là không thể tách rời”. Dựa vào tiền đề này, ngôn ngữ học chức năng hệ thống xem xã hội như là một bộ phận cấu thành của một mô hính lí thuyết gồm bốn cấp độ: ngôn cảnh (complex), ngữ nghĩa (semantics), ngữ pháp-từ vựng (lexicogrammar), và âm vị học (phonology). Ở cấp độ ngôn cảnh, ngôn ngữ học chức năng hệ thống thu hút sự chú ý vào ba khía cạnh của tình huống lời nói, lần lượt gọi là trường của ngôn bản (field of discourse), không khí của ngôn bản (tenor of discourse), và cách của ngôn bản (mode of discourse). Trường của ngôn bản liên quan đến những gì đang diễn ra trong các tình huống lời nói, quyết định sự lựa chọn các ý nghĩa được hiện thực hóa trong các mẫu thức ngữ pháp và từ vựng để thể hiện (lấy cú hành động làm đại diện) ai, làm gì ai, cái gì, ở đâu. Không khí của ngôn bản biểu thị các mối quan hệ vai diễn của những người tham gia vào tình huống lời nói (chẳng hạn mối quan hệ giữa giáo viên-học sinh), tác động đến kiểu quan hệ giữa những người tham gia và những gì người nói thực hiện để đạt được kiểu quan hệ đó. cách của ngôn bản cho biết kênh giao tiếp (văn viết hay văn nói hay sự kết hợp cả hai) và các hình thức hùng biện như thuyết phục, mô tả, trình bày, nhân-quả, vấn đề-giải pháp,… Nó liên quan đến các đặc điểm như liên kết và mạch lạc của ngôn bản – Người nghệ sĩ với cây đàn lia còn ca hát về thế giới ấy với tất cả đam mê. 337 Gió nâng đỡ hay hủy diệt cái đẹp. 338 Để hiểu đúng và cảm hay dòng thơ ca phương Đông – đặc biệt là thơ ca cổ điển – với những cách trữ tình, khuynh hướng lãng mạn... không nên thuần túy dựa vào giai đoạn, thời kì chủ yếu với những tiền đề bối cảnh xã hội...đã sản sinh ra nó. 339 Thơ trữ tình - lãng mạn phương Phương phải được nhìn ngắm theo cái cách nhà thơ đã làm ra nó, toát ra các đặc trưng riêng của nó. 340 Đối với tôi, cho đến bây giờ, tui vẫn luôn luôn nghĩ, không có nghề nào không cần đến những bậc thầy, kể cả những nghề buộc phải có những tìm tòi riêng, mang dấu ấn riêng, với “tính chủ thể” cao trong cá tính, phong cách, giọng điệu – nói theo ngôn ngữ nghệ nghiệp – như lao động văn chương... 341 Như vậy là về phần tui – tui không dám nói đến các anh chị đồng nghiệp khác cùng thế hệ – tui đã là người học nghệ vụng về và chăm chỉ trước các chỉ dẫn cụ thể và nghiêm khắc của Hoài Thanh. NCVH, 8/2009 342 Tưởng chẳng khó khăn gì trong việc so sánh tình hình ấy với thực trạng văn chương bây giờ. 343 Những năm cuối đời, ông có tâm trạng buồn. Buồn vì sức khỏe. Vì công việc. Vì muốn làm việc, muốn sống có ích mà không có việc. 344 Được đọc rồi được tiếp xúc, được học việc rồi được công tác với những người mình yêu mến, kính trọng và ngưỡng mộ; tui nghĩ đó là hạnh phúc không dê lúc nào, thời gian nào cũng được; và càng là không dễ, trong những năm tháng sống hôm nay. 345 Nhắc đến Hoài Thanh, người ta nhắc đến một nhà văn hóa, nhà phê bình văn học có thẩm quyền. Một ví dụ nhỏ để nói đến một xác tín lớn. 347 Sự uyên bác của Hoài Thanh đem đến sức gợi mở to lớn cho người đọc về sự gặp gỡ giữa dân tộc và nhân loại. 348 Đi kháng chiến để viết về kháng chiến là chuyện dễ hiểu. Đi kháng chiến để viết về Truyện Kiều là một ngạc nhiên. 