Download miễn phí Đề tài Hoàn thiện nội dung và phương pháp phân tích tình hình thực hiện doanh thu ở Công ty xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội





Lời nói đầu 1

CHƯƠNG I: LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU VÀ PHÂN TÍCH DOANH THU BÁN HÀNG TRONG MỘT DOANH NGHIỆP 3

I. NHỮNG LÝ LUẬN CHUNG VỀ DOANH THU 3

1. Khái niệm về doanh thu và ý nghĩa của việc tăng doanh thu. .3

1.1 Doanh thu và cách xác định doanh thu. .3

1.2 Ý nghĩa của việc tăng doanh thu. 6

II. Ý NGHĨA CỦA VIỆC PHÂN TÍCH DOANH THU. 8

1. Ý nghĩa của việc phân tích hoạt động kinh tế. 8

2. Ý nghĩa của việc phân tích doanh thu. 9

III. CÁC PHƯƠNG PHÁP VÀ NGUỒN TÀI LIỆU SỬ DỤNG TRONG PHÂN TÍCH DOANH THU 11

1. Các phương pháp sử dụng trong phân tích 11

1.1 Phương pháp so sánh 12

1.2 Phương pháp thay thế liên hoàn .14

1.3 Phương pháp số chênh lêch 15

1.4 Phương pháp cân đối 16

1.5 Các phương pháp khác 17

2. Nguồn tài liệu phân tích. 18

2.1 Nguồn tài liệu bên ngoài 18

2.2 Nguồn tài liệu bên trong 18

 





Để tải tài liệu này, vui lòng Trả lời bài viết, Mods sẽ gửi Link download cho bạn ngay qua hòm tin nhắn.

Ketnooi -


Ai cần tài liệu gì mà không tìm thấy ở Ketnooi, đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:


bán hàng của doanh nghiệp. Mức thu nhập của người tiêu dùng là yếu tố ảnh hưởng quan trọng đến doanh thu tiêu thụ của doanh nghiệp vì sự thoả mãn mọi nhu cầu phụ thuộc vào toàn bộ thu nhập. Vì vậy khi doanh nghiêp xem xét để đưa mặt hàng nào đó ra thị trường thì phải xét đến nhu cầu có khả năng thanh toán của khách hàng đối với mặt hàng đó. Bên cạnh đó, thị hiếu của người tiêu dùng cũng tác động rất lớn đến việc tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp. Thị hiếu của người tiêu dùng bị chi phối rất lớn bởi phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng. Vì vậy khi cung ứng hàng hoá ra thị trường doanh nghiệp phải xem xét ảnh hưởng của những nhân tố này để lựa chọn mặt hàng và thị trường tiêu thụ thích hợp sao cho có thể đạt được mức doanh thu cao nhất.
* Ảnh hưởng của các chính sách kinh tế, xã hội của Đảng và Nhà nước tới doanh thu.
Mỗi chính sách kinh tế - xã hội của Nhà nước trong từng thời kỳ cũng ảnh hưởng rất lớn đến quá trình tiêu thụ hàng hoá của doanh nghiệp như chính sách về tiền lương, chính sách trợ giá, các chính sách về thuế, về xuất nhập khẩu... Trong những chính sách đó có chính sách có tác dụng thúc đẩy tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng có những chính sách đã gây không ít khó khăn, kìm hãm sự phát triển của doanh nghiệp.
* Ảnh hưởng của tình hình sản xuất trong và ngoài nước tới doanh thu
Nghiên cứu tình hình thị trường trong và ngoài nước trước khi cung ứng hàng hoá ra thị trường là việc làm hết sức cần thiết đối với các doanh nghiệp. Điều đó giúp cho doanh nghiệp lựa chọn được mặt hàng kinh doanh thích hợp để thu được lợi nhuận cao nhất. Nếu doanh nghiệp kinh doanh những mặt hàng được ưa chuộng nhưng khan hiếm trên thị trường thì đó là một thành công của doanh nghiệp. Khi đó doanh thu của doanh nghiệp sẽ không ngừng tăng lên, mặt hàng ít bị cạnh tranh và doanh nghiệp có khả năng kiểm soát giá cả hàng hoá trên thị trường, xác định được vị trí của doanh nghiệp trên thương trưòng.
8.2 Phân tích nhân tố định lượng ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng và đơn giá hàng bán:
Doanh thu bán hàng có 2 nhân tố ảnh hưởng trực tiếp. Đó là số lượng hàng bán và đơn giá bán của hàng hoá. Mối liên hệ giữa 2 nhân tố với doanh thu được phản ánh qua công thức sau:
Doanh thu bán hàng = Số lượng hàng bán * Đơn giá bán
Từ công thức trên ta thấy nếu số lượng hàng bán và đơn giá bán tăng thì doanh thu tăng và ngược lại. Xét về tính chất thì số lượng bán ra là nhân tố chủ quan, đơn giá bán phần nhiều mang tính chất khách quan, do sự điều tiết của quan hệ cung cầu. Tuy nhiên, mức độ ảnh hưởng của hai nhân tố này tới doanh thu là không giống nhau.
Ảnh hưởng của lượng hàng bán tới doanh thu: Lượng hàng hoá tiêu thụ trong kỳ tỷ lệ thuận với doanh thu. Khi lượng hàng hoá bán ra tăng thì doanh thu tăng và ngược lại. Lượng hàng hoá bán ra được coi là nhân tố chủ quan tác động đến doanh thu vì lượng hàng hoá bán ra thị trường là do doanh nghiệp quyết định, doanh nghiệp có thể kiểm soát được. Vì vậy khi đánh giá chỉ tiêu doanh thu nên chú trọng đến các biện pháp điều chỉnh lượng hàng hoá bán ra thích hợp trong kỳ.
Ảnh hưởng của giá bán tới doanh thu: Cũng như lượng hàng bán, đơn giá bán là nhân tố ảnh hưởng không nhỏ tới doanh thu. Khi giá bán tăng dẫn đến doanh thu tăng và ngược lại. Tuy nhiên sự thay đổi của giá bán được coi là nhân tố khách quan nằm ngoài tầm kiểm soát của doanh nghiệp. Giá bán sản phẩm hàng hoá của doanh nghiệp trên thị trường phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố và có quan hệ trên nhiều mặt. Trước hết, giá bán sản phẩm của doanh nghiệp phụ thuộc vào vị trí của sản phẩm đó trên thương trường: sản phẩm cạnh tranh hay độc quyền. Nếu là sản phẩm cạnh tranh thì có được người tiêu dùng ưa chuộng hay không. Sản phẩm này đã bước sang giai đoạn nào trong chu kỳ sống của nó... Mặt khác giá bán lại có quan hệ với lợi nhuận của doanh nghiệp, có quan hệ với việc tiêu thụ nhanh hay chậm, khối lượng sản phẩm tiêu thụ nhiều hay ít. Đương nhiên, giá bán sản phẩm hàng hoá phụ thuộc nhiều vào quan hệ cung cầu trên thị trường.
Phân tích ảnh hưởng của nhân tố số lượng hàng bán và đơn giá bán có thể chia thành hai trường hợp tuỳ từng trường hợp vào số liệu cho phép.
TH1: Nếu doanh nghiệp hạch toán kế toán theo lô hàng bán thì ta căn cứ vào số lượng hạch toán chi tiết lượng hàng bán tương ứng với đơn giá bán để tính toán, phân tích trên cơ sở áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn hay phương pháp số chênh lệch.
TH2: Nếu doanh nghiệp kinh doanh nhiều mặt hàng không thế tính toán theo số lượng và đơn giá thì phải dựa vào chỉ số giá do thống kê theo dõi và cung cấp để tính toán, phân tích.
* Phân tích mức độ ảnh hưởng của số lượng lao động và năng suất lao động:.
Trong doanh nghiệp nói chung cũng như trong doanh nghiệp thương mại số lượng lao động, cơ cấu phân bổ lao động và năng suất lao động là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến sự tăng giảm doanh thu bán hàng. Mối liên hệ được phản ánh qua công thức sau:
Doanh thu = Tổng số * năng suất lao động
Bán hàng lao động bình quân
Biến đổi công thức trên ta có công thức sau:
Năng suất lao động bình quân
=
Doanh thu bán hàng
Tổng số lao động
Trong doanh nghiệp thương mại lực lượng lao động được biên chế thành lao động trực tiếp và lao động gián tiếp. Trong đó lao động trực tiếp lại được phân bổ theo từng khâu kinh doanh: cán bộ, nhân viên bán hàng và lao động trực tiếp khác. Từ đó ta có công thức:
Năng suất lao động bình quân chung
=
*
*
DT bán hàng CBNV bán hàng LĐ trựctiếp
CBNV bán hàng LĐ trực tiếp Tổng số LĐ
Từ công thức trên ta thấy năng suất lao động bình quân chung chịu ảnh hưởng trực tiếp của các nhân tố như năng suất lao động khâu bán hàng, tỷ lệ phân bổ cán bộ, nhân viên bán hàng trong lao động trực tiếp và tỷ lệ phân bổ lao động trực tiếp trong tổng số lao động của doanh nghiệp. Từ đó căn cứ vào các số liệu thu thập được, áp dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta có thể tính toán, xác định mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến năng suất lao động bình quân chung và từ đó xác định mức độ ảnh hưởng đến doanh thu bán hàng.
CHƯƠNG II:
THỰC TRẠNG VỀ TÌNH HÌNH PHÂN TÍCH DOANH THU TẠI CÔNG TY XUẤT NHẬP KHẨU VÀ ĐẦU TƯ HÀ NỘI.
I. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG TY.
1. Quá trình hình thành và phát triển Công ty.
Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội là một doanh nghiệp Nhà nước chuyên kinh doanh xuất nhập khẩu các mặt hàng thủ công mỹ nghệ, thêu ren, hàng may mặc và các mặt hàng tiêu dùng khác. Ngoài ra, công ty còn được phép tiến hành xây dựng và kinh doanh bất động sản.
Công ty ra đời dựa trên quyết định 4523/QĐ/UB/TC ngày 17/11/1987 của UBND thành phố Hà Nội. Trên cơ sở sáp nhập ba Công ty:
- Công ty mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội.
- Công ty gia công dệt xuất khẩu Hà Nội.
- Công ty thêu ren xuất khẩu Hà Nội.
Công ty lấy tên là Công ty mỹ nghệ xuất khẩu Hà Nội.
Ngày 27/09/1996, theo quyết định thành lập số 3169 QĐ/UB/TC của UBND thành phố Hà Nội, công ty chính thức được mang tên :
Tên Việt Nam: Công ty Xuất nhập khẩu hàng tiêu dùng và thủ công mỹ nghệ Hà Nội, thành viên của Liên hiệp công ty xuất nhập khẩu và đầu tư Hà Nội (UNIMEX).
Tên giao dịch Quốc tế: HANOI ART HANDICRAFT CONSUMER GOODS IMPORT-EXPORT CORPORATION (ARTEX Hà Nội).
Trụ sở chính : 172 Ngọc Khánh-Ba Đình-Hà Nội.
2. Tổ chức bộ máy quản lý của Công ty.
2.1 Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý.
Sơ đồ 1: Bộ máy quản lý của Công ty ARTEX Hà Nội.
P. Kế toán Tài vụ
P. Tổ chức hành chính
P.Nghiệp vụ Kinh doanh II
Giám đốc
Phó giám đốc Kinh doanh
Phòng Tổ chức hành chính
Phòng
Nghiệp vụ Kinh doanh I
Phó giám đốc
Tổ chức
P. Nghiệp vụ Kinh doanh III
P. Nghiệp vụ Kinh doanh IV
Phòng Đầu tư
2.2 Chức năng nhiệm vụ của từng bộ phận trong bộ máy quản lý.
- Giám đốc: là người có quyền hạn cao nhất trong quá trình điều hành mọi hoạt động kinh doanh trong công ty, đồng thời là người chịu trách nhiệm trước Nhà nước và lãnh đạo cấp trên, trực tiếp ký kết hợp đồng với khách hàng, chỉ đạo tổ chức kinh doanh cũng như quản lý toàn bộ các phòng ban nghiệp vụ. Giám đốc điều hành công ty theo chế độ một thủ trưởng, có quyền quyết định cơ cấu tổ chức, bộ máy quản lý theo nguyên tắc tinh giảm, gọn nhẹ, có hiệu quả phù hợp với từng thời kỳ.
- Phó giám đốc tổ chức kiêm Bí thư Đảng ủy: là một thành viên trong ban giám đốc, cùng với giám đốc và giám đốc kinh doanh điều hành mọi hoạt động của Công ty. Phó giám đốc tổ chức chịu trách nhiệm chính về công tác tổ chức của Công ty.
- Phó giám đốc kinh doanh: chịu trách nhiệm trước giám đốc về hoạt động kinh doanh của công ty.
- Bộ máy giúp việc: là các phòng ban chuyên môn, nghiệp vụ có chức năng tham mưu giúp giám đốc trong công tác điều hành và quản lý hoạt động kinh doanh phù hợp với điều lệ tổ chức và hoạt động của công ty. Gồm có:
- Phòng tổ chức hành chính: Phụ trách về vấn đề nhân sự của các phòng, ban trong công ty; đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, đề bạt, nâng lương, kỷ luật; thực hiện chế độ của Nhà nước đối với người lao động; quản lý các công văn...

