Cute_Sky

New Member

Download miễn phí Khả năng kiểm soát tuyến trùng bướu rễ cây hồ tiêu của chế phẩm nemaitb ở nhà lưới và bước đầu thử nghiệm tại ấp Bầu Trư, xã An Bình, huyện Phú Giáo, Bình Dương





 Trang

Lời Thank i

Mục lục ii

Danh mục hình và sơ đồ

Danh mục bảng và đồ thị

Lời mở đầu 01

CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

 1.1 Khái quát về cây hồ tiêu 03

 1.1.1 Nguồn gốc hồ tiêu 03

 1.1.2 Đặc điểm hình thái 04

 1.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến tiêu 05

 1.1.3.1 Giống tiêu 05

 1.1.3.2 Một số nọc (cây choái) sử dụng trồng tiêu và mật độ trồng tiêu 09

 1.1.3.3 Đất đai 09

 1.1.3.4 Các yếu tố khí hậu 10

 1.1.3.5 Bón phân và kỹ thuật bón phân 10

 1.1.3.6 Tưới nước – thoát nước 12

 1.1.3.7 Một số yếu tố khác 12

 1.1.4 Sâu bệnh hại chính trên cây hồ tiêu 13

 1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tiêu trên thế giới và Việt Nam 18

 1.1.6 Thực trạng vùng trồng hồ tiêu tại Phú Giáo, Bình Dương 21

 1.1.7 Thành phẩm hóa học và giá trị sử dụng của hạt hồ tiêu 22

 1.1.7.1 Thành phần hóa học của hạt tiêu 22

 1.1.7.2 Giá trị sử dụng 23

 1.2 Khái quát tuyến trùng 23

 1.2.1 Lịch sử nghiên cứu tuyến trùng 25

 1.2.2 Phân loại tuyến trùng ký sinh thực vật 26

 1.2.3 Tuyến trùng ký sinh thực vật (plant-parasitic nematodes) 26

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


y do tập đoàn tuyến trùng gây ra. Gốc thân, cổ rễ bị thâm đen, thối khô. Các bó mạch trong thân bị chuyển màu thâm đen. Trong điều kiện mùa khô rệp sáp gây hại trên rễ cũng gây triệu chứng héo vàng, ở nhiều địa phương còn xuất hiện con muối tham gia gây hại. Triệu chứng chết chậm biểu hiện rõ cả trong mùa khô và mùa mưa. Rõ ràng, bệnh chết chậm hay hiện tượng vàng lá chết cây từ từ là một hội chứng rất phức tạp. Đây là một hội chứng phức hợp do nhiều nguyên nhân gây ra.
- Bệnh sinh lý:
Thiếu đạm: Thường xảy ra ở giai đoạn sau thu hoạch, lá vàng, vàng cam, ngọn lá cháy, lá rụng.
Thiếu Kali: Đỉnh lá bị cháy kéo dọc theo rìa lá, lá dòn dễ gãy, phiến lá cong, dây không chết nhưng năng suất giảm.
Thiếu lân: Cây tăng trưởng chậm lại, cằn cỗi, ít đậu trái.
Thiếu Mg: Phổ biến ở giai đoạn ra hoa và lúc trái già, lá mất màu diệp lục, gân lá màu vàng, lá trưởng thành màu xanh nhạt, vàng dọc theo chiều dài gân lá, làm lá rụng.
Thiếu Ca: Thiếu nặng cây cằn cỗi, các lóng ngắn lại, lá non màu xanh nhợt, mép lá cháy xém gần phiến lá màu xanh nhạt, xuất hiện các đốm nâu ở giữa gân lá mặt trên và mặt dưới lá.
- Bệnh vi rút hại hồ tiêu:
