vitga_11a2

New Member

Download miễn phí Đề tài Hoạt động đấu thầu của Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông





LỜI NÓI ĐẦU 1

Việt nam đang trong thời kì chuyển đổi phát triển nền kinh tế thị trường, thúc đẩy quá trình CNH – HĐH đất nước. Để tạo tiền đề cho công cuộc CNH – HĐH ngành xây dựng là yếu tố cơ bản đảm bảo cơ sở vật chất cho đất nước nên luôn được Nhà nước quan tâm chú trọng. 1

CHƯƠNG I. 3

LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU 3

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẤU THẦU. 3

1. Khái niệm về đấu thầu. 3

2. Điều kiện thực hiện đấu thầu. 4

3. Các cách đấu thầu. 4

4. Các hình thức đấu thầu. 6

4.1. Đấu thầu rộng rãi. 6

4.2. Đấu thầu hạn chế 6

4.3. Chỉ định thầu: 6

4.4. Chào hàng cạnh tranh 7

4.5.Mua sắm trực tiếp 7

4.6.Mua sắm đặc biệt: 7

4.7.Tự thực hiện 8

II. ĐẤU THẦU XÂY LẮP. 8

1. Hoạt động xây lắp. 8

2. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng và sản xuất xây dựng 8

2.1. Đặc điểm của sản phẩm xây dựng. 8

2.2. Đặc điểm của ngành xây dựng. 9

3. Trình tự tổ chức đầu thầu trong xây lắp. 10

3.1. Sơ tuyển nhà thầu. 11

3.2. Hồ sơ mời thầu. 11

3.3. Hồ sơ dự thầu. 12

3.4. Đánh giá hồ sơ dự thầu. 13

3.5. Kết quả đấu thầu. 13

3.6. Thương thảo, ký kết hợp đồng. 14

4. Cách tính giá dự thầu. 15

5. Vai trò của đấu thầu xây lắp 17

6. Các nhân tố ảnh hưởng tới kết quả đấu thầu của đơn vị xây dựng 20

6.1. Các nhân tố chủ quan 20

6.2. Những nhân tố khách quan 22

CHƯƠNG II: 24

HOẠT ĐỘNG ĐẤU THẦU TẠI XÍ NGHIỆP 24

CÔNG TRÌNH GIAO THÔNG 24

I. GIỚI THIỆU KHÁI QUÁT VỀ XÍ NGHIỆP: 24

1. Quá trình hình thành và phát triển: 24

1.1. Quá trình hình thành: 24

1.2. Lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp: 25

2. Bộ máy tổ chức của xí nghiệp: 25

II. QUÁ TRÌNH THAM GIA ĐẤU THẦU TẠI XÍ NGHIỆP: 27

1. Tìm kiếm công trình dự thầu: 28

2. Lập hồ sơ dự thầu: 29

2.1. Năng lực kỹ thuật: 30

2.2. Các nội dung khác. 32

2.3 Dự toán gía dự thầu: 33

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


ng Thanh Xuân- Hà Nội.
Quá trình hình thành:
Năm 1993 căn cứ theo quyết định số 617/QĐ/TCCB-LĐ ngày 5/2/1996 đổi tên công ty thành: công ty vật tư kỹ thuật và vận tải.
Năm 1996 theo quyết định số 83/QĐ-TCCB-LĐ cho phép công ty vật tư kỹ thuật và vận tải được thành lập “ Xí nghiệp xây dựng giao thông và dịch vụ du lịch” trực thuộc công ty.
Năm 1996 theo quyết định số 2053/QĐ/TCCB-LĐ đổi tên “ xí nghiệp xây dựng giao thông và dịch vụ du lịch” thành “ Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông” trực thuộc công ty vật tư vận tải và xây dựng công trình giao thông thuộc bộ giao thông vận tải.
Lĩnh vực hoạt động của xí nghiệp:
Xây dựng các công trình giao thông, công trình thuỷ lợi và san lấp mặt bằng.
Xây dựng các công trình dân dụng và phần bao che các công trình công nghiệp.
Sản xuất, kinh doanh cấu kiện bê tông đúc sẵn.
Xây dựng các công trình xử lý chất thải.
Bộ máy tổ chức của xí nghiệp:
Xí nghiệp xây dựng công trình giao thông là đơn vị trực thuộc doanh nghiệp nhà nước, hạch toán kinh tế phụ thuộc, có tư cách pháp nhân theo sự uỷ quyền của ông tổng giám đốc công ty, được mở tài khoản tại ngân hàng, được sử dụng dấu riêng.
Sơ đồ bộ máy tổ chức của xí nghiệp:
Phòng thiết bị
Phòng kế toán
Phòng kĩ thuật
Phòng kế hoạch
Phòng hành chính
Các đội xe
Các đội thi công
Các chi nhánh
PGĐ phụ trách thiết bị
PGĐ phụ trách kĩ thuật
PGĐ phụ trách kế hoạch
Giám đốc
Giám đốc: được nhà nước bổ nhiệm, có quyền điều hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của xí nghiệp theo chế độ thr trưởng, là một người xây dựng định hướng phát triển, các chiến lược kế hoạch của xí nghiệp, đồng thời là quản lý đIều hành xí nghiệp.
Các phó giám đốc: thiện nay xí nghiệp có 3 phó giám đốc phụ trách các lĩnh vực khác nhau của xí nghiệp, trong đó có một phó giám đốc phụ trách kế hoạch, một phó giám đốc phụ trách kỹ thuật, một phó giám đốc phụ trách thiết bị. Các phó giám đốc có nhiệm vụ giúp giám đốc điều hành doanh nghiệp theo lĩnh vực được phân công về uỷ của giám đốc, đồng thời chịu trách nhiệm trước giám đốc về nhiệm vụ được giám đốc phân công và uỷ quyền.
Phòng hành chính: đây là phòng quản lý tất cả các vấn đề của xí nghiệp. Quản lí về tài sản , nội thất văn phòng, quản lý con dấu chặt chẽ, lưu trữ công văn…. phòng hành chính có trách nhiệm mua sắm văn phòng phẩm, nội thất, quản lý, kiểm tra, sửa chữa điện nước, thiết bị văn phòng, thanh quyết toán tài chính các loại đã chi phí. Phục vụ tất cả các hội nghị giao ban, tổng kết, tiếp khách.