349 Sáng tạo một thế giới sống khác không có trong đời thực mới là thiên chức của nghệ sĩ. 350 Mà muốn thế nhà văn trước hết phải có tài. 351 Đã thừa nhận tài năng thì phải thừa nhận vai trò của cá nhân và cá tính của nhà văn. 352 Đúng như vậy, có tự do mới có thành thực, mà có thành thực thì mới phát hiện điều gì khả dĩ thực sự mới mẻ. 353 Điều này ngày nay có vẻ khó được chấp nhận, song xét về phương diện đặc trưng nghệ thuật thì nó rất cần thiết. 354 Thế là đã rõ, nhà văn muốn hành động bằng văn chương thì phải tôn trọng tính đặc thù của văn chương. 355 Mỗi ý kiến của ông đều là kết quả của sự thể nghiệm và nghiền ngẫm sâu sắc. 356 Nguy cơ ấy không thể nó là không có ảnh hưởng tiêu cực tới chất lượng nghệ thuật của sáng tác. 357 Khẳng định quan n iệm sâu sắc của Hoài Thanh về đặc trưng văn chương nghệ thuật, không có nghĩa là xóa bỏ những hạn chế thậm chí sai lầm trong quan niệm nghệ thuật của ông. 358 Quả đúng “văn chương là văn chương”, nó có tính độc lập, nhưng thuần túy thì không, bởi nó phải hướng về xã hội, đem những tư tưởng xã hội, lịch sử, chính trị, luân lí, đạo đức, triết học biến thành máu thịt hữu cơ của mình. 359 Vậy biết bao thơ của Đỗ Phủ, của Nguyễn du chỉ là thơ của người cầm bút hay sao? 360 Hồi đầu năm 1950 ở chiến khu Việt Bắc, nhà văn Nguyễn Huy Tưởng có gửi tặng tui một cuốn sổ tay giấy dó khá dày khi biết tui đã được vào học ở trường Sư phạm. Bác Tưởng rất quý cha tôi, đã cùng cha tui đi theo pháo binh hồi cuối năm 1948. 362 Cha tui đúng là một “cỗ máy” hoạt động không ngừng nghỉ. 363 Chưa bao giờ tui nghe cha tui than phiền là phải làm việc quá nhiều. 364 Học và học một cách chăm chỉ, mê say. Vừa làm, vừa học. Vừa đi hoc, vừa đi làm kiếm sống cho bản thân và gia đình. 365 tui còn nhớ, lần đầu tiên viết bài nghiên cứu về cảnh sắc thiên nhiên trong Truyện Kiều, tui đã đưa cho cha tui xem. 366 tui tưởng cha tui gạch, xóa, chữa nhiều lứm nên rất hồi hộp lắng nghe. 367 Cha biết hôm trước con đã phải tranh thủ hoàn thành bài điểm thơ ấy ở đâu và vội vàng như thế nào. 368 Trên một số vấn đề học thuật khác, tui thừa nhận là đôi khi tui có những nhận định “trái” với cha tôi. 369 tui ngồi im lắng nghe như một bị cáo trước tòa. 370 Qua công việc này, tui khâm phục sức làm việc cần cù, thái độ lao động nghiêm túc và đầy say mê của cha. 371 Trong đời sống cũng như trong học thuật làm gì có mãi sự yên lặng của mặt nước hồ thu – cho dù cảnh thu ấy là không thể thiếu, nhưng mãi như thế lại hóa ra tẻ nhạt. 372 Nước tinh khiết dù có vô trùng, vô hại nhưng thử hỏi mấy ai chỉ muốn uống một loại nước như thế? 373 Vấn đề đặt ra ở đây chính là trong nghiên cứu, phê bình cần có một cách ứng xử có văn hóa. 374 Nói cho đúng, không phải