nuhocsinh_111

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PHẦN MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài.
Đất nước ta đã và đang có những bước chuyển mình tích cực theo xu thế khu vực hoá, toàn cầu hoá nền kinh tế của thế giới. Trong bối cảnh đó, sự đổi mới tư duy, nhật thức về các công cụ quản lí kinh tế góp phần quan trọng quyết định tới sự thành công hay thất bại của đường lối kinh tế nói chung.
Tiền lương và quan hệ tiền lương không tách rời khỏi sự vận động chung của nền kinh tế. Tính chất, hình thái vận động và chất lượng của quan hệ tiền lương và sự phát triển kinh tế xã hội có mối quan hệ biện chứng thống nhất, tác động qua lại lẫn nhau. Tiền lương và chính sách tiền lương là động lực kích thích người lao động phát huy hết khả năng tiềm tàng của mình, qua đó góp phần thúc đẩy sự phát triển của tổ chức cũng như sự phát triển chung của toàn xã hội. Vì vậy, vấn đề nhận thức đúng đắn bản chất và vai trò của tiền lương và chính sách tiền lương ngày càng trở nên cấp thiêt.
2. Mục đích nghiên cứu
Với mục tiêu tìm hiểu làm rõ khái niệm, bản chất của tiền lương và chính sách tiền lương cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển của một tổ chức nói riêng và của cả nền kinh tế nói chung, qua quá trình học tập tại Khoa Kinh tế và Quản lí nguồn nhân lực - Trường Đại học Kinh tế Quốc dân và qua thời gian thực tập tại Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội, em mạnh dạn nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề thực tập tốt nghiệp với đề tài: “Hoàn thiện chính sách tiền lương tại cơ quan Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội”.
3. Nội dung của chuyên đề
Nội dung của chuyên đề gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận về tiền lương và chính sách tiền lương trong doanh nghiệp.
Chương 2: Thực trạng chính sách tiền lương tại cơ quan Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội
Chương 3: Một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền lương tại cơ quan Công ty Cổ phần Xây dựng sô 1 Hà Nội
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Chính sách tiền lương là một nội dung lớn quan trọng trong hệ thống các chính sách quản lí nói chung của Công ty. Nó bao gồm nhiều vấn đề liên quan đến các đối tượng quản lí khác nhau. Do thời gian nghiên cứu có hạn trong chuyên đề này em chỉ xin phép đề cập tới những vấn đề liên quan đến chính sách tiền lương tại cơ quan của Công ty.
5. Phương pháp nghiên cứu
Chuyên đề sử dụng các phương pháp phân tích như quy nạp, diễn giải…cùng các phương pháp thống kê, so sánh, tổng hợp… để làm rõ bản chất của vấn đề. Các số liệu trong chuyên đề được thu thập từ các báo cáo, các văn bản chính thức của Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội.
6. Đóng góp của chuyên đề
Chuyên đề đã đi sâu vào phân tích, lí giải và làm rõ bản chất của tiền lương và chính sách tiền lương cũng như vai trò của nó đối với sự phát triển của một tổ chức nói chung. Phân tích đánh giá đúng thực trạng chính sách tiền lương tại cơ quan Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội và đưa ra một số giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách tiền lương tại cơ quan Công ty.
Do sự hiểu biết và thời gian nghiên cứu có hạn nên chuyên đề của em chắc chắn không tránh khỏi những hạn chế nhất định. Vì vậy, em rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các thầy cô cũng như của các bạn để chuyên đề được hoàn thiện và có ý nghĩa thực tiễn hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!
CHƯƠNG I
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP
1.1.Lý luận chung về tiền lương
1.1.1. Khái niệm về tiền lương
“Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động (bằng văn bản hay bằng miệng) phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị trường lao động và phù hợp với các quy định tiền lương của pháp luật lao động”(1). Tiền lương là khoản tiền mà người sử dụng lao động (mua sức lao động) trả cho người lao động (bán sức lao động) trên cơ sở số lượng và chất lượng lao động đã được cung ứng.