Phòng kế hoạch: có chức năng lập kế hoạch sản xuất kinh doanh, kết hợp với đơn vị thi công để báo cáo kế hoạch sản lượng cho các cấp lãnh đạo và các phòng nghiệp vụ.
Phòng kỹ thuật: có trách nhiệm tham mưu cho các đơn vị thi công về mặt kỹ thuật, lập tiến độ thu công cho các đơn vị và hồ sơ đấu thầu, thuyết minh thiết kế, biện pháp thi công. Khảo sát thiết kế các công trình, tổng hợp khối lượng thực hiện và khối lượng theo hồ sơ thiết kế để làm cơ sở báo cáo cấp lãnh đạo. kết hợp với phòng kế toán phân tích tỷ suất lợi nhuận từng công trình, giám sát, kiểm tra , theo dõi từng đơn vị thi công theo đúng hồ sơ thiết kế. Tham gia công tác thẩm định các công trình đã hoàn thành, nghiệm thu khối lượng định kỳ.
Phòng kế toán: chịu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch thu chi tài chính năm, lập báo cáo tài chính, lập các kế hoạch về vốn, chịu trách nhiệm thanh toán công trình, hạng mục công trình khi đã có phiếu giá thanh toán với chủ đầu tư. theo dõi toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của xí nghiệp hạch toán chi tiết từng công trình, xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh toàn xí nghiệp.
Phòng thiết bị: tham mưu cho lãnh đạo xí nghiệp và các phòng nghiệp vụ khác về thiết bị vật tư phục vụ sản xuất, xử lý tình trạng kỹ thuật của xe, máy, thiết bị khi đơn vị báo hỏng không khắc phục được. Kết hợp với phòng kế hoạch, tài chính lập bảng giá,bảng khấu hao cho từng loại thiết bị, từng hạng mục vật tư. Lập kế hoạch sử dụng vật tư thiết bị cho từng dự án, từng công trình theo hồ sơ thiết kế, kế hoạch sửa chữa máy móc thiết bị.
Các chi nhánh: các chi nhánh này thực hiện các chức năng và nhiệm vụ do xí nghiệp phân công.
Các đội thi công: đây là lực lượng trực tiếp tham gia vào sản xuất kinh doanh của xí nghiệp. Lực lượng nay quyết định đến chất lượng các sản phẩm của xí nghiệp.
Các đội xe: chịu trách nhiệm phục vụ về máy móc thiết bị nguyên vật liệu cho các công trình thi công.
QUÁ TRÌNH THAM GIA ĐẤU THẦU TẠI XÍ NGHIỆP:
Quá trình tham gia đấu thầu của xí nghiệp được tiến hành qua các bước:
Tìm kiếm công trình dự thầu
Lập hồ sơ dự thầu
Nộp hồ sơ dự thầu
Nộp hồ sơ dự thầu và tham gia mở thầu
Kí kết hợp đồng xây dựng
Bàn giao công trình, thanh quyết toán
Bảo hành bảo dưỡng
Tìm kiếm công trình dự thầu:
Việc quyết định tham gia dự thầu phụ thuộc vào rất nhiều các yết tố: số gói thầu xí nghiệp đang tham gia đấu thầu, số hợp đồng công ty đang thực hiện, quy mô gọi thầu, tiềm lực của công ty về trình độ kỹ thuật, lao động, vốn.. ngoàira còn tỷ suất lợi nhuận mà hợp đồng thầu đó có thể đem lạI cho xí nghiệp, mức độ ảnh hưởng của gói thầu đó tới khả năng thắng thầu của công ty và đối với các gói thầu sau này.
Do đó công việc tiếp thị, tìm kiếm về thông tin các cuộc đấu thầu được xí nghiệp rất chú trọng. Việc tìm kiếm thông tin về các công trình được thực hiện thông qua các hình thức:
Đối với hình thức đấu thầu rộng rãi: thì nguồn thông tin chủ yếu có được từ các phương tiện thông tin đại chúng như: đài, ti vi, báo,…. Thường được bên mời thầu thông báo rộng rãi trên cả nước.
Đối với các công trình đấu thầu hạn chế nguồn thông tin có được thông qua thư mời thầu, từ các số ban ngành, từ ti vi, báo đài… tuỳ theo tính chất và quy mô của dự án mà cấp doanh nghiệp hay sở ban ngành sẽ trực tiếp làm chủ đầu tư. Đặc biệt đối với các sở: sở giao thông công chính, sở xây dựng, sở địa chính, sở thương mại, du lịch, đây là các sở ban ngành trực tiếp tham gia vào quá trình thẩm định dự án. Vì vậy có được thông tin từ các sở ban ngành này được xí nghiệp đánh giá cao để tìm kiếm công trình dự thầu.
Nguồn thông tin từ các đối tác trung gian: tuy nhiên để có được thông tin từ các đối tác trung gian thì xí nghiệp phải mất một khoản chi phí cho các nhà môi giới về thông tin của các công trình đấu thầu. Sử dụng trung gian trong việc tìm kiếm thị trường là một hình thức tương đối mới đối với các doanh nghiệp xây dựng hiện nay.
Sau khi đã có được nguồn thông tin xét thấy mình có đủ năng lực tham gia, xí nghiệp sẽ dùng công tác marketting để tiếp cận chủ đầu tư dự án để thu thập thông tin, qua đó đánh giá được năng lực của bên mời thầu.
Thông qua việc tiếp cận chủ đầu tư giúp xí nghiệp xác minh được năng lực tài chính cũng như khả năng của chủ đầu tư, xem xét được tình hình thực tế của chủ đầu tư. Đồng thời bên mời thầu cũng nắm bắt được các thông tin về nhà thầu, qua