Bệnh vi rút trên hồ tiêu được biết đến với tên gọi “tiêu điên”. Bệnh vi rút trên tiêu ở nước ta còn ít tài liệu nghiên cứu, tuy nhiên điều tra tại xã Đắc Nia – Đắc Nông trên vườn tiêu 5 năm tuổi có tới 12,6% cây biểu hiện triệu chứng hoa lá và lá nhỏ, tại xã Bình Trung, huyện Châu Đức – Bà Rịa – Vũng Tàu trên vườn cây 8 năm tuổi có tới 63,5% số cây bị bệnh vi rút.
Các tài liệu nghiên cứu trong và ngoài nước đều đã xác định hai loại vi rút: vi rút hoa lá dưa chuột (Cucumber mosaic virus – CMV) và virut khảm vàng trên hồ tiêu (Piper yellow mottle virus – PYMV). Tuy nhiên, chưa có nghiên cứu bệnh lý học và biện pháp cụ thể nào về hai loại virut kể trên gây hại trên hồ tiêu ở nước ta.
Triệu chứng
Làm lá tiêu nhỏ, xoăn lại, vàng, đọt tiêu không phát triển, cây lùn, cằn cỗi, chậm phát triển, bệnh nặng cây sẽ chết. Cây mới bị bệnh trên lá có triệu chứng khảm hay còn gọi là hoa lá, lá nhỏ lại và cây phát triển còi cọc. Giai đoạn cuối, các đốt thân sưng lên và các đốt xít lại gần nhau, nhiều khi gây hiện tượng “nổ đốt – tháo đốt”. Bệnh gây hại làm cho vườn tiêu phát triển chậm, dần dần tàn lụi và giảm năng suất rõ rệt.
- Bệnh thán thư:
Do nấm Colletotrichum gloeosporioides gây nên.
Triệu chứng
Trên lá có những vết vằn lớn màu vàng nâu, xung quanh vết vằn có quầng đen. Nếu vết bệnh lây sang cành, bông thì làm rụng đốt, cành, hạt khô đen và lép.
- Dịch bệnh trên “choái” tiêu:
Năm 2005 và 2006 vấn đề cây vông làm choái tiêu ở Bà Rịa – Vũng Tàu bị ong gây hại. Ong gây hại trên lá, đọt và đục vỏ làm xập dây tiêu đã gây thiệt hại đáng kể cho người trồng tiêu. Có rất nhiều loại cây choái khác nhau bao gồm: Vông (Erythyrina inerana), Lồng mức (Wrightia annamenis), Gòn (Eriodendron anyracinosum), Cóc rừng (Spondias mangifera), Mít (Atocarpus integrifolia), v.v. Nhưng trong các cây làm choái này chỉ có cây ong hại và không chỉ có ở Bà Rịa – Vũng Tàu mà tại Đắc Nông cũng bị. Vì vậy, trong điều kiện hiện nay chỉ có thay thế cây vông bị ong gây hại bằng các loại choái sống khác phù hợp với điều kiện địa phương là giải pháp kinh tế nhất.
1.1.5 Tình hình sản xuất và tiêu thụ tiêu trên thế giới và Việt Nam
Thế giới:
Theo tổ chức FAO, cây tiêu được trồng khắp nơi trên thế giới từ thế kỷ XIX và hiện nay có 70 quốc gia trồng tiêu.
Năm 1954: thế giới có khoảng 64.000 tấn tiêu hột.
Năm 1978: 160 ngàn tấn tiêu hột.
Năm 1983: 180.000 tấn.
- Sau 1982 sản lượng tiêu trên thế giới giảm dần do sâu bệnh (bệnh tiêu điên) và thời tiết (ít mưa làm tiêu chết vì thiếu nước và tiêu rụng nhiều) ô nhiễm môi trường cũng ảnh hưởng lớn đến việc thụ phấn của hoa. Sau 1983 giá tiêu tăng vọt, đến 1989 – 1990 các nước đổ xô trồng tiêu và diện tích trồng tiêu tăng lên. Các nước sản xuất nhiều tiêu nhất trên thế giới là Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Brazil, Madagasca, Srilanka.
