vukien23

New Member
Nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lý «Uống nước nhớ nguồn»



Dàn ý tham khảo




a. Mở bài : Nêu luận điểm chính: lòng biết ơn đối với những người đã tạo ra thành quả cho ta hưởng thành quả đó.



b.
Thân bài



· Giải thích nội dung câu tục ngữ.



- «uống nước» là sự hưởng thụ những thành quả vật chất tinh thần.



- «Nhớ nguồn» là sự tri ân, gìn giữ và phát huy những thành quả đã được thế hệ trước tạo ra.



Cả câu tục ngữ là lời dạy bảo phải biết ơn thế hệ cha anh và phải biết phát huy những thành quả của họ.



· Những biểu hiện cụ thể.



- Con cháu kính yêu và biết ơn ông bà, tổ tiên. (Dẫn chứng : sự chăm sóc của con cháu, chính sách cảu Đảng và Nhà nước giành cho người cao tuổi, tục thờ cúng ông bà tổ tiên, các lễ hội văn hóa như lễ Vu Lan…).



- Tôn vinh và nhớ ơn các anh hùng liệt sĩ (Dẫn chứng : sự ghi nhận và chính sách của Đảng và Nhà nước với người có công, sự chăm sóc của toàn xã hội…).



- Học trò biết ơn các thầy cô giáo (Dẫn chứng : ca dao tục ngữ - Muốn sang thì bắc cầu Kiều…, Không thầy đố mày làm nên. Học trò Chu Văn An lấy cái chết để cứu nước và trả ơn thầy - Truyện Đầm mực. Rất nhiều học sinh của thầy Nguyễn Tất

Thành ở trường Dục Thanh (Phan Thiết) noi gương thấy đi làm cách mạng…)



c.
Kết bài



- «Uống nước nhớ nguồn» thực sự là một đạo lí cao đẹp.



- Mỗi chúng ta cần học và làm theo nội dung câu tục ngữ ấy.
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top