 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện marketing – mix nhằm phát triển thị trường của nhà hàng oven d’or, khách sạn sheraton hà nội Marketing 0
D Giải pháp hoàn thiện các chương trình du lịch nội địa của công ty cổ phần đầu tư Mở - Du lịch Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán nội bộ tại Ngân hàng TMCP Bảo Việt Luận văn Kinh tế 1
N Hoàn thiện kế toán nguyên, vật liệu tại Công ty Cổ phần Chế tạo Biến thế và Vật liệu Điện Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện hoàn thiện hệ thống kênh phân phối của công ty cổ phần hóa chất sơn Hà Nội Luận văn Kinh tế 0
B Hoàn thiện quy trình vệ sinh buồng ngủ của khách nội địa mới trả phòng tại khách sạn River Beach Resort Luận văn Kinh tế 0
J Hoàn thiện quy trình đón tiếp và làm thủ tục nhập phòng lẽ nội địa tại khách sạn Cây Hoa Sữa Luận văn Kinh tế 0
H Hoàn thiện quy trình Phục vụ buồng đối với khách lẻ nội địa tại khách sạn Hoàng Ngọc Luận văn Kinh tế 0
S Hoàn thiện quy trình đón tiếp và phục vụ khách lẻ nội địa tại bộ phận lễ tân của khách sạn Vĩnh Khán Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top