- Còn ở các nước Đông Dương, từ thế kỷ XVI đã tìm thấy loại tiêu mọc hoang trong rừng, sang thế kỷ XVII thì nhập giống tiêu Ấn Độ, Indonesia có năng suất cao về trồng. Đến thế kỷ XIX, Campuchia là nước trồng tiêu nhiều nhất Đông Dương. Những năm trước dao động trong khoảng 6.000 đến 7.000 ha nhưng từ năm 1997 đến năm 1998 tăng từ 9.800 đến 11.800 ha tương ứng với năng suất từ 8.000 đến 9.000 tấn và từ 13.000 đến 14.000 tấn/ năm.
* Năng suất trung bình hiện nay trên thế giới 2 – 3kg/nọc/năm.
* Về xuất khẩu tiêu có 2 dạng:
+ Tiêu hột:
Chia làm 2 loại: tiêu đen và tiêu trắng (tiêu sọ) và chiếm hầu hết lượng tiêu xuất khẩu vào khoảng 160.000 tấn/năm.
Trung bình 100kg tiêu tươi (tiêu chùm) chế biến phơi khô được 35 kg tiêu đen còn tiêu trắng chiếm khoảng 70% so với trọng lượng tiêu đen. Như vậy 100 kg tiêu tươi thu được khoảng 25 kg tiêu trắng. Lượng tiêu hột chiếm 85% tổng sản lượng và xuất khẩu tiêu của thế giới.
+ Tiêu xanh:
Thế giới hiện nay sản xuất để xuất khẩu khoảng 2.000 tấn tiêu xanh (tiêu tươi, tiêu chùm), 4.000 tấn dầu hạt tiêu. Tốc độ tiêu thụ tăng 5-6% nhưng tốc độ sản xuất chỉ tăng 4%.
Trên thế giới có 42 nước nhập khẩu chính, nhiều nhất là Mỹ khoảng 30.000 tấn tiêu hột/năm, Đức 15.000 tấn/năm, Pháp 7.000 tấn/năm. Mức tiêu thụ bình quân trên thế giới là 300 gam/đầu người (cao nhất là Mỹ với mức tiêu thụ khoảng 500 gam/đầu người). Gần đây ở những nước Trung Đông đang tăng dần việc sử dụng tiêu.
Giá cả tiêu:
- Trước 1970 trên thế giới là 1500 USD/tấn tiêu đen.
1970 – 1980 2000 USD/tấn
1983 đến cuối 1985 4400 USD/tấn
- Cuối 1986 cao nhất là 5200 – 5400 USD/tấn.
- Sau đó giảm dần, đến năm 1994 là 2000 – 2500 USD/tấn.
Tiêu sọ cao nhất là namw giá 6000 USD/tấn, năm 1994 là 3500 – 4000 USD/tấn.
Theo các nhà trồng tiêu thế giới thì cây tiêu vẫn còn có khả năng kinh tế lớn.
Tiêu chuẩn xuất khẩu:
- Ẩm độ hạt: 15%, tốt nhất là 11%.
- Trọng lượng hạt tiêu 480 gam/1 lít hạt.
- Độ tinh khiết 90%, hạt tiêu lép < 2%.
Việt Nam:
Ở Việt Nam tiêu được du nhập và trồng đầu tiên ở Hà Tiên, Phú Quốc, Phước Tuy, Bà Rịa. Từ sau 1975 ngành trồng tiêu phát triển mạnh ở Bình Long, Phước Long (tỉnh Bình Phước). Miền Trung phát triển mạnh ở vùng Khe Sanh (Quảng Trị). Năm 1965 toàn miền Nam có khoảng 465 ha với sản lượng 605 tấn tiêu hột và do không chịu được nhiệt độ thấp nên chỉ trồng ở vĩ tuyến 17 trở vào (Quảng Trị vào). Hiện nay cây tiêu được trồng nhiều ở các vùng như Đăk Lăk, Gia Lai, Kontum, Bình Thuận, Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Bà Rịa – Vũng Tàu cho đến các tỉnh miền Tây Nam Bộ: Cần Thơ, Sóc Trăng, Kiên Giang (Phú Quốc) với khoảng 50.000 ha và sản lượng gần 100.000 tấn.
