Download miễn phí Huấn luyện và phát triển kỹ năng diễn thuyết, thuyết phục





Yếu tố cơ bản để gặt hái được hiệu quả tốt đẹp qua các buổi sinh hoạt là
sự tham gia đều đặn và tích cực và trình bày các bài nói chuyện khác
nhau. Lẽ đương nhiên, cũng như bất cứ chương trình huấn luyện nào,
đánh giá ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau là điều
không thể thiếu được. Trong chương trình huấn luyện này, nhiều khiá
cạnh khác nhau của bài diễn thuyết cũng như của các buổi thảo luận sẽ
được đánh giá và phê bình trong một tinh thần tương thân, phục thiện và
xây dựng để cùng tiến bộ. Tùy theo yêu cầu cũng như mục đích của mỗi
buổi sinh hoạt, một hay nhiều điểm sau sẽ được nhận xét và phê bình:
* Nhận xét chung về bài thuyết trình cá nhân hay thảo luận.



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Huấn luyện và phát
triển kỹ năng diễn
thuyết, thuyết phục
(HocKynang.com) - Huấn luyện và phát triển kỹ năng diễn thuyết,
thuyết phục và điều khiển trong tinh thần tương thân và học hỏi lẫn
nhau.
Chương trình cũng nhằm giúp bạn tập luyện khả năng ứng đối trong
những trường hợp bất ngờ có thể xảy ra trong sinh hoạt đời sống thường
nhật.
Chương trình huấn luyện kỹ năng nói chuyện trước công chúng bao gồm
từ 10-12 buổi sinh hoạt. Mỗi buổi sinh hoạt sẽ chú trọng đến một hay
nhiều kỹ năng cần thực tập và trao đổi lẫn nhau. Các kỹ năng này bao
gồm:
* Tự giới thiệu và gây thiện cảm.
* Chuẩn bị và trình bày một vấn đề.
* Cử chỉ và giọng nói.
* Ngôn từ.
* Kỹ năng thuyết phục.
* Thuật gây cảm hứng và vận động.
* Kể chuyện duyên dáng.
(Kỹ năng thuyết phục có thể được tập luyện riêng hay cùng lúc với kỹ
năng gây cảm hứng)
Yếu tố cơ bản để gặt hái được hiệu quả tốt đẹp qua các buổi sinh hoạt là
sự tham gia đều đặn và tích cực và trình bày các bài nói chuyện khác
nhau. Lẽ đương nhiên, cũng như bất cứ chương trình huấn luyện nào,
đánh giá ưu khuyết điểm để rút kinh nghiệm và học hỏi lẫn nhau là điều
không thể thiếu được. Trong chương trình huấn luyện này, nhiều khiá
cạnh khác nhau của bài diễn thuyết cũng như của các buổi thảo luận sẽ
được đánh giá và phê bình trong một tinh thần tương thân, phục thiện và
xây dựng để cùng tiến bộ. Tùy theo yêu cầu cũng như mục đích của mỗi
buổi sinh hoạt, một hay nhiều điểm sau sẽ được nhận xét và phê bình:
* Nhận xét chung về bài thuyết trình cá nhân hay thảo luận.
* Phê bình chú trọng về một hay những kỹ năng đã hay đang học dựa
theo những tiêu chuẩn đã được xác định trước.
* Ngôn từ và văn phạm trong buổi thảo luận hay bài thuyết trình cá
nhân.
* Nhận xét về những khuyết điểm hay thói quen có thể ảnh hưởng đến
bài thuyết trình, ví dụ như: nói ấp úng, bài thuyết trình quá dài, nói hay
ậm ừ, à, vân vân
Không những là thuyết trình viên có thể học hỏi và rút tỉa kinh nghiệm
qua nhận xét của người phê bình mà chính bản thân người này cũng như
cử toạ đều có thể học hỏi thêm nhằm chuẩn bị cho bài thuyết trình sắp
tới.
Hơn nữa, cùng trong các buổi sinh hoạt này bạn cũng có cơ hội để thực
tập và phát huy khả năng điều khiển và liên lạc của mình, bằng cách
đảm nhiệm các vai trò sau đây:
Điều hợp viên cho buổi sinh hoạt (Toastmaster): vai trò này đòi hỏi sự
chuẩn bị và sắp xếp chương trình cũng như sự góp ý với các thuyết trình
viên về đề tài bài thuyết trình.
Điều hợp viên cho cuộc thảo luận chung của nhóm (Table -
Topicmaster).
Hoạt náo viên duyên dáng (Jokemaster).
Phê Bình Viên (Evaluator)
Hướng Dẫn Viên về Từ Vựng (Word Master) thông thường là người
"hay chữ" nhất trong nhóm, để giúp nhóm học hỏi thêm về cách dùng từ
vựng cho chính xác và hiệu quả
Người đếm các từ thừa như ừ, à, ậm ừ, "cái", thì, là, mà, vân vân (Ah
counter). Người này chỉ lo nhiệm vụ đếm các từ thừa thãi không cần
thiết trong các bài nói chuyện của thuyết trình viên để giúp họ tránh
được các từ này trong tương lai.
