Download miễn phí Luận văn Kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Doanh nghiệp xây dựng Bình Minh





MỤC LỤC

 

LỜI NÓI ĐẦU 1

PHẦN 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM CỦA DOANH NGHIỆP XÂY LẮP 3

1.1 Những vấn đề chung về kế toán tập hợp chi phí sản xuất 3

1.1.1 Khái niệm về chi phí sản xuất 3

1.1.2 Phân loại chi phí sản xuất 3

1.1.2.1 Phân loại chi phí theo nội dung, tính chất kinh tế của chi phí : 3

1.1.2.2 Phân loại chi phí theo mục đích, công dụng 4

1.1.2.3 Phân loại chi phí theo phương pháp tập hợp chi phí sản xuất vào các đối tượng chịu chi phí 5

1.1.3 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí 5

1.1.4 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang 6

1.1.5 Phương pháp kế toán tập hợp chi phí sản xuất 6

1.1.5.1 Kế toán tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp 7

1.1.5.2 Kế toán tập hợp chi phí nhân công trực tiếp 7

1.1.5.3 Kế toán tập hợp sử dụng máy thi công 8

1.1.5.5 Kế toán tập hợp chi phí sản xuất toàn doanh nghiệp xây lắp theo phương pháp kê khai thường xuyên 9

1.2 Những vấn đề chung về kế toán tính giá thành sản phẩm 10

1.2.1 Khái niệm tính giá thành sản phẩm 10

1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm 10

1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm 11

1.2.4 Phương pháp tính giá thành sản phẩm 11

1.2.4.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp 11

1.2.4.2 Phương pháp tính giá thành theo định mức 12

1.2.4.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng 13

PHẦN 2: THỰC TẾ KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ SẢN XUẤT VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN XUẤT TẠI DOANH NGHIỆP XÂY DỰNG BÌNH MINH 14

2.1 Tổng quan về doanh nghiệp xây dựng Bình Minh 14

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp 14

2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp 14

2.1.3. Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp 15

2.1.4. Đặc điểm công tác kế toán tại doanh nghiệp 16

2.1.4.1. Chính sách kế toán đang được áp dụng 16

2.1.4.2. Cơ cấu bộ máy kế toán của doanh nghiệp 17

2.1.5. Một số chỉ tiêu doanh nghiệp đạt được trong năm 2007 – 2008 18

2.2 Thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm của doanh nghiệp xây dựng Bình Minh 18

2.2.1 Đối tượng kế toán tập hợp chi phí của doanh nghiệp 18

2.2.2 Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang của doanh nghiệp 18

2.2.3 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất của doanh nghiệp 19

2.2.3.1 Phương pháp tập hợp chi phí nguyên vật liệu trực tiếp của doanh nghiệp 19

2.2.3.2 Phương pháp tập hợp chi phí nhân công trực tiếp của doanh nghiệp 21

2.2.3.3 Phương pháp tập hợp chi phí sử dụng máy thi công 23

2.2.3.4 Phương pháp tập hợp chi phí sản xuất chung của doanh nghiệp 24

2.2.3.4.Kế toán tổng hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm xây dựng toàn doanh nghiệp 27

