Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Việt Nam là một đất nước đang trong giai đoạn phát triển, đi lên từ một nền kinh tế cùng kiệt nàn lạc hậu, cơ sở vật chất kỹ thuật yếu kém do phải gánh chịu hậu quả nặng nề của chiến tranh. Việc tự mình tạo ra máy móc thiết bị phục vụ sản xuất nhằm đáp đứng nhu cầu trong nước gặp rất nhiều khó khăn. Trước tình hình đó, Đảng và Nhà nước đã đề ra những chính sách và bước đi phù hợp cho công cuộc công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước mà cụ thể là cho phép hay chỉ định một số doanh nghiệp trong nước nhập khẩu các thiết bị máy móc, vật tư từ nước ngoài về để phát triển nền sản xuất yếu kém trong nước.
Việc Nhà nước cho phép các doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất nhập khẩu, trong đó có hoạt động nhập khẩu thiết bị, vật tư ,đồng nghĩa với việc tạo điều kiện cho họ có cơ hội thâm nhập vào thị trường thế giới. Tuy nhiên, thị trường thế giới với với chức năng động vốn có của nó đã tạo ra môi trường cạnh tranh hết sức khốc liệt với đầy rẫy những khó khăn thách thức cho các doanh nghiệp Việt Nam. Chính vì vậy, các doanh nghiệp phải hết sức nhạy bén trong mọi vấn đề của sản xuất kinh doanh, phải không ngừng nâng cao hiệu quả kinh doanh thông qua việc đảm bảo chi phí cá biệt ở mức thấp nhất, có như vậy doanh nghiệp mới tồn tại và phát triển được
Nhận thức được tầm quan trọng của vấn đề này trong quá trình phát triển nền kinh tế đất nước cũng như sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài: “Hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty TNHH TM Tổng Hợp Nam Việt (NVC) Thực trạng và giải pháp”.
Do trình độ, thời gian còn hạn chế, nguồn tài liệu và thông tin còn hạn hẹp nên bài viết này chắc chắn không tránh khỏi những thiếu sót. Bởi vậy, em rất mong nhận được sự đánh giá, góp ý chân thành của các thày cô giáo, các bạn sinh viên để bài viết này được hoàn thiện hơn.
Nhân đây, em xin bày tỏ sự Thank chân thành tới thầy giáo, TS Phạm Thái Hưng, người đã trực tiếp hướng dẫn em tận tình trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thiện bài chuyên đề tốt nghiệp này.
Em cũng xin chân thành Thank Quý Công ty TNHH TM Tổng Hợp Nam Việt tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình thực tập để em có được những thông tin phục vụ cho bài viết này.
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU.
I,Khái niệm về kinh doanh nhập khẩu
1, Khái niệm.
Để hiểu rõ hơn về khái niệm kinh doanh nhập khẩu ta cần tìm hiểu khái niệm về kinh doanh, về nhập khẩu hàng hóa. Trước hết, kinh doanh là một hoạt động được một cá nhân hay một nhóm người thực hiện với mục đích sáng tạo ra lợi nhuận. Hoạt động kinh doanh có nghĩa là sản xuất hay mua bán hàng hóa và dịch vụ để bán cho khách hàng. Trong hoạt động kinh doanh có hai loại lưu thông: lưu thông hàng hóa và lưu thông tiền tệ
Theo luật Thương mại “Nhập khẩu hàng hóa là việc hàng hóa được đưa vào lãnh thổ Việt Nam từ nước ngoài hay từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật”
Vì vậy, ta có thể hiểu: Kinh doanh nhập khẩu là dùng tiền của, công sức, tài năng…vào việc mua hàng hóa từ nước ngoài hay từ khu vực đặc biệt nằm trên lãnh thổ Việt Nam ( được coi là khu vực hải quan riêng theo quy định của pháp luật) để bán nhằm mục đích kiếm lợi.
