blackskyls6789

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu
Chủ thể chủ yếu của nền kinh tế thị trường chính là các doanh nghiệp. Bởi
vậy, nhu cầu điều chỉnh hoạt động của các doanh nghiệp trong đời sống kinh tế - xã
hội là cần thiết. Do đó, nhu cầu hiểu biết pháp luật doanh nghiệp càng trở nên thiết
yếu.
Cũng giống như các sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội, doanh nghiệp
có “đời sống” riêng của nó. Doanh nghiệp ra đời, phát triển, thay đổi và cũng có thể
sẽ mất đi ở một thời điểm nhất định. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều có thể
phải trải qua các giai đoạn giống nhau của một vòng đời, mặc dù thời gian của các
giai đoạn này có thể dài ngắn khác nhau. Hiểu biết pháp luật doanh nghiệp không
chỉ bó hẹp trong phạm vi lúc doanh nghiệp bắt đầu hoạt động mà phải là hiểu biết
toàn diện bao gồm về thời kỳ chấm dứt số phận pháp lý doanh nghiệp bằng thủ tục
giải thể, phá sản…
Doanh nghiệp có thể chấm dứt sự tồn tại dưới nhiều cách thức trong đó chủ
yếu là hai hình thức giải thể hay phá sản. Giải thể doanh nghiệp được coi là việc
“khai tử‟ doanh nghiệp.
Khi một doanh nghiệp bị lâm vào tình trạng buộc phải giải thể làm nảy sinh
nhiều mối quan hệ phức tạp cần được giải quyết. Chẳng những quan hệ giữa các
thành viên trong doanh nghiệp, quan hệ nợ nần giữa các chủ nợ với doanh nghiệp,
quan hệ giữa doanh nghiệp giải thể với người lao động. Vì vậy, việc giải quyết kịp
thời các vấn đề của việc giải thể doanh nghiệp có ý nghĩa quan trọng nhằm thiết lập
một trật tự cần thiết để thúc đẩy sự phát triển kinh tế, đồng thời đảm bảo quyền và
lợi ích của các bên liên quan.
Hơn nữa hiện nay, trong tình trạng kinh tế khủng hoảng sâu và rộng trên toàn
cầu, số lượng doanh nghiệp giải thể ngày càng nhiều. Nhu cầu thực hiện thủ tục giải
thể của các doanh nghiệp tăng lên đáng kể, trong khi đó, việc thi hành pháp luật về
giải thể doanh nghiệp vẫn còn nhiều điểm vướng mắc. Xuất phát từ thực tiễn như
vậy, tác giả chọn đề tài “Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực
tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM” làm đề tài nghiên cứu để thực hiện luận văn
thạc sĩ luật học.
Các vấn đề cơ bản của giai đoạn giải thể doanh nghiệp đã được quy định khá
cụ thể trong pháp luật của nhiều quốc gia trên thế giới và pháp luật Việt Nam. Các
công trình nghiên cứu có tính chất độc lập, chuyên sâu hay tổng quát về vấn đề này
cũng không ít. Tuy nhiên, đề tài luận văn thông qua việc phân tích thực tiễn áp dụng
pháp luật giải thể tại một công ty cụ thể để nêu bật lên những điểm vênh giữa luật
và thực tiễn áp dụng. Đề tài này về cơ bản cũng không trùng lặp với những công
trình nghiên cứu đã có trong giới luật học.
2. Mục tiêu nghiên cứu:
Thông qua việc tìm hiểu các quy định của pháp luật Việt Nam, có sự so sánh,
đối chiếu, luận văn hướng tới mục đích nghiên cứu một cách có hệ thống và đầy đủ
các quy định trong lĩnh vực giải thể doanh nghiệp. Từ đây có thể tìm kiếm và phát
hiện những tiến bộ, thiếu sót của pháp luật Việt nam, làm định hướng để đưa ra
những kiến nghị hoàn thiện khung pháp luật về vấn đề này. Để thực hiện được mục
đích nêu trên thì trước hết luận văn có những mục tiêu cụ thể sau:
- Nghiên cứu cơ sở lý luận chung về doanh nghiệp, đặc biệt là giải thể doanh
nghiệp. Xác định vấn đề “giải thể doanh nghiệp” là vấn đề trung tâm của luận văn,
cần đào sâu tìm hiểu một cách đúng đắn và toàn diện.
- Nghiên cứu các vấn đề pháp lý đặc thù của giải thể doanh nghiệp, trong đó
tập trung vào vấn đề mang tính bản chất của giải thể doanh nghiệp.
- Phân tích và đánh giá thực tiễn áp dụng, thi hành pháp luật giải thể tại công
ty cổ phần JM.
- Kiến nghị một số giải pháp nhằm hoàn thiện quy định pháp luật về giải thể
doanh nghiệp.
3. Tình hình nghiên cứu đề tài
Cho đến nay, pháp luật về doanh nghiệp đã có khá nhiều công trình nghiên
cứu cũng như sách, tạp chí chuyên ngành như: Giáo trình Luật thương mại - Đại
học Luật Hà Nội; Giáo trình Luật kinh tế - Khoa Luật, Đại học Quốc Gia Hà Nội; “Luật Thương mại Việt Nam dẫn giải” của nhóm tác giả Lê Tài Triển (chủ biên)
Nguyễn Vạng Thọ và Nguyễn Tân; “Hợp đồng thành lập công ty ở Việt Nam” -
Luận án tiến sĩ luật học của Ngô Huy Cương;…. Tương tự pháp luật về chấm dứt
hoạt động mà cụ thể là giải thể doanh nghiệp không ít như: Một số ý kiến về giải thể
phá sản doanh nghiệp tư nhân và công ty trách nhiệm hữu hạn của Phạm Quý Ty,
Những quy định về thành lập và giải thể doanh nghiệp nhà nước,….Tuy vậy, chưa
có một đề tài nào, đi sâu phân tích thực tiễn thi hành pháp luật giải thể trong trường
hợp cụ thể này.
4. Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu:
Chế định pháp luật về doanh nghiệp là một chế định rộng, liên quan đến
nhiều yếu tố pháp lý lẫn thực tiễn như: các loại hình doanh nghiệp, các học thuyết
pháp lý về bản chất doanh nghiệp, thành lập, hoạt động., giải thể hay phá sản
doanh nghiệp.…Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, tác giả không nghiên cứu
toàn bộ quy định này mà chỉ tập trung vào giai đoạn chấm dứt hoạt động doanh
nghiệp cụ thể là “giải thể doanh nghiệp” để làm rõ các vấn đề có tính bản chất cần
thiết cho việc xây dựng và hoàn thiện các quy định pháp luật trong lĩnh vực này.
Luận văn cũng làm rõ sự khác biệt giữa giải thể và phá sản doanh nghiệp,
cùng là quy định về chấm dứt hoạt động, tư cách pháp nhân của doanh nghiệp. Do
đó, tác giả trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, không làm rõ về các quy định về
giai đoạn thành lập, hoạt động của công ty. Dù vậy, để có thể phân tích và hiểu vấn
đề một cách toàn diện đề tài nghiên cứu, một số vấn đề liên quan đến hoạt động
thành lập, hoạt động của doanh nghiệp cũng được đưa ra xem xét. Bởi các vấn đề
này nằm trong một quan hệ nhân quả, vòng đời của doanh nghiệp.
Tác giả trên cơ sở phân tích thực tiễn thi hành pháp luật giải thể tại một công
ty cụ thể, để đưa ra các khía cạnh cần điều chỉnh khi thi hành, áp dụng pháp luật
giải thể doanh nghiệp tại Việt Nam.
Về thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu trong thời gian từ tháng
6/2011 đến tháng 7/2013.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