Nguyễn Thượng Hiền không từng có cái ao ước của Phan Bội Châu. 375 Kể cũng là hào hùng. 376 Thôi thì nghĩa cho cùng, sự phân biệt người tốt kẻ xấu, nhìn nhận đường đúng đường sai e cũng là vô ích, vì cõi trần rút lại chẳng phải là hư ảo đấy ư. 377 Nhiệm vụ tối cao của phê bình là khám phá cái đẹp trong tác phẩm nghệ thuật. Đúng là đậm chất truyền thuyết, mà không thiếu nội dung hiện thực của khung cảnh chiến trận qua các chi tiết truyện kể. NCVH, 9/2009 379 Một ai đó đã nói, ám ảnh lớn nhất của con người có lẽ là ám ảnh về cái chết và sự tàn phai. 380 Đó đích thực là một kiểu kết tinh trai ngậm ngọc. 381 Hàn Mặc Tử nói: Làm thơ tức là điên. tui thêm: Làm thơ là sự phi thường. Thi sĩ không phải là Người. Nó là Người Mơ. Người Say, Người Điên. Nó là Tiên, là Ma, là Quỷ, là Tinh, là Yêu. Nó thoát hiện tại. Nó xối trộn dĩ vãng. Nó ôm trùm Tương Lai. 382 Việc ông bị đưa đi dương trình hiệu lực là một sự kiện trọng đại đối với Cao Bá Quát, đã tác động mạnh mẽ đến nhận thức, tư tưởng của ông. NCVH, 11/2008 383 Nói về quốc ngữ, quan niệm của Cao Bá Quát thật rõ ràng. 384 Càng thương nhớ, càng nghĩ ngợi, dằn vặt, ông càng khổ tâm muôn phần. 385 Có một sự thật không thể phủ nhận là huyền thoại thâm nhập vào văn học. 386 Sự vận động đi lên trong những huyền thoại về mùa xuân, bình minh, sinh nở, cưới hỏi, phục sinh, đã trở thành nguyên tắc cấu trúc của hài kịch. 387 Về việc này còn có một nhân chứng khác. 388 Về phần ông, tận tâm với học sinh, cố gắng chịu đựng gian khổ, luôn giữ quan hệ tốt với nhân dân nơi đóng quân. 389 Đúng là lão đang rơi vào trạng thái trông gà hóa cuốc, thần hồn nát thần tính mà tất cả cũng chỉ vì phương thuốc mà nhà lão đang rất cần để chữa bệnh cho con. 390 Cơn ho còn là động lực thúc đẩy lão Hoa phải đi, vừa tạo ra sự thấp thỏm đợi chờ của bà Hoa. 391 Hắn cũng chẳng nói nhiều và cũng biết chẳng cần nói nhiều nhưng đã nói thì lới của hắn phải là mệnh lệnh. 392 Sự tật nguyền của cơ thể chưa đủ, tác giả cho nhân vật này tật nguyền luôn cả khứu giác. Con quạ vốn là loài chim phổ biến ở các nước xứ lạnh. 394 Việc vượt qua ranh giới định kiến ấy mang một ý nghĩa biểu tượng quan trọng song để có điều ấy thì phải có một biến cố. 395 Rõ ràng vòng hoa ấy không phải ngẫu nhiên mà là vòng hoa có chủ và được đặt vào mộ Hạ Du một cách có chủ ý. 396 Gắn chặt với sự toàn vẹn hữu cơ tưởng tượng của dân tộc, một trong những toàn mặc định ấy là sự toàn vẹn của truyền thống văn chương. NCVH, 11/2010 397 Thử thách mà chúng tui đã cố gắng đối mặt là biên soạn một bộ lịch sử văn học không chỉ đơn giản lập lại tường thuật tiêu chuẩn [có sẵn]. 398 Sự sụp đổ bất ngờ, không lường trước cuả nhà Lương vào giữa thế kỉ VI đã khiến nhiều người phương nam với niềm tin văn hóa mạnh mẽ của họ quay ra tìm kiếm một vị trí trong triều đình ở bắc Trung nguyên. 