Kinh doanh nhập khẩu là trao đổi hàng hóa dịch vụ giữa các nước thông qua hành vi mua bán. Sự trao đổi đó là một hình thức có mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về mặt kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia khác nhau trên thế giới.
2.Vai trò của kinh doanh nhập khẩu hàng hóa
Kinh doanh nhập khẩu hàng hóa có vai trò to lớn, tiếp thu nguồn lực từ bên ngoài, là điều kiện quan trọng để đẩy nhanh tốc độ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Quốc gia cũng như các cá nhân không thể sống một cách tách biệt riêng rẽ mà đầy đủ mọi thứ hàng hóa. Kinh doanh nhập khẩu mở ra khả năng tiêu dùng của một nước cho phép nước này tiêu dùng những mặt hàng mà nước đó không sản xuất được, hay sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng trong nước.
Kinh doanh nhập khẩu là khâu trung gian giữa một bên là sản xuất, phân phối, một bên là tiêu dùng. ( Sản xuất sáng tạo ra sản phẩm thích hợp với nhu cầu, phân phối là phân chia các sản phẩm theo các quy luật xã hội; trao đổi một lần nữa lại phân phối hàng hóa theo các nhu cầu riêng và tiêu dùng sản phẩm đưa lại cho sản phẩm một sự hoàn thiện cuối cùng). Đối với lĩnh vực sản xuất vật chất, kinh doanh nhập khẩu cung ứng vật tư hàng hóa cần thiết cho sản xuất một cách đầy đủ, kịp thời, đồng bộ, đúng số lượng, chất lượng, chính xỏc với quy mô ngày càng mở rộng. Đối với lĩnh vực tiêu dùng, các cá nhân có thể dễ dàng thỏa mãn nhu cầu về hàng hóa tiêu dùng trên thị trường một cách đầy đủ, kịp thời, thuận lợi và văn minh
Kinh doanh nhập khẩu đặc biệt kinh doanh nhập khẩu máy móc thiết bị có tác dụng to lớn thúc đẩy việc áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ bởi nhập khẩu máy móc thiết bị sẽ cải tiến các ngành công nghiệp còn non yếu trong nước nhằm nâng cao năng suất và hiệu quả lao động thông qua việc khai thác những tiến bộ khoa học kỹ thuật đã được ứng dụng thành công ở các nước công nghiệp phát triển khác.
Đối với công ty (NVC) nói riêng, kinh doanh nhập khẩu giữ vai trò vô cùng quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của công ty. Kinh doanh nhập khẩu tạo ra lợi nhuận giúp việc duy trì sự tồn tại và phát triển của công ty. Kinh doanh nhập khẩu đáp ứng nhu cầu về các loại thép, máy móc thiết bị của các doanh nghiệp trong nước mà nước ta không đáp ứng đủ.

Tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, Việt Nam sẽ gặp nhiều thuận lợi đặc biệt trong hoạt động nhập khẩu thiết bị toàn bộ. Để bảo vệ bí quyết công nghệ trong nước, máy móc thiết bị của nhiều nước chịu mức thuế xuất khẩu rất nặng, khi Việt Nam gia nhập tổ chức Thương mại quốc tế (WTO) mà các nước này là thành viên hay ký kết hiệp định thương mại song phương với các nước này, mức thuế trên được hạ thấp hay xoá bỏ, rất có lợi cho việc đẩy nhanh tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước




Kết luận
Trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, nhu cầu về máy móc thiết bị, vật tư và kỹ thuật là rất lớn. Tuy nhiên sản xuất trong nước chưa đáp ứng được nhu cầu nên giải pháp nhập khẩu là tất yếu khách quan. Trong điều kiện kinh tế còn nhiều khó khăn, thì yêu cầu đặt ra là không được nhập khẩu một cách tràn lan, bừa bãi mà phải nhập khẩu một cách trọn lọc và hiệu quả. Trên thực tế, để nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư và kỹ thuật là điều không hề đơn giản, đòi hỏi sự cố gắng của Nhà nước và các doanh nghiệp tham gia nhập khẩu.
