PhamBo_domdom

New Member

Download miễn phí Giáo trình Kỹ thuật phần cứng toàn tập





Hệ điều hành MS DOS là hệ điều hành chính dùng cho máy tính cá nhân từ năm 1981 đến 1990, sau khi ra đời hệ điều hành Window95 và Window98 thì hệ điều hành MS DOS vẫn được sử dụng, cho đến khi ra đời Window2000 thì hệ điều hành MS DOS không còn được sử dụng nữa, tuy nhiên trong Window2000 và Window XP vẫn có một cửa sổ cho ta chạy MS DOS nhưng đây là môi trường MS DOS ảo



Để tải bản Đầy Đủ của tài liệu, xin Trả lời bài viết này, Mods sẽ gửi Link download cho bạn sớm nhất qua hòm tin nhắn.
Ai cần download tài liệu gì mà không tìm thấy ở đây, thì đăng yêu cầu down tại đây nhé:
Nhận download tài liệu miễn phí

Tóm tắt nội dung tài liệu:

và bật công tắc
=> Nếu sau vài giây bật công tắc có một tiếng bíp và màn hình xuất hiện các dòng chữ ( phiên bản BIOS - như hình dưới ) là quá trình lắp đặt trên đã đúng và máy đã chạy .
Sau khi lắp xong Mainboard, CPU, RAM vào Case ta cấp điện và bật nguồn để thử , nếu có màn hình
như trên là quá trình lắp trên đã OK
=> Nếu mà hình không lên, có các tiếng bíp dài ở loa thì bạn cần cắm lại RAM và Card Video .
z Sau khi báo lên phiên bản BIOS bạn tắt điện và lắp tiếp ổ cứng và ổ CD ROM vào máy, khi lắp ổ cứng và ổ CD Rom bạn lưu ý :
+ Nên lắp mỗi ổ trên một sợi cáp riêng => máy cho tốc độ tốt hơn, khi lắp như vậy ta không cần thiết lập Jumper + Trường hợp bắt buộc phải lắp 2 ổ trên một cáp thì bạn cần thiết lập Jumper cho một ổ là Master ổ kia là Slave, bạn có thể lắp môt ổ cứng và một ổ CD Rom trên cùng một cáp hay 2 ổ
cứng trên cùng một cáp .
+ Cáp tín hiệu chia làm 2 đoạn thì lắp đoạn dài hơn về phía Mainboard
Nếu các ổ lắp chung cáp thì thiết lập một ổ là Master và một ổ là Slave, nếu bạn không thiết lập như vậy có thể máy sẽ không nhận ổ đĩa
Chương 11 - Cài đặt BIOS
Khi khởi động máy lần đầu tiên, máy tính sẽ đọc một tập hợp dữ liệu được lưu trong CMOS (một chip bộ nhớ đặc biệt luôn hoạt động nhờ 1 cục pin nhỏ), không có thông tin nầy máy tính sẽ bị tê liệt. Việc xác lập các thông tin nầy gọi là Setup Bios và bao giờ người bán cũng phải làm thủ tục Setup Bios ngay sau khi ráp máy. Nhưng bạn cũng phải biết cách Setup Bios để đề phòng trường hợp máy tự mất các thông tin lưu trong Bios vì các lý do như: Hết pin, nhiễu điện, virus...Hiện nay, người ta dùng Flash Ram để lưu thông tin Bios nên không cần có Pin nuôi trên mainboard. Tùy Mainboard, các mục trong Bios có thể khác nhau theo từng hãng chế tạo (Award, Ami, Pheonix...) nhưng về căn bản chúng vẫn giống nhau và trong phần nầy chủ yếu bàn về căn bản, còn các chức năng riêng bạn phải chịu khó tìm hiểu thêm nhờ vào các kiến thức căn bản nầy.
     Màn hình Bios Setup đa số là màn hình chạy ở chế độ TEXT. Gần đây đang phát triển loại BiosWin (Ami) có màn hình Setup gồm nhiều cửa sổ giống tương tự Windows và sử dụng được Mouse trong khi Setup nhưng các mục vẫn không thay đổi.
    Chú ý thao tác để vào Bios Setup là: Bấm phím Del khi mới khởi động máy đối với máy Asian. Ðối với các máy Mỹ, thường là F2.
Bios thường: Di chuyển vệt sáng để lựa chọn mục bằng các phím mũi tên.
Thay đổi giá trị của mục đang Set bằng 2 phím Page Up và Page Dn. hay +,-
Sau đó nhấn phím Esc để thoát khỏi mục (giá trị mới sẽ được lưu trữ). Nhấn F10 để thoát Setup Bios nếu muốn lưu các thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để lưu, N để không lưu.
Nhấn Esc nếu muốn thoát mà không lưu thay đổi, khi hộp thoại hiện ra, bấm Y để không lưu, N để trở lại màn hình Setup Bios.
Nếu dùng các phím mũi tên để di chuyển, đến mục cần thay đổi bấm Enter, xuất hiện hộp liệt kê, chọn giá trị mới, bấm Enter, cuối cùng bấm Esc.
    1. Setup các thành phần căn bản (Standard CMOS Setup):     Ðây là các thành phần cơ bản mà Bios trên tất cả các loại máy PC phải biết để quản lý và điều khiển chúng.