2.3 Thực tế kế toán tính giá thành sản phẩm 28

2.3.1 Kế toán tính giá thành 28

2.3.2 Phương pháp tính giá thành 28

PHẦN 3: NHẬN XÉT VÀ KẾT LUẬN 29

3.1. Nhận xét 29

3.1.1 Những ưu điểm 29

3.1.2.Những vấn đề còn tồn tại ở doanh nghiệp 30

3.2. Một số ý kiến 31

KẾT LUẬN 33

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


công nghiệp và lao vụ, dịch vụ khác.
- Giá thành xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ.
Bên Có: - Giá thành SPXL hoàn thành bàn giao (từng phần hay toàn bộ) hay chờ bàn giao.
- Giá thành sản phẩm của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính.
- Giá thành thực tế của SP công nghiệp hoàn thành và chi phí sản xuất thực tế của khối lượng lao vụ, dịch vụ hoàn thành.
- Trị giá phế liệu thu hồi, giá trị sản phẩm hỏng không sửa chữa được.
- Trị giá NVL, hàng hóa giá công xong nhập kho.
Số dư Nợ: Giá thành sản phẩm xây lắp của nhà thầu phụ hoàn thành bàn giao cho nhà thầu chính chưa được xác định tiêu thụ trong kỳ.
- Tài khoản 154 có 4 tài khoản cấp 2.
* Phương pháp kế toán : Sơ đồ 1.7 trang 7 – phụ lục
1.2 Những vấn đề chung về kế toán tính giá thành sản phẩm
1.2.1 Khái niệm tính giá thành sản phẩm
Giá thành sản phẩm là chi phí sản xuất tính cho một khối lượng, một đơn vị sản phẩm hay một công việc, lao vụ đã hoàn thành. Nói cách khác, giá thành sản phẩm là hao phí lao động xã hội cần thiết, bao gồm cả lao động sống và lao động vật hóa để tạo ra sản phẩm hay dịch vụ.
1.2.2 Phân loại giá thành sản phẩm
Trong sản phẩm xây lắp có các loại giá thành sau đây:
Giá thành dự toán: Giá thành dự toán đựơc xác định dựa trên các định mức và đơn gía chi phí do nhà nước quy định và nó nhỏ hơn giá trị dự toán ở khoản thu nhập chịu thuế tính trước và thuế GTGT đầu ra. Giá thành dự toán được xác định như sau:
Giá thành dự = Giá trị dự _ Thu nhập _ Thuế GTGT
Toán CT, HMCT toán CT, chịu thuế đầu ra
HMCT tính trước
Giá thành kế hoạch: Giá thành kế hoạch là giá thành được xây dựng dựa vào điều kiện cụ thể về định mức, đơn giá, biện pháp tổ chức thi công của từng doanh nghiệp.
Dựa vào 2 loại giá thành trên, người ta có thể xác định ddược mức hạ giá thành kế hoạch như sau:
Mức hạ giá = Giá thành _ Giá thành
thành kế hoạch kế hoạch dự toán
Theo công thức xác định nói trên, Doanh nghiệp cần tăng cường quản lý dự toán chi phí để hạ giá thành sản phẩm.
Giá thành thực tế: Giá thành thực tế được xác định dựa trên các số liệu thực tế, các chi phí sản xuất đã tập hợp đựoc để thực hiện khối lượng xây lắp trong kì ( không bao gồm giá trị thiết bị đưa vào lắp đặt vì các thiết bị này thường do chủ đầu tư bàn giao cho đơn vị nhận thầu xây lắp ).
1.2.3 Đối tượng tính giá thành sản phẩm
Do đặc điểm của hoạt động xây lắp và của sản phẩm xây lắp cũng như tuỳ từng trường hợp vào cách thanh toán khối lượng xây lắp theo hợp đồng xây dựng, đối tượng tính giá thành có thể là giai đoạn quy ước của công trình, hạng mục công trình, có thể là các giai đoạn quy ước của hạng công trình có dự toán riêng hoàn thành.Việc xác định đúng đối tượng tính giá thành sẽ là cơ sở để tính đúng, tính đủ chi phí sản xuất vào giá thành sản phẩm.
Phương pháp tính giá thành sản phẩm
1.2.4.1 Phương pháp tính giá thành trực tiếp
Hiện nay, phương pháp này được sử dụng phổ biến nhất trong các doanh nghiệp vì nó phù hợp với đặc điểm sản phẩm xây lắp mang tính đơn chiếc và đối tượng tập hợp sản xuất phù hợp với đối tượng tính giá thành, kỳ tính giá thành phù hợp với kỳ báo cáo, cách tính đơn giản.
Theo phương pháp này, tập hợp tất cả chi phí sản xuất trực tiếp cho một công trình, hạng mục công trình,từ khi khởi công đến khi hoàn thành chính là giá thành thực tế của công trình ấy.
Trường hợp: công trình, hạng mục công trình chưa hoàn thành toàn bộ mà có khối lượng xây lắp hoàn thành bàn giao thì cần tổ chức đánh giá sản phẩm dở dang. Khi đó, kế toán tính giá thành sau:
Z = Dđk + C - Dck
Trong: Z: Tổng giá thành sản phẩm
C: Tổng chi phí sản xuất đã tập hợp theo đối tượng
Dđk, Dck: Giá trị công trình dở dang đầu kỳ, cuối kỳ
- Trường hợp: chi phí sản xuất tập hợp theo từng công trình nhưng giá thành thực tế lại tính riêng cho từng hạng mục công trình, thì kế toán căn cứ vào hệ số kinh tế kỹ thuật quy định cho từng hạng mục công trình để tính giá thành thực tế cho hạng mục công trình đó.
1.2.4.2 Phương pháp tính giá thành theo định mức
Giá thành sản phẩm xây lắp được xác định theo định mức trên cơ sở các định mức kinh tế kỹ thuật, các dự toán chi phí được duyệt, những thay đổi định mức và thoát ly định mức đã được kế toán phản ánh. Việc tính giá thành sản phẩm được tính toán.
- Căn cứ vào định mức kinh tế kĩ thuật hiện hành và các dự toán chi phí sản xuất