NVC là một trong những công ty còn non trẻ về nhập khẩu máy móc thiết bị, vật tư hoạt động một cách hiệu quả.Khi thâm nhật thị trường, mặc dù còn gặp rất nhiều khó khăn và bỡ ngỡ nhưng với ý chí kiên cường vượt khó chịu khó tìm tòi tìm hiểu thị trường cũng như sản phẩm và sự cố gắng vươn lên hoàn thiện thành doanh nghiệp lớn trong tương lai không những tồn tại và phát triển tại thị trường trong nước mà còn vươn ra thị trường nước ngoài

Giáo trình Quản trị doanh nghiệp thương mại, Chủ biên PGS.TS. Hoàng Minh Đường.
Giáo trình kỹ thuật nghiệp vụ ngoại thương, tác giả Vũ Hữu Tửu, Trường Đại học Ngoại thương.
Giáo trình Kinh tế thương mại và dịch vụ, Chủ biên PGS.TS Đặng Đình Đào, Nhà xuất bản Thống kê 1997.
Giáo trình Tổ chức và nghiệp vụ kinh doanh thương mại quốc tế, Chủ biên TS Trần Chí Thành, Nhà xuất bản Thống kê 1994.
Giáo trình Thương mại quốc tế, Chủ biên PGS.TS. Nguyễn Duy Bột, Nhà xuất bản Thống kê 1995.
Marketing, lý luận và nghệ thuật ứng xử trong kinh doanh, Trường Đại học KTQD, năm 1994.
Báo Thời báo Kinh tế Việt nam số 67 ra ngày 21/8/1999, bài “ Sức bật những dự án đầu tư”.
Báo Thương mại số ra ngày 12/5/1999, bài “Dự án khả thi hiệu quả thấp- Vì sao?”.
Báo nhân dân số ra ngày 21/8/1999, bài ” Tiền đấu thầu, hậu xin –cho”.
Kinh tế thế giới 1998-1999: đặc điểm và triển vọng, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, 1999.
Các báo cáo tổng kết hàng năm của Công ty TNHH TM Tổng Hợp Nam Việt .
Những thông tin cơ bản về kinh doanh thương mại , Trung tâm thông tin thương mại năm1993, Bộ thương mại.
Tạp chí thương mại số 21( Tháng 11/1998).
Công văn số 595/CV-NHNN ngày 29/6/1999 của Ngân hàng Nhà nước.
Thông tư 01/1999/TT-TCHQ ngày 10/5/14999 của Tổng cục Hải quan hướng dẫn thủ tục Hải quan quy định tại Nghị định 16/1999/NĐ-CP của Chính phủ ngày 27/3/1999.
Thông tư 37/1999/TT-BTC ngày 7/4/1999 của Bộ tài chính hướng dẫn cách phân loại hàng hoá theo Danh mục Biểu thuế xuất nhập khẩu 1999.
Luật thương mại.
Nghị định 88/1999/NĐ-CP ban hành quy chế đấu thầu.
Các văn bản pháp lý khác.