    * Ngày, giờ (Date/Day/Time):
    Bạn khai báo ngày tháng năm vào mục nầy. Khai báo nầy sẽ được máy tính xem là thông tin gốc và sẽ bắt đầu tính từ đây trở đi.Bình thường bạn Set sai hay không Set cũng chẳng nh hưởng gì đến hoạt động của máy. Các thông tin nầy có thể sửa chữa trực tiếp ngoài Dos bằng 2 lịnh Date và Time, hay bằng Control Panel của Windows mà không cần vào Bios Setup.
ổ đĩa mềm (Drive A/B):
     Khai báo loại ổ đĩa cho ổ A và ổ B, nếu có thêm ổ đĩa mêm thì thường là 1.44M 3.5 inch. Nếu không có thì chọn Not Installed
Đối với các máy ngày nay thì viếc sử dụng ổ đĩa mềm là rất ít nên mục này ta chọn nó ở chế độ None
ổ đĩa cứng (Drive C/D) loại IDE:
Phần này bios tự nhận dạng ổ đĩa cứng nếu không nhận được chúng ta chọn chế độ auto detect bằng cách nhấn enter trong mục Sata channel. Nếu trong Sata channel 1 báo None tức là cổng này không có ổ đĩa nào được gắn vào, còn những dòng nào có ổ cứng hay ổ CD Room thì nó sẽ báo loại ổ đĩa đó thuộc hãng sãn xuất nào ví dụ ở trên là ổ cứng segate
     * Phần Floppy 3 mode support chọn Disabled
      * Treo máy nếu phát hiện lỗi khi khởi động (Error Halt):
    Tất cả lỗi (All error): Treo máy khi phát hiện bất cứ lỗi nào trong quá trình kiểm tra máy, bạn không nên chọn mục nầy vì Bios sẽ treo máy khi gặp lỗi đầu tiên nên bạn không thể biết các lỗi khác, nếu có.
       Bỏ qua lỗi của Keyboard (All, But Keyboard): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của bàn phím.
       Bỏ qua lỗi đĩa (All, But Diskette): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của đĩa.
       Bỏ qua lỗi đĩa và bàn phím (All, But Disk/Key): Tất cả các lỗi ngoại trừ lỗi của ổ đĩa và bàn phím.
       Không treo máy khi có lỗi (No error): Tiến hành quá trình kiểm tra máy cho đến khi hoàn tất dù phát hiện bất cứ lỗi gì. Bạn nên chọn mục nầy để biết máy bị trục trặc ở bộ phận nào mà có phương hướng giải quyết.
      2. Setup các thành phần nâng cao (Advanced Setup):
    * Virut Warning:
    Nếu Enabled, Bios sẽ báo động và treo máy khi có hành động viết vào Boot sector hay Partition của đĩa cứng. Nếu bạn cần chạy chương trình có thao tác vào 2 nơi đó như: Fdisk, Format... bạn cần Disable mục nầy.
    * CPU L! & L2 cache:
    Cho hiệu lực (enable) hay vô hiệu hoá (disable) Cache (L1, L2.)
     * Quick Power On Self Test:
       Nếu enable Bios sẽ rút ngắn và bỏ qua vài mục không quan trọng trong quá trình khởi động, để giảm thời gian khởi động tối đa.
*First boot device: Lựa chọn thiết bị nào khởi động đầu tiên CDROOM, HDD, VVV
Khi ta muốn cài máy thì ta thiết lập chế độ khởi động đầu tiên là CDROOM
*Second boot device: Lựa chọn thiết bị nào khởi động thứ 2 CDROOM, HDD, VVV
* Thirdv boot device: Lựa chọn thiết bị nào khởi động tiếp theo CDROOM, HDD, ,USB,VVV
     * Swap Floppy Drive:
      Tráo đổi tên 2 ổ đĩa mềm, khi chọn mục nầy bạn không cần khai báo lại loại ổ đĩa như khi tráo bằng cách Set jumper trên card I/O.
    * Boot Up Floppy Seek:
     Nếu Enable Bios sẽ dò tìm kiểu của đĩa mềm là 80 track hay 40 track. Nếu Disable Bios sẽ bỏ qua. Chọn enable làm chậm thời gian khởi động vì Bios luôn luôn phải đọc đĩa mềm trước khi đọc đĩa cứng, mặc dù bạn đã chọn chỉ khởi động bằng ổ C.
    * Boot Up Numlock Status:
     Nếu ON là cho phím Numlock mở (đèn Numlock sáng) sau khi khởi động, nhóm phím bên tay phải bàn phím dùng để đánh số. Nếu OFF là cho phím Numlock tắt (đèn Numlock tối), nhóm phím bên tay phải dùng để di chuyển con trỏ.
    * Boot Up System Speed:
    Quy định tốc độ của CPU trong thời gian khởi động là High (cao) hay Low (thấp).
     * Memory Parity Check:
      Kiểm tra chẵn lẻ bộ nhớ. Chọn theo mainboard vì có loại cho phép mục nầy enable, có loại bắt bạn phải disable mới chịu chạy. Ðầu tiên bạn chọn enable, nếu máy treo bạn chọn lại là disable. Mục nầy không ảnh hưởng đến hệ thống, chỉ có tác dụng...
 
Top