Người Giữ Giờ (Timer). Người này sẽ lo theo dõi thời lượng của từng
bài nói chuyện và báo cho thuyết trình viên biết nếu họ nói quá giờ
lượng định (Người này có thể dùng các thẻ xanh, vàng và đỏ để báo cho
thuyết trình viên biết là họ chỉ còn năm phút, một phút, và 30 giây để
chấm dứt bài nói chuyện).
Và lẽ dĩ nhiên là... làm một thuyết trình viên hăng hái.
Như vậy một buổi sinh hoạt (khoảng 90 phút) có thể diễn tiến như sau:
1. Giới thiệu điều hợp viên của buổi sinh hoạt .
2. Điều hợp viên nhắc lại vai trò khác nhau của các tham gia viên, chẳng
hạn như: người phê bình (evaluator), điều hợp viên cuộc thảo luận, hoạt
náo viên duyên dáng, hướng dẫn viên về từ vựng, người đếm các từ à,
ậm ừ, ờ .. .
3. Hoạt náo viên (nếu có) khơi động không khí sinh hoạt.
4. Giới thiệu lần lượt các thuyết trình viên. Nên có 2-3 bài thuyết trình
trong phần này. Mỗi bài thuyết trình dài từ 5 đến 10 phút, tùy theo kỹ
năng tập luyện. Trong lúc thuyết trình viên trình bày, các người khác sẽ
dùng Phiếu Phê Bình để ghi lại các điểm tốt và điểm chưa tốt để giúp
thuyết trình viên học hỏi thêm và người "Ah Counter" tiếp tục ghi xuống
số lần "cái" "thì" là mà, ừ, à mà thuyết trình viên lập lại trong bài nói
chuyên. Làm thế nào để sau vài lần thuyết trình thì số từ thừa này sẽ
biến mất, lúc ấy, bạn trở thành một người nói chuyện lưu loát và trôi
chảy.
5. Giới thiệu điều hợp viên của cuộc thảo luận chung.
6. Thảo luận chung trong nhóm (30-40 phút). Tùy theo nhu cầu, cuộc
thảo luận bao gồm 2-3 câu hỏi liên quan đến một hay hai đề tài khác
nhau.
7. Phần báo cáo của "Timer" và "Ah Counter".
8. Phê bình và nhận xét cho từng thuyết trình viên: mỗi thuyết trình viên
sẽ được phê bình và nhận xét chi tiết về kỹ năng tập luyện trong buổi
học. Ngoài ra người phê bình cũng có thể nhận xét về lỗi văn phạm, cử
chỉ, thói quen cần sửa đổi, và thời gian của bài thuyết trình, nêu lên các
ưu điểm của thuyết trình viên và nói lên cảm tưởng riêng của mình về
bài thuyết trình.
9. Phần trình bày của Hướng Dẫn Viên về Từ Vựng về các từ đã được
dùng đúng và hay trong các bài nói chuyện và có thể trình bày thêm một
số thí dụ để hướng dẫn thêm về vốn từ vựng sử dụng trong văn nói.
Tùy theo nhu cầu, cử toạ có thể bầu ra thuyết trình viên xuất sắc nhất
của buổi sinh hoạt.
Điều hợp viên trình bày tóm tắt các yếu tố quan trọng của kỹ năng chính
của buổi sinh hoạt và những kỹ thuật liên quan.
Ghi danh các thuyết trình viên cho buổi sinh hoạt tới. các bạn đảm nhận
vai trò phê bình kỳ này cũng có thể làm thuyết trình viên cho kỳ sau.
Tuyên bố chấm dứt buổi sinh hoạt.
Và đây là một số đề nghị cho các kỹ năng cần thực tập:
Tự giới thiệu và gây thiện cảm: đây là giai đoạn đầu tiên của bất cứ buổi
nói chuyện nào. Tạo được thiện cảm, làm cho thính giả hiểu rõ hơn về
mình. Bạn đã đi được những bước đầu thành công rồi đó.
Chuẩn bị và trình bày bài nói chuyện: Bước đầu tiên để trở thành một
diễn giả hào hứng đòi hỏi sự chuẩn bị. Ngoài sự lựa chọn một đề tài
thích hợp, chúng ta cần lưu ý sắp xếp dàn bài theo một trình tự hợp lý để
diễn đạt trọn vẹn các ý để thu hút hay thuyết phục người nghe.
Cử chỉ và giọng nói: ‘Trăm nghe không bằng mắt thấy'. Cử chỉ của bạn
cũng quan trọng không kém gì nội dung của bài nói chuyện. Nhưng
đừng quên cử chỉ và vẻ mặt phải phù hợp và diễn tả được nội dung và ý
tưởng của bạn .
Ngoài ra người ta thường nói ‘hát hay không bằng hay hát'. Giọng hát
hay giọng nói đều có thể luyện tập! Bạn nên chú ý đến âm điệu (tone),
âm độ (volume), lưu độ (rate) và cường độ (pitch) của giọng nói. Nếu
bạn chú ý sửa đổi khuyết điểm về giọng nói và cử chỉ thì bài nói chuyện
của bạn sẽ lôi cuốn người nghe ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top