Tiền công là số tiền mà người thuê lao động trả cho người lao động để thực hiện một khối lượng công việc, hay trả cho một thời gian làm việc (thường là theo giờ), trong những hợp đồng thoả thuận thuê nhân công phù hợp với quy định của pháp luật lao động và pháp luật dân sự về thuê mướn lao động.
Như vậy, tiền lương và tiền công về bản chất đều là giá cả của sức lao động tuy nhiên giữa chúng có sự khác nhau: tiền lương mang tính chất thường xuyên theo một đơn vị thời gian (tuần, tháng, năm) thường được trả cho các cán bộ quản lí và các nhân viên chuyên môn, kỹ thuật; còn tiền công phụ thuộc vào số lượng thời gian làm việc thực tế (ngày, giờ), hay số lượng sản phẩm được sản xuất ra hay tuỳ từng trường hợp vào khối lượng công việc đã hoàn thành. Tiền công thường được trả cho công nhân sản xuất, các nhân viên bảo dưỡng máy móc, thiết bị, nhân viên văn phòng.
Ngoài ra trong nghiên cứu tiền lương còn có khái niệm tiền thưởng, thù lao, thu nhập.
1.1.2.Bản chất của tiền lương.
Thứ nhất là tiền lương chịu sự tác động của quy luật giá trị, quy luật cung cầu lao động và thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động.
Tiền lương là giá cả sức lao động được hình thành trên cơ sở thoả thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động thông qua hợp đồng lao động, phù hợp với quan hệ cung - cầu sức lao động trên thị trường. Mặt khác, theo C.Mác giá trị sức lao động bao gồm: giá trị tư liệu sinh hoạt cần thiết để bù đắp lại sức lao động đã bị hao phí trong quá trình sản xuất; giá trị của những chi phí nuôi dưỡng những người trước và sau độ tuổi có khả năng lao động; giá trị của những chi phí đào tạo bồi dưỡng nâng cao trình độ. Những chi phí này chịu tác động rất lớn bởi những quy luật kinh tế khách quan trong sự phát triển chung của nền kinh tế xã hội. Do vậy, tiền lương thường xuyên biến động xoay quanh giá trị sức lao động, nó phụ thuộc vào quan hệ cung cầu và giá cả tư liệu sinh hoạt.
Thứ hai là tiền lương vừa mang tính kinh tế vừa mang tính xã hội:
Về mặt kinh tế, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động (mua sức lao động) trả cho lao động (bán sức lao động) trong một khoảng thời gian nào đó. Nó được xác định trên cơ sở tính toán mức độ phức tạp của công việc và tiêu hao lao động trong các điều kiện lao động trung bình của từng ngành nghề và tính đủ các nhu cầu về sinh học, xã hội học. Mặt khác, tiền lương còn là số tiền đảm bảo cho người lao động có thể mua được những tư liệu sinh hoạt cần thiết để tái sản xuất sức lao động của bản thân và giành một phần để nuôi dưỡng các thành viên trong gia đình cũng như mua bảo hiểm cho bản thân khi hết tuổi lao động, điều này góp phần không nhỏ vào sự ổn định đời sống và trật tự xã hội. Đó là quan hệ xã hội của tiền lương.
Thứ ba: tiền lương là chí phí của người sử dụng lao động là yếu tố cấu thành chi phí sản xuất: Trong hạch toán kinh tế tại các doanh nghiệp, cơ quan, tiền lương là một bộ phận chi phí cầu thành chi phí sản xuất. Vì vậy tiền lương được tính toán và quản lý chặt chẽ. Đối với người lao động, tiền lương là bộ phận thu nhập từ quá trình lao động, ảnh hưởng trực tiếp đến mức sống của họ. Phấn đấu nâng cao tiền lương trên cơ sở nâng cao năng suất lao động là mục đích của doanh nghiệp và người lao động. Mục đích này tạo động lực để phát triển doanh nghiệp và nâng cao trình độ chuyên môn, kĩ thuật và khả năng lao động của người lao động.