Yun0602

New Member
Re: Giải thể doanh nghiệp theo pháp luật Việt Nam và thực tiễn áp dụng tại công ty cổ phần JM : Luận văn ThS. Luật: 60 38 50

b ơi link bị hỏng r :((( nếu còn thì b gửi giúp mình vs ạ
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Bài giảng TỔ CHỨC LẠI + GIẢI THỂ + PHÁ SẢN DOANH NGHIỆP Luận văn Luật 0
D Phân tích đánh giá quy định của pháp luật và tình trạng ngừng hoạt động hay giải thể doanh nghiệp ở Luận văn Kinh tế 0
O Hoạt động Kiểm toán với Doanh nghiệp giải thể, phá sản Tài liệu chưa phân loại 0
U Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể theo phương pháp trực tiếp t Tài liệu chưa phân loại 0
C Đề án Phân tích cụ thể những giải pháp đầy mạnh hoạt động xuất khẩu của các doanh nghiệp FDI Tài liệu chưa phân loại 0
J Giải pháp tăng cường quản lý thu thuế Doanh nghiệp đối với kinh tế cá thể tại chi cục thuế Ba Đình Tài liệu chưa phân loại 0
S Giải pháp quản trị doanh nghiệp tổng thể - ERP Tài liệu chưa phân loại 0
P Nghiên cứu và xây dựng giải pháp mạng tổng thể cho doanh nghiệp vừa và nhỏ Tài liệu chưa phân loại 0
P Giải pháp tăng cường công tác quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại chi cục thuế Huyện Tứ Kỳ Luận văn Kinh tế 2
R Tiểu luận Áp dụng pháp luật về kinh doanh bất động sản vào giải quyết tình huống cụ thể Tài liệu chưa phân loại 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top