Download miễn phí Giáo trình tin học văn phòng - Kiến thức cơ bản về máy tính





Các bước tạo Shortcut cho tài liệu cũng giống nhưcho ứng dụng. Nếu Shortcut
tham chiếu đến tập tin của ứng dụng (ví dụEngStd.exe) thì khi kích hoạt Shortcut, sẽ
mởcửa sổ ứng dụng; nếu tham chiếu đến tên một tài liệu của riêng bạn (ví dụToi-uu1.doc - văn bản được soạn thảo bởi Microsoft Word) thì Windows sẽlàm hai việc :
trước hết khởi động phần mềm chủquản của tài liệu (ở đây là Microsoft Word), sau
đó giao phần mềm này mởtài liệu đó (Toi-uu1.doc)



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

ử viễn thông …
Phần mềm chế bản điện tử: PageMaker, QuarkPress…
Phần mềm thiết kế trang Web: FrontPage, DreamWeaver…
4. Chương trình tiện ích:
Là các chương trình hổ trợ thêm cho hệ điều hành bằng cách cung cấp một số dịch
vụ mà hệ điều hành chưa có hay chưa tốt lắm. Ví dụ: tối ưu hóa đĩa cứng, khôi phục
các thông tin bị xóa hay bị lỗi ...
Một trong các bộ chương trình tiện ích phổ biến hiện nay là bộ chương trình của
Norton được gọi là Norton SystemWorks.
5. Ngôn ngữ lập trình:
Là các chương trình giúp cho người sử dụng có thể viết các phần mềm của riêng
mình để giải quyết một vấn đề nào đó. Ngôn ngữ lập trình gồm ngôn ngữ máy, hợp
ngữ, ngôn ngữ bậc cao như C, Pascal,C++, Visual Basic, Visual C++, Delphi, Java ...
1.4. Minh họa một chu kỳ hoạt động của máy tính
‰ Một chương trình được đọc từ đĩa và chứa trong bộ nhớ trong.
‰ Dưới sự điều khiển của chương trình này, dữ liệu được nhập từ bàn phím hay
được lấy từ đĩa và chứa trong bộ nhớ trong.
‰ CPU xử lý dữ liệu.
‰ Kết quả sau khi được CPU xử lý xong được chứa trở lại trong bộ nhớ trong.
‰ Kết quả cuối cùng được xuất ra màn hình.
11
Câu hỏi trắc nghiệm
1. Dữ liệu đưa vào bộ nhớ RAM máy vi tính:
A. Phải thông qua bàn phím.
B. Phải được lưu trử trên đĩa mềm.
C. Sẽ bị mất khi tắt màn hình.
D. Sẽ bị mất khi tắt nguồn máy tính.
2. Bộ nhớ có thể đọc và ghi được trong máy vi tính gọi là:
A. RAM B. ROM
C. CD-ROM D. ROM-BIOS
3. Bộ nhớ trong của máy vi tính gồm thành phần nào?
A. Đĩa từ B. ROM
C. RAM và đĩa từ D. RAM và ROM
4. Một byte bằng bao nhiêu bits?
A. 8 bits B. 16 bits
C. 210 bits = 1024 bits D. 512 bits
5. Một Kilô Byte bằng bao nhiêu Bytes ?
A. 1024 bytes B. 210 Kb
C. 1000 bytes D. 212 bytes
6. Thiết bị nhập chuẩn của máy vi tính là thiết bị nào?
A. Màn hình và bàn phím
B. Màn hình và đĩa từ
C. Bàn phím
D. Con chuột & máy quét
7. Một trong những thiết bị xuất của máy vi tính là:
A. RAM B. Màn hình
C. ROM D. Máy quét
8. Dung lượng của đĩa cứng (thường được tính bằng Mega byte), dùng để chỉ:
A. Khả năng chứa dữ liệu
B. Tốc độ làm việc của đĩa
C. Tốc độ đọc/ghi đĩa
D. Tốc độ đọc dữ liệu
9. Một đĩa mềm 3.5” HD có dung lượng bao nhiêu?
A. 720 KB B. 360 KB
C. 1.2 MB D. 1.44 MB
10. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Dữ liệu khi đưa vào bộ nhớ RAM phải thông qua bàn phím
B. Người sử dụng có thể ghi và đọc dữ liệu trong bộ nhớ RAM
C. Dữ liệu khi đưa vào bộ nhớ RAM sẽ hiện lên màn hình
D. Cả A, B, C đều sai
11. Hai bộ phận chinh của bộ vi xử lý (Micro Proccessor Unit) là:
12
A. CU & ALU B. RAM & HardDisk
C. ROM & CU D. RAM & ROM
12. Phát biểu nào sau đây đúng:
A. Dữ liệu khi đưa vào bộ nhớ RAM máy vi tính sẽ được xuất lên màn hình.
B. Một lập trình viên có thể đọc và ghi dữ liệu trên bộ nhớ chính.
C. Các thành phần vật lý của một máy vi tính gọi chung là phần cứng .
D. Máy tính dùng để giải quyết các bài toán mà con người không làm được.
Chương 2
13
2.1. Giới thiệu
Windows là hệ điều hành do hãng Microsoft sản xuất và được sử dụng phổ biến
nhất ở nước ta hiện nay. Nó dễ học, dễ sử dụng hơn DOS nhờ giao diện đồ hoạ thông
qua hệ thống thực đơn và các hộp hội thoại với hình thức thẩm mỹ cao.