Cây tiêu Việt Nam có năng suất cao nhất là ở Phú Quốc (8 – 10 kg/nọc chết/năm), các vùng khác (Bà Rịa, Bình Long) cao nhất là 6 – 8 kg/nọc chết/năm.
Nếu so với thế giới thì năng suất trồng tiêu ở Việt Nam còn thấp vì:
Trình độ thâm canh chưa cao ( ngoài kỹ thuật, còn thiếu vốn sản xuất).
Bệnh tiêu.
Bón phân mất cân đối (chủ yếu là chỉ bón đạm).
- Các vùng có khả năng phát triển tiêu ở Việt Nam:
+ Đông Nam Bộ: tốt nhất là vùng đất đỏ bazan: Lộc Ninh, Bình Long (Bình Phước), Bà Rịa, Xuân Lộc (Long Khánh): Do đất đỏ có cơ cấu cụm, thông thoáng, dinh dưỡng cao, năng suất ở đất đỏ 2 – 3 hay đến 8 – 10 -12kg/nọc.
Đất xám miền Đông thường phải tưới nhiều nước hay chọn nơi có mực thủy cấp cao.
Miền Đông Nam Bộ là vùng trồng tiêu lớn nhất của cả nước với tổng diện tích năm 2006 là 30.500 ha.
+ Tây Nguyên: Lâm Đồng (Di Linh, Bảo Lộc, Đa Hoai), Đăk Lăk, Pleiku, Buôn Ma Thuột. Khả năng phát triển tiêu lớn nhờ đất đỏ, đất vàng đỏ nhưng hiện đang tranh chấp với cà phê, cao su. Hiện các tỉnh Tây Nguyên có 14.000 ha.
+ Miền Trung: Khe Sanh (Quảng Trị), Tiên Phước (đang tranh chấp với dâu tằm)Các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ có 1.200 ha, Bắc Trung Bộ 3.800 ha.
+ Kiên Giang: Hà Tiên (vùng khởi đầu: Tô Châu, Thạch Động), Phú Quốc nếu bón nhiều phân hữu cơ có thể đạt 10 – 15kg/nọc năm.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: phát triển từ năm 1984 – 1985 trở lại đây, chủ yếu vườn nhà (nọc sống) mang tính chất gia đình, phải bồi mương cao trắc diện ở nơi trồng tiêu. Hiện nay, ở Đồng Bằng Sông Cửu Long có 600 ha [8].
1.1.6 Thực trạng vùng trồng hồ tiêu tại Phú Giáo, Bình Dương
Các giống tiêu: Giống tiêu được sử dụng nhiều là giống tiêu Vĩnh Linh, theo các nhà trồng tiêu đây là giống cho năng suất cao và ít tốn công chăm sóc. Ngoài ra, trong vùng cũng trồng một số giống tiêu khác như giống tiêu sẻ, giống tiêu chung, giống tiêu Lộc Ninh
Nọc trồng tiêu: nọc sống được sử dụng phổ biến là cây lồng mức do dễ tìm và cho năng suất cao. Nọc xây thường là nọc xây gạch và nọc xi măng.
Điều kiện sinh thái: Huyện Phú Giáo, tỉnh Bình Dương nằm trong vùng Đông Nam Bộ có khí hậu nhiệt đới gió mùa. Đất ở đây thuộc nhóm đất xám là một trong những loại đất thích hợp cho sự phát triển của cây tiêu. Bên cạnh đó, đất bằng (đất không có độ dốc) nên dễ chăm sóc và bón phân ít bị sửa trôi đỡ phải làm bồn.
Phân bón: Chủ yếu sử dụng phân chuồng ( phân heo, phân bò), một năm bón 2 lần. Ngoài ra, họ còn sử dụng một số p...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top