khinhnguoi.info

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
Lời nói đầu

1- Lý do nhận đề tài
Xuất phát từ nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung quan liêu bao cấp với sự tham gia chủ yếu của thành phần kinh tế quốc doanh và tập thể, Nhà nước ta đã mạnh dạn chuyển sang nền kinh tế hàng hoá vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.
Hoạt động trong cơ chế mới, các doanh nghiệp không còn dựa dẫm ỷ lại vào sự bao cấp của Nhà nước nữa mà phải vươn lên bằng chính sức mạnh của mình, để tìm cho mình một chỗ đứng trên thị trường. Các vấn đề thị trường, sản phẩm, chất lượng, giá cả, hiệu quả sản xuất kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm…trước đây ít được quan tâm thì nay là mối quan tâm hàng đầu của bất kỳ doanh nghiệp nào. Với sự cạnh tranh khốc liệt của cơ chế thị trường đòi hỏi mỗi doanh nghiệp khi muốn thâm nhập vào môi trường kinh doanh mới phải có nhũng hiểu biết sâu sắc về thị trường, phải định hướng cho mình một mục tiêu cụ thể thì mới hy vọng thành công.
Việc cân nhắc xem sản xuất ra sản phẩm gì? Giá cả như thế nào? Bao nhiêu là phù hợp đều được phân ra những vùng thị trường khác nhau. Doanh nghiệp phải biết những đoạn thị trường hấp dẫn, đó cũng là tiềm năng và là cơ hội kinh doanh cho doanh nghiệp tự khẳng định vị thế của mình trên thương trường và đây chính là nhiệm vụ của nhà quản trị marketing mà marketing là yếu tố hàng đầu.
Xuất phát từ nhận thức trên, tui quyết định chọn đề tài: “Hoàn thiện marketing mục tiêu tại công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp”.
2- Mục đích nghiên cứu:
• Hệ thống hoá cơ sở lý thuyết của Marketing mục tiêu trong công ty kinh doanh
• Phân tích thực trạng triển khai marketing mục tiêu tại công ty Cổ phần Bao bì và in Nông nghiệp
• Đề xuất một số kiến nghị nhằm hoàn thiện Marketing của công ty
3- Phạm vi nghiên cứu:
Marketing là đề tài khá rộng, được áp dụng bởi những biến số marketing liên quan đến các yếu tố nội tại trong doanh nghiệp và vậy mà tui chỉ tập trung nghiên cứu về hoạt động Marketing mục tiêu của công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp.
4- Phương pháp nghiên cứu:
áp dụng các phương pháp hệ thống, phương pháp tiếp cận thực tiễn, thống kê, so sánh trong việc phân tích và đánh giá kết quả hoạt động kinh doanh của công ty.

Chương I
Những lý luận cơ bản về marketing mục tiêu
của công ty sản xuất kinh doanh