399 Việc đẻ mất phương bắc vào tay tộc người phi – Hán đã khơi dậy sự tuôn trào của thi cầm ta có thể gọi là “ái quốc”, ý thức xác nhận chính thể và cương thổ của nó, thay vì chỉ là lòng cô trung với một triều đại. 400 Mục đích của tui trong tiểu luận này là bàn về một khái niệm thiếu vắng khỏi đa số thảo luận về văn học vùng và toàn cầu: vai trò quan yếu của các chữ viết [scrip] toàn cầu. 401 Các bảng chữ cái và chữ viết dạng khác cho đến nay vẫn tiếp tục là những chỉ dẫn quan trọng của căn cước văn hóa, thường xuyên là những chiến địa cho độc lập hay liên-độc lập. 402 Ủng hộ tân học, hướng hẳn về phương Tây hiện đại, ngòi bút Phan Khôi tung hoành ngang dọc, được coi là bướng bỉnh, ngang tàng nổi tiếng một thời. 403 Hễ dư luận nói xuôi thì ông phải nói ngược. 404 Phan Khôi cho truyền thống dân tộc của ta chẳng có gì cả. Ông viết một loạt bài vạch ra những hèn kém của dân tộc Những phân tích chức năng của hai cách diễn đạt này được kết hợp lại thành một sơ đồ với một tầng tương thích và một tầng không tương thích, vì vậy những sự tương phản ngữ pháp giữa các thành tố được chỉ ra theo phương thẳng đứng: “thủ pháp ở đây là khớp nối các thành phần theo phương thẳng đứng càng gần càng tốt (Halliday 1998: 346). Theo cách này, những sự thay đổi có liên hệ với ẩn dụ từ vựng cũng trở nên rõ ràng, và những gợi ý có thể được đưa ra liên quan đến những lí do (ví dụ, về phân bố Đề ngữ-Thuyết ngữ) tại sao một sự giải thích ẩn dụ lại được lựa chọn. Như vậy, có thể thấy, hai tác dụng khái quát của ẩn dụ tư tưởng có liên quan đến siêu chức năng văn bản – tức là ẩn dụ ngữ pháp tư tưởng có thể được dùng để tổ chức văn bản thành cấu trúc thông tin và cấu trúc đề ngữ cụ thể, chẳng hạn nó làm cho “quá trình” có thể đảm nhiệm chức năng Đề ngữ, hay có thể nhận tiêu điểm thông tin không đánh dấu (dẫn theo Ravelli). Chúng ta có thể xem những cách lí giải về các biến thể ẩn dụ chuyển tác trong các ví dụ của Halliday dưới đây. Hai ví dụ thường được Halliday dẫn là Mary came upon a wonderful sight và A wonderful sight met Mary’s eyes là những biến thể ẩn dụ của Mary saw something wonderful. Trong hình dưới, những biến thể này được phân tích theo các kiểu biến thể mà Halliday đề xuất. Tương thích Mary saw something wonderful Mary saw something wonderful Tham thể: cảm thể Quá trình: tinh thần: tri nhận Tham thể: hiện tượng Tham thể: cảm thể Quá trình: tinh thần: tri nhận Tham thể: hiện tượng Không tương thích A wonderful sight met Mary’s eyes Mary came upon a sight Tham thể: hành thể Quá trình: vật chất Tham thể: hành thể Tham thể: hành thể Quá trình: vật chất Chu cảnh: vị trí a. Advances in technology are speeding up the writing of business programs. b. Advances in technology are making the writing of business programs faster. c. Advances in technology are enabling people to write business programs faster. d. Because technology is advancing, people are (becoming) able to write business programs faster. e. Because technology is getting better, people are able to write business programs faster. Halliday