baby_su_lovely

New Member

Download miễn phí Hệ thống thông báo sớm các khủng hoảng tài chính





Phần lớn các cuộc khủng hoảng bắt đầu bằng sự yếu kém trong ngành sản xuất vật chất, đặc biệt là sự bất lực của các công ty không duy trì được hiệu quả hoạt động và lợi nhuận. Ở những thị trường mới mở, điều này thường do tính chất đóng của nền kinh tế, trong đó sự tồn tại của hiện tượng cho vay chỉ định, thiếu tính cạnh tranh thực sự, và yếu kém trong quản lý doanh nghiệp thường trong một thời gian dài. Khủng hoảng cũng có thể xảy ra ở các nền kinh tế phát triển (ví dụ, khủng hoảng ở Thụy Điển năm 1985) và ở từng ngành (ví dụ, khủng hoảng tiết kiệm và vay vốn ở Hoa Kỳ những năm giữa thập kỷ 80). Các yếu kém cơ cấu này thường bộc lộ khi Chính phủ bắt đầu hội nhập mạnh mẽ nền kinh tế trong nước với kinh tế toàn cầu. Việc hội nhập này thường quá sâu và quá nhanh.
Khi các thị trường phát triển và mở rộng đến những khu vực của thế giới mà trước kia chúng không nắm vai trò quan trọng, nhiều khả năng khủng hoảng sẽ gia tăng về tần suất cũng như về độ lớn và cường độ.
Tiếp đó, việc cho vay sai lầm thổi bùng ngọn lửa. Trong tất cả các khủng hoảng chúng ta đã thấy, các tổ chức tài chính không chỉ tiếp tục cho các doanh nghiệp không ổn định vay mà còn tăng việc cho vay vốn, đôi khi ở mức rất cao. Chúng ta cũng thấy họ rời xa lĩnh vực chuyên môn của mình để sang lĩnh vực cung cấp các khoản vay cho người tiêu dùng và các doanh nghiệp có hoạt động rủi ro cao. Nghiệp vụ ngân hàng kém là nguyên nhân chính của những bước đi sai lầm này và thêm vào đó, trầm trọng hơn, là mối quan hệ thân thiết đáng ngờ giữa các ngân hàng và con nợ của mình, áp lực của Chính phủ phải cho vay để tạo điều kiện thuận lợi phát triển kinh tế, và sự bất cẩn xảy ra cùng với quá trình phi điều tiết và làn sóng vốn đầu tư nước ngoài tràn vào nền kinh tế. Tất cả những hành động trên dẫn tới việc tích nợ xấu nhanh và không bền vững.
 