1.1 Thị trường và marketing mục tiêu tại công ty sản xuất kinh doanh
1.1.1Thị trường, các yếu tố xác định thị trường của DN SXKD
1.1.1.1 Khái niệm
Một trong những quy luật cơ bản của nền sản xuất hàng hóa là quy luật cung và cầu trong mối quan hệ sản xuất-tiêu dùng. Sản xuất (hiểu theo nghĩa rộng) sáng tạo ra các thuộc tính hàng hóa của sản phẩm và được xác định để bán, và vậy tạo ra nguồn cung. Mặt khác, ở tập các người tiêu dùng tồn tại những thu nhập ở hình thái tiền tệ và trở thành nguồn cầu. Do những cách biệt giữa sản xuất và tiêu dùng, tất yếu dẫn đến những mất cân đối cung-cầu và khuynh hướng tiệm cận các cân đối giữa chúng trên các góc độ cho từng loại sản phẩm cũng như tổng cung, tổng cầu xã hội. Sự vận động và đồng quy giữa cung và cầu,phát sinh giá được thể hiện tập trung trong các hoạt động mua bán hàng hóa bằng tiền tệ ở những thời gian, không gian , đối tượng cách khác nhau, tạo ra khái niệm “thị trường”. Như vậy, thị trường tồn tại ở mọi nơi, mọi lúc, mọi lĩnh vực và mọi hình thái nếu tồn tại tác động của các quy luật kinh tế khách quan (quy luật giá trị và cung cầu). Nói cách khác, cơ sở kinh tế tồn tại tất yếu khách quan của thị trường nằm ở trong sự tồn tại của nền sản xuất hàng hóa
Vậy thị trường là gì?
Trả lời câu hỏi này phụ thuộc vào các góc độ tiếp cận và phương pháp thể hiện mà có nhiều định nghĩa khác nhau:
Theo góc độ tiếp cận kinh tế học cổ điển, thị trường được hiểu là “Nơi diễn ra các quá trình trao đổi mua- bán, là tổng số và cơ cấu cung cầu và diều kiện diễn ra tương tác cung và cầu thông qua mua bán hàng hóa bằng tiền tệ”
Theo góc độ thị trường tổng thể, thị trường được hiểu là “tập phức hợp và liên tục các nhân tố môi trường kinh doanh và các quan hệ trao đổi thương mại được hấp dẫn và thực hiện trong một thời gian mở, hữu hạn các chủ thể cung-cầu và cách tương tác giữa chúng nhằm tạo thành điều kiện tồn tại và phát triển cho sản xuất kinh doanh hàng hóa”.
Theo góc độ kinh doanh, thị trường được hiểu là “tập các khách hàng, người cung ứng hiện thực và tiềm năng, có nhu cầu thị trường về những sản phẩm, dịch vụ mà công ty có dự án kinh doanh trong mối quan hệ với các nhân tố môi trường kinh doanh và tập người bán- đối thủ cạnh tranh của nó ”
Thị trường là nơi giúp các doanh nghiệp buôn bán hàng hóa và gặp gỡ các bạn hàng thông qua chức năng thị trường hàng hóa. Ngày nay thị trường ngày càng có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp sản xuất cũng như doanh nghiệp kinh doanh, thị trường không thể tách rời được. Các doanh nghiệp dù là doanh nghiệp sản xuất hay kinh doanh để có nhu cầu bán hàng, thị trường là nơi trao đổi, mua bán hàng hóa giữa doanh nghiệp và khách hàng giúp cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp được thường xuyên, liên tục và có hiệu quả.
Thị trường là cơ sở tiến hành các hoạt động của doanh nghiệp, thông qua các luồng tin thị trường, doanh nghiệp có thể biết rõ về tình thế kinh doanh, về nhu cầu khách hàng, đối thủ cạnh tranh… Qua đó giúp các doanh nghiệp đề ra chính sách thích nghi, tiếp cận các chương trình Marketing hữu hiệu
Vậy, thị trường có vai trò rất quan trọng, quyết định sự sống còn của doanh nghiệp.
3.2.5 Một số giải pháp khác
3.2.5.1 Giải pháp hoàn thiện hoạt động thanh toán
Bằng cách thiết lập các cách thanh toán hợp lý, giảm thời gian thanh toán và số lượng nợ phải trả. Đồng thời cần có cơ chế kiểm soát quá trình thực hiện dòng thanh toán để có thể cho phép điều chỉnh kịp thời. Công ty phải luôn nắm rõ tình hình tài chính của mình và khách hàng, thiết lập cơ chế kiểm soát nợ để tránh hiện tượng nợ quá hạn hay mất khả năng thanh toán. Chuyển thanh toán bằng tiền mặt sang thanh toán chuyển khoản và các cách thanh toán qua mạng. Chi phí và rủi ro trong hoạt động thanh toán sẽ giảm nhờ sử dụng hệ thống đặt hàng và thanh toán điện tử.
3.2.5.2 Giải pháp về lao động
Để có thể nâng cao sức cạnh tranh, công ty phải đào tạo được nguồn nhân lực có trình độ cao, thích ứng nhanh với sự thay đổi liên tục của thị trường.
+Tăng cường công tác đào tạo, tái đào tạo lại đội ngũ lao động hiện có, tổ chức nhiều loại hình đào tạo, bồi dưỡng. Tạo được tâm lý thi đua, phấn đấu học hỏi nâng cao kiến thức, trình độ quản lý cho nhân viên.
+Công ty cần thực hiện đầy đủ, từng bước và hiệu quả công tác tuyển chon, quy hoạch, đãi ngộ nhân viên. Công ty cũng có thể thu hút nguồn lao động trẻ tài năng về làm việc bằng cách tham gia vào quá trình đào tạo hàng năm của các trường đại học, dạy nghề.
- Huy động các nguồn vốn vay trong nội bộ doanh nghiệp, vay từ bên ngoài và liên doanh liên kết để có vốn phục vụ cho đầu tư sản xuất, phát triển các sản phẩm mới.
3.2.6 Một số kiến nghịvĩ mô
3.2.6.1 Kiến nghị với Nhà nước
Trong bối cảnh nền kinh tế ở nước ta đang vào giai đoạn cuối của tiến trình gia nhập tổ chức thương mại thế giới WTO như hiện nay, Nhà nước cần có các chính sách phát triển thương mại điện tử và hệ thống trao đổi dữ liệu điện tử. Đây là các công cụ mà các công ty nói chung và công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp nói riêng có thể vận dụng thương mại điện tử nhằm cải thiện hiệu quả hoạt động kinh doanh. Nhà nước cần phát triển cơ sở hạ tầng, công nghệ thông tin, hệ thống pháp lý, cơ chế vận hành và giao dịch qua thương mại điện tử.
- Để có một uy tín và vị thế trên thương trường ngoài chất lượng sản phẩm ra đòi hỏi giá thành phải hạ là điều rất quan trọng đối với mỗi doanh nghiệp. Muốn thực hiện tốt điều này Nhà nước cần có biện pháp nhằm đầu tư vốn, công nghệ kỹ thuật cho ngành sản xuất giấy trong nước vì giá thành nguyên liệu giấy chiếm tỉ trọng lớn trong giá thành của ngành in. Để có sản phẩm có chất lượng cao, công ty phải nhập lượng giấy lớn từ nước ngoài, việc này không những làm tăng giá thành sản phẩm mà Nhà nước còn mất đi một lượng ngoại tệ khá lớn. Nhà nước cần đầu tư cho ngành sản xuất giấy vì có như vậy mới thúc đẩy được sản xuất trong nước phát triển, tiết kiệm được một khoản ngoại tệ đầu tư cho những ngành công nghiệp khác. Ngoài ra Nhà nước có thể giảm thuế nhập khẩu đối với các nguyên liệu thiết yếu sản xuất ra sản phẩm của công ty như giấy, mực in… mà điều kiện kĩ thuật trong nước chưa sản xuất được.
- Để giảm bớt phiền hà trong hoạt động của công ty, đặc biệt là hoạt động phân phối, Nhà nước nên đưa ra các chính sách đơn giản hóa các thủ tục hành chính theo phương pháp cấp giấy phép một nửa.
- Nhà nước cũng cần quan tâm hơn nữa đến công tác đào tạo nhân lực cho ngành in. Hiện nay trên cả nước mới chỉ có 4 cơ sở đào tạo chuyên ngành in, đó là bộ môn công nghệ in thuộc trường đại học Bách khoa, khoa công nghệ in trường đại học sư phạm kỹ thuật TP. Hồ Chí Minh, trường trung học kỹ thuật in thuộc Bộ Văn hóa- Thông tin và trường công nhân kỹ thuật in TP.HCM. Nhà nước có thể mở rộng loại hình đào tạo để có đội ngũ lao động có chuyên môn, đáp ứng được sự thay đổi nhanh chóng về tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay.
- Nhà nước cần có những chính sách đầu tư nghiên cứu phát triển khoa học kỹ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất và kinh doanh nhằm nâng cao quy mô và giá trị hàng hóa. Đồng thời cũng cần có những chính sách hỗ trợ đối với các doanh gnhiệp nào mạnh dạn đầu tư nghiên cứu về cônng nghệ như hỗ trợ một phần chi phí nghiên cứu, bảo vệ quyền tác giả cho những công trình nghiên cứu nào thành công.
3.2.6.2 Kiến nghị đối với hiệp hội các nhà in Việt Nam
- Có chính sách hỗ trợ cho các công ty in ấn phát triển.
- Tổ chức các cuộc hội nghị, hội thảo để giới thiệu công nghệ mới.
- Thông tin thường xuyên cho các công ty thuộc hiệp hội để họ có được thông tin về thị trường, xu hướng phát triển của thị trường ngành hàng.