cho rằng, ẩn dụ ở bình diện tư tưởng được tìm thấy trong tất cả các kiểu ngôn bản của người lớn tuổi, trong đó, ngôn ngữ viết có nhiều ẩn dụ tư tưởng hơn là ngôn bản nói. Điều này được quy cho một sự khác biệt khát quát hơn trong các kiểu phức tạp, đó là ngôn ngữ viết có sự đậm đặc về mật độ từ vựng, trong khi ngôn ngữ nói lại “phức tạp về ngữ pháp”. Trong ngôn ngữ viết, các kiểu ý nghĩa từ vựng khác nhau thường được dồn vào một cụm danh từ đơn lẻ - chính là ngôn cảnh mà trong đó ẩn dụ tư tưởng xuất hiện. Trong suốt lịch sử phát triển ngôn ngữ, ẩn dụ ngữ pháp dần dần mất đi bản chất ẩn dụ của nó và trở nên “thuần hóa” khi việc phi ẩn dụ hóa xuất hiện. Dưới đây là ba kiểu ẩn dụ chuyển tác được thuần hóa trong tiếng Anh của Halliday: (i) Với các cách diễn đạt kiểu have a bath, do a dance, make a mistake, trong những hình thức này, ý nghĩa của quá trình được diễn đạt trong cương vực chứ không phải trong động từ; (ii) Những ví dụ kiểu she has brown eyes sẽ có hình thức tương thích là her eyes are brown; hay ví dụ he has a broken wrist sẽ có hình thức tương thích là his wrist is broken; (iii) Những cách diễn đạt kiểu he write good books sẽ có hình thức tương thích là he write books which are good; hay ví dụ we sell bargain sẽ có hình thức tương thích là the things we sell are cheap. 1.2.1.5. Ẩn dụ ngữ pháp liên nhân Ngữ pháp liên nhân được tổ chức bởi hai hệ thống: hệ thống Thức và hệ thống Tình thái, từ đó phân biệt ẩn dụ ngữ pháp liên nhân thành hai kiểu là ẩn dụ thức và ẩn dụ tình thái.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:





tải đủ 4 phần rồi giải nén
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
P Khảo sát đề xuất cơ hội giảm thiểu nước thải và phương án xử lý nước thải cho công ty dệt may Hà Nội Kiến trúc, xây dựng 0
N Khảo sát ảnh hưởng của chế độ xử lý Chlorine và phương pháp bảo quản lạnh đến chất lượng cải ngọt Khoa học Tự nhiên 0
M Khảo sát phương pháp xử lý cá ảnh hưởng đến chất lượng cá tra Fillet đông lạnh tại xí nghiệp đông lạnh Agifish (Xí nghiệp 7) Khoa học Tự nhiên 2
M Khảo sát các phương pháp xử lý nguyên liệu và biện pháp kiểm soát chất lượng đến khả năng ức chế vi Khoa học Tự nhiên 0
G Khảo sát các phương pháp xử lý nguyên liệu và biện pháp kiểm soát chất lượng ảnh hưởng đến chất lượn Khoa học Tự nhiên 0
O Khảo sát quy trình chế biến Fillet cá Tra đông lạnh tại công ty 404 và ảnh hưởng của phương pháp tan Khoa học Tự nhiên 0
D Khảo sát các phương tiện từ vựng, ngữ pháp biểu đạt tính tình thái nhận thức trong tiếng Anh và tiến English 0
H Khảo sát tình hình sử dụng thuốc trong điều trị vô sinh bằng phương pháp Thụ tinh trong ống nghiệm Luận văn Kinh tế 0
D Phương pháp khảo sát động lực học phanh ô tô du lịch Khoa học kỹ thuật 0
D Khảo sát các phương pháp chiết xuất, thành phần hóa học và tính chất hóa lý của tinh dầu hoa lài jas Nông Lâm Thủy sản 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top