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

Hệ thống thông báo sớm các khủng hoảng tài chính
Đứng trước sự sa sút của nền kinh tế và các khủng hoảng tài chính, các nhà lãnh đạo cũng như các nhà hoạch định chính sách luôn phải đối diện với câu hỏi: làm thế nào để đoán được các hiện tượng này để ngăn ngừa hay giảm thiểu tác động của nó trong tương lai. Dominic Barton, Roberto Neweill, và Gregory Wilson thuộc Tập đoàn McKinsey đã đưa ra 10 chỉ số quan trọng để nhận dạng các dấu hiệu khủng khoảng mà các nhà quản lý cần kiểm soát; quan trọng cả về mức độ và xu hướng.
 Rạng sáng ngày 02 tháng 07 năm 1997, các chủ nhà băng hàng đầu Băng Cốc bị đánh thức và được triệu tập họp lúc 6h30 sáng tại toà nhà đối diện Cung điện Ban- khum-pron, tên gọi thường được biết đến của trụ sở Ngân hàng Thái Lan lộng lẫy. Khi các chủ nhà băng tập trung đông đủ với vẻ lo lắng, họ được thông báo rằng sau nhiều tháng kháng cự, Chính phủ buộc phải dỡ bỏ mức neo giá đồng bạt Thái với đồng đô la Mỹ. Khi các thị trường mở cửa vài giờ sau đó, tất cả đều hoảng loạn. Đồng bạt giảm 15% so với đồng đô la Mỹ, báo trước một cuộc khủng hoảng kinh tế càn quét Thái Lan và những nước còn lại ở Châu Á ngay sau đó, tác động tới cả thế giới.
Trái với những kịch tính sau sự đổ vỡ của nền kinh tế Thái Lan, các yếu tố của cơn bão đã dần hình thành một cách lặng lẽ trong nhiều năm. Một dấu hiệu sớm của khủng hoảng là việc Ngân hàng Thương mại  Băng-cốc sụp đổ giữa  năm 1996. Thất bại của ngân hàng này đã phơi bày các  hoạt  động  ngân  hàng  kém hiệu quả tồn tại trong nhiều năm. Tiếp đó, Somprasong  Land, một công ty từng chuyển đổi hàng  ngàn héc-ta đầm lầy thành nhà ở ven đô, đã trở thành công ty bất động sản đầu tiên vỡ nợ trái phiếu quốc tế, kéo theo các xì-căng-đan và thất bại khác. Không  lâu  sau, các  giám  đốc ngân hàng nước ngoài bắt đầu thu hồi nợ. Các quỹ đầu tư mạo hiểm và các nhà đầu tư khác, cảm nhận được sự suy thoái của nền kinh tế, bắt đầu bán ra đồng bạt. Các công ty của Thái Lan, e sợ rằng đồng tiền sắp bị phá giá, đồng loạt đổi bạt lấy đô la Mỹ. Đồng bạt Thái rớt giá ngay sau đó.
Trong khi đó, cả Standard  &  Poor và Moody đều không tiên đoán trước được mức độ trầm trọng của cơn bão tài chính Thái Lan. Ngay cả IMF, vào đêm  trước khi xảy ra khủng hoảng mùa  hè 1997, vẫn đánh giá cao sự “tăng trưởng  kinh tế đáng ghi nhận” và “quá trình tăng trưởng kinh tế vĩ mô  liên tục” của Thái Lan. Đến mùa thu 1997, tất nhiên, các đoán lạc quan này của họ đều bay theo gió. Các nhà quan sát dày dặn kinh nghiệm - với nhiệm vụ là xác định vấn đề trước khi chúng biến thành khủng hoảng - đều không nhận biết được các dấu hiệu khủng hoảng ở Thái Lan. Họ cũng bỏ qua các dấu hiệu này ở các trường hợp khác như chúng ta đã thấy, ví dụ như cuộc khủng hoảng tài chính năm 1994-1995 tại Mexico. 
Làm thế nào mà các chuyên gia lại tính sai như vậy? Tại sao họ lại không thể nhìn thấy một cơn bão tài chính đang tiến đến gần? Chúng tui tin rằng nguyên nhân là do đa số các chuyên gia chỉ dựa trên sự suy đoán thông thường, đó là theo dõi sự lựa chọn của Chính phủ về tỷ giá hối đoái, quản lý tài chính và tổng lượng tiền để nhận biết một cuộc khủng hoảng đang tới gần.
