hiennhe187

New Member
Đối với heo bị bệnh cúm kết hợp với bệnh tai xanh thì khả năng lây sang người rất ít. Nhưng khi bệnh heo tai xanh nhiễm với liên cầu khuẩn thì rất nguy hiểm đối với tính mạng con người.
Đây là loại bệnh ít có biểu hiện bên ngoài cho nên rất khó phát hiện heo bệnh. Bệnh dịch đang bùng phát ở các tỉnh miền Trung, miền Bắc và tại các địa phương này đang có tình trạng bán tháo, cho nên nguồn heo bệnh này dễ dàng xâm nhập vào TP.HCM.
Heo tai xanh kết hợp với các bệnh khác: Nguy hiểm cho người
Được biết, bệnh tai xanh ở heo được phát hiện cách nay cả chục năm do nguồn heo nhập từ Mỹ (số lượng 10/51 con). Đây là virus Lelystad thuộc họ Togaviridae. Trước đây, chủng virus này chỉ gây bệnh ở heo nái gây sẩy thai hay trên heo nọc. Tiến sĩ Nguyễn Xuân Bình, Phó Giám đốc Trung tâm Thú y vùng VI, cho biết gần đây bệnh heo tai xanh biến chủng với động lực cao hơn và gây bệnh cho cả heo con, heo lớn.
Heo mắc bệnh tai xanh thường có biểu hiện: da bị xuất huyết (đỏ), mạch máu bị phù và vùng ngực, hậu môn, vùng da non, tai heo cũng xuất huyết và lâu ngày thành tím xanh (cho nên gọi là bệnh tai xanh). Ngoài ra, còn có triệu chứng viêm phổi, ho, chảy nước mũi, sốt cao, mắt bị sưng, đổ ghèn, xù lông, nằm ủ rũ.
Heo trong giai đoạn ủ bệnh nếu được giết mổ thì trên quầy thịt không thể hiện rõ bệnh tích. Trường hợp heo mắc bệnh nặng thì các hạch đều bị sưng, thịt bị nhão, có màu đỏ. Phổi hiện rõ các rãnh, thận bị xuất huyết. Bệnh heo tai xanh không lây sang người nhưng có gần 70% virus này kết hợp với các bệnh khác như cúm lợn, tụ huyết trùng, tả, thương hàn. Đối với bệnh cúm lợn kết hợp với bệnh tai xanh thì khả năng lây sang người rất ít. Còn bệnh tụ huyết trùng, dịch tả, thương hàn có thể lây rối loạn hệ thống tiêu hóa ở người.
Dễ tử vong do mắc bệnh liên cầu khuẩn
Mới đây còn có tình trạng heo bị nhiễm liên cầu khuẩn (Streptococcus suis) và khi bệnh heo tai xanh nhiễm với liên cầu khuẩn thì nguy hiểm rất lớn đến tính mạng con người.
Ghi nhận của Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, số bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn từ heo tăng lên hằng năm. Từ năm 1996 – 1998, mỗi năm chỉ có khoảng 1-3 bệnh nhân nhập viện nhưng trong 2 năm gần đây đã có hơn 70 ca
Theo Viện Các bệnh truyền nhiễm và nhiệt đới quốc gia, từ đầu năm đến nay viện đã tiếp nhận và điều trị cho 21 ca mắc bệnh do nhiễm liên cầu khuẩn (trong đó có 2 ca tử vong). Riêng tại TP.HCM hiện chưa ghi nhận ca nào nhập viện do mắc bệnh liên cầu khuẩn. Bác sĩ Trần Tịnh Hiền, Phó Giám đốc Bệnh viện Bệnh nhiệt đới TP.HCM, cho biết Streptococcus suis là vi khuẩn thường trú ở đường hô hấp heo và có thể gây bệnh cho loài vật này.
Bệnh lây từ heo sang người chủ yếu do tiếp xúc trực tiếp với heo mang bệnh. Nguy hiểm nhất là khi trên da người tiếp xúc bị trầy xước, có vết thương hay ăn thịt heo bị nhiễm trùng nhưng chưa được nấu chín. Người bị nhiễm trùng huyết do liên cầu khuẩn từ heo thường có biểu hiện sốt cao, xuất huyết toàn thân, trụy mạch, suy nội tạng, đau nhức bắp thịt, đau bụng nhiễm trùng và có thể hôn mê. Ngoài ra, bệnh nhân nhiễm liên cầu khuẩn từ heo còn có thể bị viêm màng não, rối loạn tri giác, ù tai, điếc hay liệt tay chân. Trường hợp bệnh nhẹ, nếu phát hiện và điều trị kịp thời bằng kháng sinh sẽ khỏi.
Đối với thể nặng như trường hợp 2 bệnh nhân đã tử vong, bệnh nhân có biểu hiện nhiễm trùng huyết cấp như sốt, xuất hiện ban trên da toàn thân, suy hô hấp, sốc và suy đa phủ tạng nhanh chóng và không thể phục hồi, rối loạn đông máu trầm trọng.
Khó phân biệt thịt heo bệnh
Khi heo mắc bệnh liên cầu khuẩn, rất khó phân biệt bằng cảm quan mà chỉ có thể biết được thịt heo mắc bệnh qua xét nghiệm. Tuy nhiên, nếu heo bệnh nặng thì thịt có màu đỏ, da cũng đỏ tương tự như bệnh tụ huyết trùng. Khi heo còn sống sẽ bị sốt cao, viêm da nếu cấp tính sẽ gây chết nhanh, nếu heo mắc bệnh liên cầu khuẩn mãn tính virus Streptococcus suis sẽ tồn tại trong các hạch.
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top