để tính giá thành định mức của công trình, hạng mục công trình.
- Chênh lệch do thay đổi định mức là chênh lệch giã giá thành định mức mới và
giá thành định mức cũ.
Giá thành Giá thành định Chênh lệch do Chênh lệch
thực tế của = mức của CT, + thay đổi định + do thoát ly
CT, HMCT HMCT mức định mức
Trong đó:
Chênh lệch do thay đổi định mức = Định mức mới - Định mức cũ
Chênh lệch thoát ly định mức
=
Chi phí phí thực tế
(theo từng khoản mục)
-
Chi phí phí định mức
(theo từng khoản mục)
Phương pháp này có tác dụng lớn trong việc kiểm tra tình hình thực hiện định mức, dự toán chi phí sản xuất, nó còn giảm bớt khối lượng ghi chép tính toán của kế toán.
1.2.4.3 Phương pháp tính giá thành theo đơn đặt hàng
Phương pháp này được áp dụng trong các doanh nghiệp xây dung thực hiện nhận thầu xây dung theo đơn đặt hàng, khi đó đối tuượng hạch toán chi phí sản xuất và đối tượng tính giá thành là từng đơn đặt hàng.Kỳ tính giá thành không trùng với kỳ báo cáo mà khi hoàn thành khối lượng giá trị xây lắp quy định trong đơn đặt hàng mới tính giá thành. Trong quá trình sản xuất xây lắp chi phí sản xuất được tập hợp trong đơn đặt hàng, khi công trình hoàn thành bàn giao,giá thành của công trình chính là chi phí sản xuất.
Phần 2
Thực tế kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản xuất tại doanh nghiệp xây dựng Bình Minh
2.1 Tổng quan về doanh nghiệp xây dựng Bình Minh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của doanh nghiệp
- Tên hiện tại của Công ty: Doanh nghiệp xây dựng Bình Minh
- Địa chỉ: Khu phố 2 – Thị trấn Yên Ninh – Yên Khánh – Ninh Bình
- Điện thoại: 0303.841260
- Mã số thuế:2700226937
Doanh nghiệp xây dựng Bình Minh là Doanh nghiệp tư nhân được thành lập ngày 26 tháng 11 năm 1994 theo quyết định số 30/GP.UB của ủy ban nhân dân tỉnh Ninh Bình
Trải qua 14 năm trưởng thành và phát triển, mặc dù gặp nhiều khó khăn do chuyển đổi cơ chế nhưng nhờ áp dụng công nghệ và thiết bị thi công tiên tiến, cạnh tranh bằng chất lượng và tiến độ thi công. Doanh nghiệp đã tham gia nhiều dự án lớn, yêu cầu kĩ thuật cao.
Ngày nay, Doanh nghiệp đã đầu tư thêm nhiều thiết bị thi công hiện đại với các
công nghệ kĩ thuật thi công nền, mặt đường cấp cao, có đội ngũ cán bộ quản lý, khoa học kĩ thuật và công nhân lành nghề đủ điều kiện tham gia thi công các công trình có yêu cầu kĩ thuật và chất lượng quốc tế.
2.1.2. Nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
Doanh nghiệp Xây dựng Bình Minh là doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực xây lắp. Doanh nghiệp được chủ động kinh doanh và hạch toán kinh tế theo luật doanh nghiệp trên cơ sở chức năng nhiệm vụ trong giấy phép kinh doanh và quyết định thành lập doanh nghiệp. Doanh nghiệp kinh doanh ngành nghề chủ yếu sau:
Xây dựng các công trình thuỷ lợi, thủy điện công nghiệp, dân dụng và đường điện
Xử lý nền đất yếu, san lấp mặt bằng, nạo vét đào đắp nền móng công trình
Đầu tư xây dựng công trình cơ sở hạ tầng, giao thông vận tải, thủy lợi, thủy điện, cụm dân cư, đô thị, hệ thống cấp thoát nước
Với các ngành nghề kinh doanh chủ yếu, doanh nghiệp đã tạo nhiều sản phẩm cho xã hội, tham gia xây dựng mạng lưới giao thông trong phạm vi cả nước
Quy trình công nghệ sản xuất kinh doanh
Cũng giống như hầu hết các doanh nghiệp xây dựng khác, sản phẩm chính của Doanh nghiệp Xây dựng Bình Minh là sản phẩm thi công xâp lắp, cụ thể là các công trình giao thông đường bộ và một số công trình san lấp mặt bằng có giá trị nhỏ khác. Quy trình công nghệ thực thi sản phẩm của công ty có những đặc điểm riêng theo các tuần tự sau:( trang 8- phụ lục)
Để đảm bảo cho việc quản lý và tổ chức sản xuất kinh doanh có hiệu quả, doanh nghiệp đã phân cấp quản lý một cách rõ ràng. Chỉ có doanh nghiệp mới có tư cách pháp nhân đầy đủ trong các giao dịch, kí hợp đồng với khách hàng, với các tổ chức, các cơ quan nhà nước và thực hiện nghĩa vụ với ngân sách nhà nước. Doanh nghiệp chịu trách nhiệm trước pháp luật về thực hiện các quan hệ hợp đồng, quan hệ thanh toán tài chính Các đội xây dựng không có tư cách pháp nhân đầy đủ trong giao dịch với khách hàng, mọi hoạt động thu chi của đội đều phải báo cáo thường xuyên đầy đủ về doanh nghiệp.
2.1.3. Đặc điểm quản lý của doanh nghiệp
Doanh nghiệp là mô hình doanh nghiệp kinh doanh vừa và nhỏ nên cơ cấu tổ chức quản lý tinh gọn và chặt chẽ.( trang 9-phụ lục)
Chức năng của các phòng ban:
Giám đốc: Là người thay mặt trước Pháp luật và Nhà nước có nhiệm vụ điều hành toàn bộ các hoạt động sản xuất, quyết định các phương án sản xuất kinh doanh cho phù hợp.
Phó giám đốc: Là người dưới quyền giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc...

 

Các chủ đề có liên quan khác

Top