Trong giáo trình này sẽ trình bày Windows XP (Windows Experience), được xây
dựng trên nền tảng của Windows NT và 2000 vốn có độ ổn định cao hơn nhiều so với
Win9x.
Yêu cầu hệ thống đối với Windows XP
CPU: Tối thiểu là Pentium 233 MHz. Nên có Pentium II trở lên
Bộ nhớ RAM: Tối thiểu 64 MB, nên có 256 MB
Dung lượng đĩa cứng: 2 GB, tối thiểu khi nâng cấp từ Windows ME là 900Mb.
Có thể cài mới (clean install) khi cài từ dấu nhắc Dos hay nâng cấp từ
Win9x/ME/NT/2000 khi cài trong Windows đã có.
Chú ý:
Trong qúa trình cài đặt Windows XP, nếu bạn cài đè vào thư mục Windows đã
có, trình Setup sẽ xoá toàn bộ Windows cũ trước khi cài.
Nếu muốn chạy song song WindowsXP và Windows 9x, bạn nên dùng FAT32
cho đĩa cứng, đừng chuyển qua NTFS (không tương thích với Win9x).
2.2. Khái niệm về tập tin và thư mục
1. Tập tin (File)
a) Khái niệm: Tập tin là tập hợp các thông tin có liên quan với nhau được lưu trử
trên bộ nhớ ngoài. Cụ thể chúng chính là các chương trình, dữ liệu được lưu trử trên
đĩa. Để phân biệt giữa các tập tin với nhau, mỗi tập tin có một tên.
b) Quy tắc đặt tên tập tin: Tên tập tin có dạng như sau :
≡ [.]
Trong đó phần tên chính (file name) là bắt buộc phải có; phần mở rộng
(extension) dùng để định loại tập tin và có thể có hay không. Phần mở rộng được
phân cách với phần tên bởi dấu chấm (.).
Ví dụ : Quyet toan 1.xls, Tong-ket-qui1-2004.doc, Turbo.exe
14
Chú ý :
Các ký tự không được dùng để đặt tên tập tin là / \ * ? ;
Các tập tin có phần mở rộng là EXE, COM, BAT thường là các tập tin chương trình.
Các tập tin có phần mở rộng là SYS thường là các tập tin hệ thống chứa các thông
tin liên quan đến phần cứng, khai báo thiết bị …
Các tập tin có phần mở rộng là DOC, TXT, HTM thường là các tập tin văn bản.
Các tập tin có phần mở rộng là PAS, PRG, C là các tập tin chương trình nguồn của
ngôn ngữ PASCAL, FOXPRO, C.
Trong phần tên chính hay phần mở rộng của tập tin có thể dùng ký tự * hay ? để
chỉ một họ tập tin thay vì một tập tin.
- Ký tự * thay mặt cho một nhóm ký tự tùy ý kể từ vị trí của *.
- Ký tự ? thay mặt cho một ký tự tùy ý tại vị trí của ?.
Ví dụ : *.PAS là nhóm tập tin có phần mở rộng là PAS, còn phần tên chính là tùy
ý. DATA?.DOC là tên của các tập tin có ký tự thứ 5 tùy ý, đó là nhóm tập tin có
tên như : DATA1.DOC, DATA2.DOC, DATAT,...
MS-DOS và Windows dành những tên sau để đặt tên cho một số thiết bị ngoại vi,
không dùng những tên này đặt cho tên File.
Tên dành riêng Thiết bị
CON
LPT1 (PRN)
LPT2, LPT3
COM1 (AUX)
COM2
CLOCKS
NUL
Bàn phím, màn hình (Console)
Parallel Port 1 (Máy in song song 1)
Parallel Port 2,3 (Máy in song song 2, 3)
Serial Port 1 (Port nối tiếp 1)
Serial Port 2 (Port nối tiếp 2)
Đồng hồ của máy
Thiết bị giả (Dummy Device)
2. Thư mục (Folder/Directory)
Thư mục là một phân vùng hình thức trên đĩa để việc lưu trử các tập tin có hệ
thống. Người sử dụng có thể phân một đĩa ra thành nhiều vùng riêng biệt, trong mỗi
vùng có thể là lưu trử một phần mềm nào đó hay các tập tin riêng của từng người sử
dụng ... Mỗi vùng gọi là một thư mục.
Mỗi đĩa trên máy tương ứng với một thư mục và được gọi là thư mục gốc (Root
Directory). Trên thư mục gốc có thể chứa các tập tin hay các thư mục con (Sub
Directory). Trong mỗi thư mục con có thể chứa các tập tin hay thư mục con khác. Cấu
trúc này được gọi là cây thư mục.
Tên của thư mục (Directory Name) được đặt theo đúng quy luật đặt tên của tập
tin, thông thường tên thư mục không đặt phần mở rộng.
15
‰ Thư mục gốc là thư mục cao nhất được tổ chức trên đĩa và được tạo ra trong
quá trình định dạng đĩa bằng lệnh Format, do đó ta không thể xóa thư mục
này.
‰ Thư mục hiện hành (Working Directory) là thư mục mà tại đó chúng ta đang
ch
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top