Kết luận
Việc thực hiện marketing mục tiêu đã trở thành nhu cầu cấp bách đối với mỗi doanh nghiệp. Từ đó, doanh nghiệp có thể đáp ứng nhu cầu thị trường một cách tốt hơn, đúng lúc, đúng chỗ hơn.
Trong thời gian thực tập, trên cơ sở những luận cứ khoa học và thực trạng hoạt động marketing mục tiêu tại công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp kết hợp với những định hướng phát triển kinh tế của đất nước và định hướng phát triển của ngành hàng, tui đã cố gắng phân tích, đánh giá và đã đề xuất một số biện pháp nhằm hoàn thiện hoạt động marketing mục tiêu tại công ty trong thời gian tới. Đồng thời tui cũng đưa ra một số kiến nghị với Nhà nước, hiệp hội các nhà in và một số đề xuất nhằm hỗ trợ cho hoạt động marketing mục tiêu tại công ty cổ phần bao bì và in Nông nghịêp.
Tuy nhiên do thời gian thực tập và trình độ có hạn, nên chuyên đề còn nhiều hạn chế, thiếu sót. Cho nên tui rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo và quý công ty để tui hoàn thiện nội dung đề tài.
Để hoàn thành bài chuyên đề này tui đã nhận được sự giúp đỡ rất tận tình của cô giáo hướng dẫn - Tiến sĩ : Phạm Thúy Hồng cùng các thầy cô giáo trong bộ môn Marketing đã hướng dẫn và giúp đỡ tui trong quá trình nghiên cứu. Đồng thời tui xin Thank các anh, chị trong Công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp đã tận tình giúp đỡ, tạo điều kiện để tui hoàn thành chuyên đề này./.