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích phương thức đấu thầu quốc tế và đánh giá tình hình hoạt động đấu thầu quốc tế tại Việt Nam hiện nay Luận văn Kinh tế 0
A Một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu quốc tế mua sắm máy móc thiết bị tại Công ty xuấ Luận văn Kinh tế 0
M Thực trạng hoạt động của Ngân hàng đấu tư và phát triển nông thôn Việt Nam – Chi nhánh Hà Thành Luận văn Kinh tế 0
B Nghiên cứu và đánh giá hoạt động đấu thầu ở Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
T Giải pháp cho hoạt động đấu thầu tại Công ty Cổ phần xây dựng Ngọc Vũ Luận văn Kinh tế 0
S Thực trạng hoạt động đấu thầu mua sắm hàng hoá tại nhà máy thiết bị bưu điện Luận văn Kinh tế 2
T Thực tiễn về hoạt động tham gia đấu thầu của công ty trách nhiệm hữu hạn xây dựng vinaust Luận văn Kinh tế 0
T Đấu thầu, những biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động đấu thầu ở Công ty xây dựng Thắng Lợi Nghệ An Luận văn Kinh tế 2
V Một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động đấu thầu quốc tế về thiết bị toàn bộ ở công ty xuất nhập Luận văn Kinh tế 0
O Hoạt động đấu thầu – Thực trạng và giải pháp tại Công ty xây dựng số 3 Hà Nội Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top