Chắn chắn rằng các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô đóng vai trò quan trọng, vì cuộc khủng hoảng diễn ra ở Arghentina năm 2002 là minh chứng rõ ràng: Cuộc khủng hoảng năm 2001-2002 ở Arghentina phát sinh do tình hình tài chính bất ổn, dẫn tới việc Chính phủ không thể trả 141 tỷ đô la đang nợ, việc phá giá mạnh đồng pê-sô khi không còn liên kết với đồng đô la Mỹ, và đóng băng tiền gửi ngân hàng, tất cả những yếu tố này đã làm bùng phát cuộc khủng hoảng ngân hàng. Tuy nhiên, dựa trên nghiên cứu của mình, chúng tui tin rằng phần lớn các dấu hiệu thông báo các cơn bão tài chính  nằm ở điều kiện kinh tế vi mô mà chúng tui chắc rằng báo hiệu khủng hoảng tài chính trước khi chúng tích luỹ thành các biến động lớn.
Vì lý do này, chúng tui khẳng định rằng điều tiết kinh tế vi mô - với các số đo tương đối đơn giản - song song với việc theo dõi các chỉ số kinh tế vĩ mô sẽ không những giúp tìm ra nguyên nhân của khủng hoảng mà còn chỉ ra nơi khủng hoảng sẽ tấn công và thậm chí khoảng thời gian nó có thể tấn công.
Khuôn mẫu hình thành khủng hoảng
Không ai có thể tranh luận rằng khủng hoảng tài chính dễ dự đoán. Như một cựu quan chức của IMF thừa nhận, “IMF đã đoán 15 so với sáu khủng hoảng vừa rồi.” Tuy nhiên, chúng tui tin rằng không thể không đoán được chúng, đặc biệt là khi phần lớn các cuộc khủng hoảng tài chính có chung một khuôn mẫu.
Mười dấu hiệu của khủng hoảng
Cần có sự kết hợp của cả nghệ thuật và khoa học để thấy được các dấu hiệu thông báo khủng hoảng tài chính. Sau đây là 10 chỉ số quan trọng mà các nhà quản lý cần kiểm soát; quan trọng cả về mức độ và xu hướng. Khi một vài trong số các chỉ số này bắt đầu đi sai hướng cùng một lúc, có thể một cuộc khủng hoảng đang nhen nhóm.
1. Giá trị bị đổ vỡ ở khối tư nhân. Khi các công ty không kiếm ra đủ tiền để trang trải cho chi phí của số tiền họ đi vay, thì một cuộc khủng hoảng có thể đang tiềm tàng. Đèn đỏ bật sáng khi lợi nhuận của phần lớn các công ty trong nước đều ít hơn chi phí trung bình về vốn. Điều này đúng với mọi khủng hoảng chúng tui đã nghiên cứu.
2. Tỷ lệ trang trải lãi suất. Nếu tỷ lệ giữa dòng tiền mặt và các khoản thanh toán lãi của một công ty giảm xuống dưới 2, công ty đó có thể đang phải đối mặt với khủng hoảng thanh khoản; nếu điều này xảy ra ở các công ty hàng đầu trong nước, một cuộc khủng hoảng rộng lớn có thể sắp xảy ra.
3. Mức lợi nhuận của các ngân hàng. Doanh thu tài sản trên toàn hệ thống hàng năm nhỏ hơn 1% đối với các ngân hàng thương mại và/hay biên độ lãi suất ròng hàng năm nhỏ hơn 2% thường là các dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng.
4. Danh mục cho vay tăng nhanh. Khi danh mục cho vay của ngân hàng phát triển nhanh hơn 20% trong vòng hơn 2 năm, chúng tui thấy rằng nhiều khoản nợ trở thành nợ xấu và dẫn đến khủng hoảng tài chính.
5. Tiền gửi giảm hay tỷ lệ tiền gửi tăng nhanh. Khi những người gửi tiền bắt đầu rút tiền khỏi các ngân hàng địa phương, đặc biệt là trong vòng 2 quý liên tiếp, hãy cảnh giác. Hành động này thường là dấu hiệu của một cuộc khủng hoảng.
6. Các khoản cho vay không có khả năng hoàn trả. Việc cho vay không có sự tư vấn tốt thường kết thúc bằng việc gia tăng các khoản cho vay không có khả năng hoàn trả. Khi các khoản vay này vượt quá 5% của tổng số tài sản ngân hàng, đèn cảnh báo nên chuyển sang màu đỏ. Vấn đề nằm ở chỗ các ngân hàng thường không công bố các khoản cho vay không có khả năng hoàn trả cho tới khi xảy ra khủng hoảng. Thêm vào đó, mỗi nước có các định nghĩa khác nhau về các khoản cho vay không có khả năng hoàn trả.
7. Tỷ lệ vay trên thị trường...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top