Hà Nội, ngày 20 tháng 5 năm 2006
Sinh viên thực hiện


Nguyễn Thanh Mai


MụC LụC
Lời nói đầu………………………………………………………………………………1
Chương I. Những lý luận cơ bản về MKT mục tiêu tại DN SXKD………2
1.1Thị trường và marketing mục tiêu tại công ty sản xuất kinh doanh…. 2
1.1.1 Thị trường, các yếu tố xác định thị trường của DN SXKD……………..3 1.1.1.1Khái niệm…………………………………………………………….. 3
1.1.1.2 Cấu trúc các yếu tố xác định thị trường……………………………… 4
1.1.2 Khái niệm, vai trò của marketing mục tiêu……………………………..6
2.1.2.1 Khái niệm…………………………………………………………..... 6
1.1.2.2 Sự ra đời của MKT mục tiêu…………………………….………….. 6
1.1.2.3 Vai trò của MKT mục tiêu………………………………………….. 7
1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng tới MKT mục tiêu của DN SXKD………….8
1.1.3.1 Môi trường vĩ mô…………………………………………………… 8
1.1.3.2 Môi trường vi mô…………………………………………………... 10
1.2 Nội dung cơ bản của MKT mục tiêu tại công ty SXKD……………. 11
1.2.1 Phân đoạn thị trường…………………………………………………11
1.2.1.1 Khái niệm………………………………………………………….. 12
1.2.1.2 Các yêu cầu đối với việc phân đoạn thị trường…………………….. 12
1.2.1.3 Các tiêu thức phân đoạn thị trường…………………………………. 14
1.2.2 Đánh giá và lựa chọn đoạn thị trường trọng điểm……………………..16
1.2.2.1 Phân tích đánh giá đoạn thị trường…………………………………. 16
1.2.2.2 Lựa chọn đoạn thị trường mục tiêu………………………………… 18
1.2.3 Định vị thị trường của công ty………………………………………... 21
1.3 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả MKT mục tiêu ở DN SXKD………...25
1.3.1 Yêu cầu đánh giá marketing mục tiêu của doanh nghiệp……………. 25
1.3.2 Chỉ tiêu đánh giá marketing mục tiêu của doanh nghiệp…………….. 25