Đứng trên phạm vi toàn xã hội, tiền lương được xem xét và đặt trong quan hệ về phân phối thu nhập, quan hệ sản xuất và tiêu dùng, quan hệ về trao đổi…do vậy các chính sách về tiền lương luôn là các chính sách trọng tâm của mọi quốc gia nói chung và của các tổ chức, cá nhân sử dụng lao động nói riêng.
1.1.2.Chức năng của tiền lương.
Chức năng thước đo giá trị sức lao động.
Tiền lương là giá cả của sức lao động, là sự biểu hiện bằng tiền của giá trị sức lao động. Sức lao động của con người là hàng hoá đặc biệt. Nó được tạo ra sau quá trình tiêu dùng tư liệu sinh hoạt qua các hoạt động ăn, uống, nghỉ ngơi…Do vậy, giá trị hàng hoá sức lao động không được biểu hiện một cách trực tiếp mà biểu hiện gián tiếp thông qua giá trị của hàng hoá thông thường, được đo bằng lượng lao động xã hội cần thiết để tạo ra nó và thông qua mối quan hệ cung cầu về hàng hoá sức lao động để hình thành nên các mức tiền lương trên thị trường lao động. Như vậy, tiền lương có chức năng thước đo giá trị sức lao động. Trong quá trình phát triển của nền kinh tế xã hội, giá cả tư liệu sinh hoạt thường xuyên biến động làm cho giá trị sức lao động cũng thay đổi theo. Tiền lương muốn phản ánh đúng giá trị sức lao động thì tiền lương phải thay đổi theo sự những sự biến động đó.
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. PGS.TS Phạm Đức Thành, PTS. Mai Quốc Chánh, “Giáo trình kinh tế lao động”, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 1998
2. PGS.TS Nguyễn Tiệp, TS. Lê Thanh Hà, “Giáo trình tiền lương - Tiền công”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, Hà Nội, 2006
3. PGS.TS Nguyễn Ngọc Quân, ThS. Nguyễn Vân Điềm, “Giáo trình quản trị nhân lực”, Nhà xuất bản Lao động - Xã hội, 2005
4. Nguyễn Thị Lệ Chi, “Hoàn thiện chính sách tiền lương với việc tăng cường kiểm soát nội bộ và nâng cao hiệu quả hoạt động của Công ty Xuân Hoà”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2006
5. Phùng Thị Hằng, “Hoàn thiện tổ chức tiền lương tại Công ty Điện lực Hà Nội”, Luận văn thạc sĩ kinh tế, Hà Nội, 2005
6. Quy chế trả lương Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội năm 2008
7. Quyết toán quỹ lương Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội năm 2004 – 2008
8. Những chỉ tiêu kế hoạch Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội năm 2005 – 2008.
9. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh Công ty Cổ phần Xây dựng số 1 Hà Nội các năm 2004 – 2007

MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Tính cấp thiết của đề tài. 1
2. Mục đích nghiên cứu 1
3. Nội dung của chuyên đề 2
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
5. Phương pháp nghiên cứu 2
6. Đóng góp của chuyên đề 2
CHƯƠNG I 3
CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ TIỀN LƯƠNG VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TRONG DOANH NGHIỆP 3
1.1.Lý luận chung về tiền lương 3
1.1.1. Khái niệm về tiền lương 3
1.1.2.Bản chất của tiền lương. 4
1.1.2.Chức năng của tiền lương. 5
1.1.3.Nguyên tắc cơ bản của tổ chức trả lương 8
1.1.3.1.Trả lương ngang nhau cho lao động như nhau 8
1.1.4.2. Đảm bảo tốc độ tăng tiền lương bình quân nhỏ hơn tốc độ tăng năng suất lao động. 9
1.1.4.3. Đảm bảo mối quan hệ hợp lí về tiền lương giữa các ngành và các vùng trong cả nước. 9
1.2. Chính sách tiền lương trong doanh nghiệp. 11
1.2.1. Khái niệm về chính sách tiền lương 11
1.2.2. Những nội dung cơ bản của chính sách tiền lương. 11
1.2.2.1. Hệ thống thang, bảng lương. 11
1.2.2.2. Cơ chế quản lí quỹ tiền lương 12
1.2.2.3. Quy định mức lương tối thiểu. 13
1.2.2.4. Các quy định cụ thể về tổ chức trả lương 14
1.2.3.Vai trò của chính sách tiền lương với sự phát triển của doanh nghiệp. 16


CHƯƠNG 2 18
THỰC TRẠNG CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CƠ QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 18