MỤC LỤC
Tr
LỜI NÓI ĐẦU.............................................................................................. 1
Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA KINH DOANH NHẬP KHẨU 3
I. Khái niệm về kinh doanh nhập khẩu 3
1 Khái niệm 3
2 Vai trò của kinh doanh nhập khẩu hàng hóa 3
3 Các hình thức kinh doanh nhập khẩu 4
3.1 Nhập khẩu trực tiếp 4
3.2 Nhập khẩu ủy thác 5
3.3 Nhập khẩu dưới hình thức liên doanh liên kết 5
3.4 Nhập khẩu tái xuất 6
3.5 Nhập khẩu theo hình thức hàng đổi hàng 7
3.6 Nhập khẩu đấu thầu 7
II. Nội dung, quy trình kinh doanh nhập khẩu. 8
1 Nghiên cứu thị trường và lập phương án kinh doanh 8
2 Quy trình nhập khẩu hàng hoá 9
3 Tổ chức triển khai bán hàng nhập khẩu 10
4 Đánh giá kết quả kinh doanh hàng nhập khẩu 11
III. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh nhập khẩu 14
1 Hệ thống chính sách và khung pháp lý của Việt Nam 14
2 Chính sách xuất khẩu của người bán 16
3 Tỷ giá hối đoái, tỷ lệ lạm phát 17
4 Nguồn nhân lực 20
Chương II : THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẢU TẠI CÔNG TY (NVC) 21
I, Quá trình hình thành và phát triển của công ty 21
1. Giới thiệu chung về công ty 21
1.1 Quá trình hình thành và phát triển công ty. 21
1.2 Các lĩnh vực kinh doanh 23
1.3 Các loại sản phẩm dịch vụ chủ yếu của doanh nghiệp 23
2 Tổ chức bộ máy của công ty 25
2.1 Chức năng nhiệm vụ cơ bản bộ máy nhân viên công ty 25
2.2 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty 26
2.3 Đặc điểm về lao động 28
II. Thực trạng hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty (NVC) 29
1 Quy trình nhập khẩu tại công ty (NVC) 29
1.1 Nghiên cứu thị trường 31
1.2 Chào hàng 31
1.3 Lựa chọn đối tác giao dịch 32
1.4 Lập phương án kinh doanh 32
1.5 Đàm phán và ký kết hợp đồng 32
1.6 Ký hợp đồng uỷ thác 33
1.7 Thực hiện hợp đồng 33
2 Thực trạng hoạt động kinh doanh nhâp khẩu tại công ty NVC 34
2.1 Tổng quan về kết quả hoạt động kinh donah nhập khẩu 34
2.2 Cơ cấu hàng hoá, thị trường nhập khẩu 35
2.3 Cơ cấu thị trường hàng bán ra 38
3 Những đặc điểm của hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại công ty NVC 39
3.1 Những yếu tố ảnh hưởng đến nhập khẩu thiết bị toàn bộ tại công ty NVC 39
3.2 Ưu điểm của NVC trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu 47
3.3 Những tồn tại hiện nay của NVC trong hoạt động kinh doanh nhập khẩu 48
Chương III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG KINH DOANH NHẬP KHẨU TẠI CÔNG TY NVC 52
I, Mục tiêu, định hướng công tác nhập khẩu tại công ty NVC trong thời gian tới. 52
II. Giải pháp thúc đẩy hoạt động kinh doanh nhập khẩu tại NVC 53
1, Đẩy mạnh công tác nghiên cứu thị trường 53
2, Đổi mới hình thức kinh doanh 54
3, Tăng cường hoạt động Marketting cho bán hàng nhập khẩu trong nước 56
3.1 Phát triển mặt hàng nhập khẩu 56
3.2 Hoàn thiện hệ thống kênh phân phối 57
3.3 Đẩy mạnh hoạt động quảng cáo và xúc tiến bán hàng 57
4 Tạo nguồn vốn và quản lý nguồn vốn 58
5 Đa dạng hoá hình thức nhập khẩu 59
6 Hoàn thiện hơn nữa các nghiệp vụ nhập khẩu 59
7 Tăng cường công tác đào tạo cán bộ 60
III Một số kiến nghị nhằm tháo gỡ khó khăn và góp phần thúc đẩy kinh doanh nhập khẩu, doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam nói chung 61
1 Lập kế hoạch xây dựng phát triển tổng thể doanh nghiệp 61
2, Nâng cao trình độ khoa học kỹ thuật và tăng cường năng lực cho nguồn tài “nguyên sức người” 62
3, Nâng cao hoạt động nghiên cứu thị trường 63
4, Quản lý vốn và sử dụng nguồn vốn có hiệu quả trong nước và quốc tế. 63
5, Tham gia tích cực hơn, chủ động hơn vào hoạt động kinh tế quốc tê 63
KẾT LUẬN 65
TÀI LIỆU THAM KHẢO 66

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top