Chương II. Thực trạng triển khai MKT mục tiêu tại công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp…………………………………………………………28
2.1 Khái quát chung về công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp……..28
2.1.1 Quá trình thành lập và phát triển của công ty………………………... 28
2.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của công ty……………………………………. 29
2.1.3 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của công ty…………………………. …………. 30
2.1.4 Cơ sở vật chất, kĩ thuật của công ty………………………………….. 31
2.1.5 Một số kết quả hoạt động SXKD của công ty…………………………33
2.2 Phân tích thực trạng thị trường và hoạt động Marketing mục tiêu của công ty……………………………………………………………………….35
1.2.1 Phân tích thực trạng và quy mô thị trường ngành hàng……………… 35
2.2.2 Phân tích thực trạng triển khai MKT mục tiêu tại công ty……………37
2.2.2.1 Nhân tố ảnh hưởng đến hoạt động KD của công ty………………... 37
2.2.2.2 Phân tích thực trạng phân đoạn thị trường của công ty.…………… 43
2.2.2.3 Đánh giá lựa chọn thị trường mục tiêu của công ty..……………… 44
2.2.2.4 ứng xử MKT-mix trên đoạn thị trường mục tiêu………………….. 46
2.3 Đánh giá chung thực trạng triển khai MKT mục tiêu của công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp…………………………………………….51
2.3.1 Kết quả đạt được…………………………………………….. ………. 51
2.3.2 Những hạn chế ……………………………………………………… 52
2.3.3 Nguyên nhân………………………………………………………….52
2.3.3.1. Nguyên nhân khách quan…….…………………………………… 52
2.3.3.2. Nguyên nhân chủ quan…….……………………………………… 53
Chương III.Một số giải phápnhằm hoàn thiện MKT mục tiêu tại công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp…………………………………………54
3.1 Dự báo thị trường và phương hướng kinh doanh của công ty trong thời gian tới…………………………………………………………………54
3.1.1 Xu thế phát triển ngành hàng in và bao bì tại Việt Nam .…………….. ….54
3.1.2 Cơ hội và thách thức………………………………………………… 55
3.1.3 Mục tiêu, chiến lược, định hướng hoạt động kinh doanh của công ty trong thời gian tới……………………………………………... …………….56
3.2 Một số đề xuất nhằm hoàn thiện MKT mục tiêu của công ty cổ phần bao bì và in Nông nghiệp……………………………………. ……………...57
3.2.1 Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu, phân đoạn thị trường………………58
3.2.1.1 Hoàn thiện hoạt động nghiên cứu thị trường………….. …………… 58
3.2.1.2 Hoàn thiện hoạt động phân đoạn thị trường……………………….. 61
3.2.2 Lựa chọn đoạn thị trường trọng diểm………………………………... 63
3.2.3 Hoàn thiện giải pháp định vị hình ảnh của công ty trên đoạn thị trường mục tiêu………………..…………………………………. ………………….64
3.2.4 Phát triển các giải pháp marketing-mix phù hợp với đoạn thị trường mục tiêu…………………………………………………... ………………………..67
3.2.5 Một số giải pháp khác……………………………………………….. 70
3.2.6. Một số kiến nghị vĩ mô……………………………………………….71
3.2.6.1.Kiến nghị với Nhà nước……………………………………………. 71
3.2.6.2.Kiến nghị với hiệp hội các nhà in Việt Nam…..………………...…. 72
Kết luận……………………………………………………………………...……… 73

Tài liệu tham khảo

1. Marketing thương mại- PGS.TS. Nguyễn Bách Khoa- Nhà xuất bản giáo dục
2. Marketing căn bản- PGS.TS.Trần Minh Đạo- Nhà xuất bản giáo dục
3. Những nguyên lý tiếp thị- Philip Kotler- Nhà xuất bản Thống kê
4. Tạp chí “Sách và đời sống”- Hiệp hội các nhà in Việt Nam
5. Quản trị Marketing- Philip Kotler- Nhà xuất bản thống kê
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

nguyenlan279000

New Member
ad tải giúp mình 2 bài này với ạ


THỰC TRẠNG CƠ CẤU SẢN PHẨM Ở CÔNG TY XÍCH LÍP ĐÔNG ANH
PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN XÍCH LÍP ĐÔNG ANH
 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top