2.1. Khái quát chung về Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội 18
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển. 18
2.1.2. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh. 21
2.1.2.1. Ngành nghề sản xuất kinh doanh. 21
2.1.2.3. Đặc điểm về máy móc thiết bị. 22
21.2.4. Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. 23
2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lí. 25
2.1.3.1. Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lí 25
2.1.3.2. Chức năng nhiệm vụ các phòng ban và Ban giám đốc 26
2.1.3.2.1. Ban giám đốc 26
2.1.3.2.2. Chức năng, nhiệm vụ các phòng ban 27
2.1.4. Đặc điểm nguồn nhân lực 28
2.1.4.1. Quy mô nguồn lao động. 28
2.1.4.2. Cơ cấu lao động theo tuổi và giới tính. 29
2.1.4.3. Cơ cấu lao động theo chức năng. 30
2.1.4.4. Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn, lành nghề. 30
2.1.4.5. Cơ cấu lao động phòng Tổ chức lao động – Hành chính 31
2.2. Thực trạng chính sách tiền lương tại Cơ quan Công ty Cổ phần xây dựng số 1 Hà Nội. 32
2.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách tiền lương tại Công ty. 32
2.2.2. Nội dung chính sách tiền lương đang áp dụng tại Cơ quan Công ty 33
2.2.2.1. Hệ thống thang bảng lương. 34
2.2.2.2. Mức lương tối thiểu 40
2.2.2.2. Nguồn hình thành quỹ lương và phân phối quỹ tiền lương tại Cơ quan Công ty. 42
2.2.2.4. Phụ cấp lương 47
2.2.2.5. Quy định xếp,nâng, hạ bậc lương 48
2.2.3. Đánh giá về chính sách tiền lương tại Cơ quan Công ty 48
2.2.3.1. Ưu điểm 48
2.2.3.2. Những mặt còn tồn tại. 49
CHƯƠNG 3 51
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CHÍNH SÁCH TIỀN LƯƠNG TẠI CƠ QUAN CÔNG TY CỔ PHẦN XÂY DỰNG SỐ 1 HÀ NỘI 51
3.1. Sự cần thiết phải hoàn thiện chính sách tiền lương tại Cơ quan Công ty 51
3.1.1. Yêu cầu của sự phát triển đất nước với thực hiện chính sách tiền lương 51
3.1.2. Chính sách tiền lương với phương hướng phát triển của Công ty 52
3.2. Một số giải pháp chủ yếu. 53
3.2.1. Nâng cao năng lực nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ làm công tác quản lí lao động tiền lương. 53
3.2.2. Phân tích công việc làm cơ sở để xây dựng tiêu chuẩn chức danh, đánh giá thực hiện công việc. 54
3.2.3. Trả lương theo hệ số lương, thời gian và chất lượng thực hiện công việc. 56
KẾT LUẬN 58
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 60



Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích và đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại Công ty cổ phần Gang thép Thái Nguyên Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện việc thực hiện chính sách thu thuế xuất nhập khẩu tại Chi cục Hải Quan Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách sản phẩm của công ty Hanvico Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện kiểm toán bán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán DTL Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện chính sách marketing quan hệ khách hàng tại công ty du lịch vietravel chi nhánh đà nẵng Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp hoàn thiện quản trị nhân lực tại Công ty cổ phần Bưu Chính Viettel Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán báo cáo tài chính tại Công ty TNHH Kiểm toán và Định giá Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện quy trình đánh giá trọng yếu và rủi ro kiểm toán trong kiểm toán Báo cáo tài chính do Công ty Kiểm toán Việt Nam thực hiện Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác thẩm định tài chính đối với các dự án đầu tư dài hạn của Tổng công ty Sông Đà Luận văn Kinh tế 0
D Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại công ty TNHH một thành viên 95 Kiến trúc, xây dựng 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top